Quyền Và Nghĩa Vụ Của Tổ Chức, Cá Nhân Khai Thác Thủy Sản?
Có thể bạn quan tâm
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy sản đa dạng và phong phú. Vì vậy, khai thác thủy sản là một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu cho đất nước và người dân. Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về hoạt động khai thác thủy sản trên biển, trong đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý
- Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017.
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.
Khai thác thủy sản là gì?
Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
Quyền là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.
Khoản 1 Điều 52 Luật Thủy sản 2017 quy định tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền sau đây:
- Khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép;
- Được thông tin về nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản;
- Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác thủy sản.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
Nghĩa vụ là việc đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện hành vi cần thiết do Nhà nước yêu cầu, nếu không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Khoản 2 Điều 52 Luật Thủy sản 2017 quy định ổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;
- Phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;
- Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài;
- Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
- Ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Từ khóa » Thủy Sản Nghĩa Là Gì
-
Thủy Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "thuỷ Sản" - Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "thủy Sản" - Là Gì?
-
Thủy Sản Và Hải Sản Khác Nhau Như Thế Nào? Các Loại Thủy, Hải Sản
-
Thủy Sản Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Thủy Sản Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Thuỷ Sản - Từ điển Việt
-
"Ngành Thuỷ Sản" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Là Gì?
-
Giống Thủy Sản Là Gì? Điều Kiện đầu Tư Sản Xuất Giống Thủy Sản?
-
[PDF] Luật Thủy Sản.pdf
-
Thức ăn Thủy Sản Là Gì? Các Loại Thức ăn Thủy Sản Phổ Biến?
-
Xu Hướng Thị Trường Thủy Sản Bắc Âu - Bộ Công Thương