Giống Thủy Sản Là Gì? Điều Kiện đầu Tư Sản Xuất Giống Thủy Sản?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Giống thủy sản là gì?
- 2 2. Giống thủy sản tiếng Anh là gì?
- 3 3. Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản:
- 4 4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
1. Giống thủy sản là gì?
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì thuật ngữ giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:
” Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống”.
Hiện nay thì để một giống thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
– Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
– Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng;
– Được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Không những vậy, việc ương dưỡng, khảo nghiệm và kiểm định giống thủy sản cũng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Giống thủy sản tiếng Anh là gì?
Giống thủy sản tiếng Anh là “Aquatic varieties”.
3. Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản Nghị định Số: 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản quy định như sau:
“1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
b) Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.
2. Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản”.
Như vậy có thể căn cứ theo quy định này ta thấy rằng đối với các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần phải thực hiện theo quy định của phap luật về nghiên cứu, sản xuất và quản lý chất lượng giống thủy sản là một trong những giải pháp mà ngành Nông nghiệp đang hướng đến, nhằm phục vụ mục tiêu gia tăng giá trị và tính bền vững của ngành thủy sản.
Hiện nay trên thực tế theo các số liệu thống kê cũng đã cho thấy con giống trong nuôi trồng thủy sản có vị trí, vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng bởi nó mang tính quyết định những giống để nuôi trồng hiệu quả. Theo đó, qua mỗi năm thì nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn các tỉnh theo số liệu thống kê có khoảng trên 5 tỷ con các loại, trong đó tập trung lớn là giống nhuyễn thể, khoảng 2,5 tỷ con, tôm thẻ chân trắng trên 1,5 tỷ con… Con số này cũng cho thấy nhu cầu về con giống của người dân nuôi trồng ngày càng cao.
Như vậy nên ssể hướng tới chủ động về số lượng, quản lý chặt chẽ về chất lượng con giống, chúng tôi cho rằng các cơ quan cần phải có kế hoạch để quan tâm đầu tư, thu hút đầu tư trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Ví dụ như việc lập kế hoạch thu hút Dự án sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Đầm Hà, do Công ty CP Thủy sản Việt – Úc làm chủ đầu tư, quy mô sản xuất tôm giống 8 tỷ con/năm.
4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
Thẩm quyền cấp:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn
Trình tự, thủ tục
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT). Địa chỉ: số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua hệ thống bưu chính.
– Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
– Bước 3:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
b) Nội dung kiểm tra gồm:
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;
– Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;
– Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
c) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
– Bước 4: Nhận và trả kết quả:
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Nam.
Hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu). Nhận kết quả qua hệ thống bưu chính đối với trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính.
1.2 Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
1. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp câp giấy chứng nhận và cấp lại);
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận).
c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp đề nghị cấp lại);
d) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).
2. Số bộ hồ sơ: 1 bộ.
1.4 Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 01 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
1.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
1.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
1.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2017.
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
– Quyết định số 1154/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 4 năm 2019 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
– Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Như vậy để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần thực hiện đúng theo trình tự và thủ tục như trên.
Từ khóa » Thủy Sản Nghĩa Là Gì
-
Thủy Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "thuỷ Sản" - Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "thủy Sản" - Là Gì?
-
Thủy Sản Và Hải Sản Khác Nhau Như Thế Nào? Các Loại Thủy, Hải Sản
-
Thủy Sản Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Thủy Sản Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Thuỷ Sản - Từ điển Việt
-
"Ngành Thuỷ Sản" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Là Gì?
-
[PDF] Luật Thủy Sản.pdf
-
Thức ăn Thủy Sản Là Gì? Các Loại Thức ăn Thủy Sản Phổ Biến?
-
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Tổ Chức, Cá Nhân Khai Thác Thủy Sản?
-
Xu Hướng Thị Trường Thủy Sản Bắc Âu - Bộ Công Thương