Guzheng & Đàn Tranh Việt Nam - Shen Cavallino
Có thể bạn quan tâm
Nếu đã từng nghe tới hai từ ‘đàn tranh’, đối với những bạn chưa tìm hiểu sâu sẽ nghĩ đơn giản là một loại nhạc cụ nhiều dây căng trên một ván gỗ. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy nhạc cụ tên gọi ‘đàn tranh’ này ở mỗi quốc gia lại có những thiết kế và tên gọi khác nhau, từ đó trở thành nhạc cụ truyền thống thuộc về quốc gia đó.
Trong bài này tớ sẽ giúp các bạn phân biệt được hai loại ‘đàn tranh’ điển hình và dễ gây tranh cãi nhất với các bạn chưa tìm hiểu sâu: Guzheng/cổ tranh/古筝 của Trung Quốc và Đàn tranh Việt Nam.
Điều đầu tiên các bạn cần phải nhớ, guzheng hay đàn tranh Việt Nam đều có CHUNG một xuất phát điểm là đàn sắt vô cùng cổ xưa ở TRUNG QUỐC. Nên có thể gọi đàn tranh Trung Quốc là ‘ông tổ’ của đàn tranh Việt Nam cũng không sai (nó cũng là ông tổ của hầu hết các dòng ‘tranh’ ở Châu Á) . Nhưng hãy đọc tiếp để có một cái nhìn trực quan và chi tiết hơn về hai loại nhạc cụ này.
Trong bài tớ sẽ không nói qua về lịch sử chi tiết của hai loại đàn vì nó rất dài, các bạn có thể google thêm thông tin. Mục đích của bài viết là giúp các bạn PHÂN BIỆT được hình dáng, tên gọi, sự khác biệt của hai loại đàn, giúp các bạn không bị nhập nhằng khái niệm giữa hai nhạc cụ này, và hiểu được đâu mới là nhạc cụ truyền thống của dân tộc của mỗi quốc gia.
Đầu tiên là ĐÀN TRANH TRUNG QUỐC (thường được biết với tên gọi CỔ TRANH/GUZHENG/古筝)
Nếu bạn yêu thích các bài nhạc Hoa và dòng nhạc hiện đại, đây là nhạc cụ dành cho bạn.
Điểm khác biệt đầu tiên giữa guzheng và đàn tranh Việt Nam chính là trên mặt đàn guzheng CHỈ CÓ NHẠN ĐÀN (Movable bridges ONLY).
Trên hình là một chiếc guzheng hiện đại. Đa phần ngày nay khi tiếp xúc với guzheng thì mọi người đều tiếp xúc với guzheng hiện đại (tức đã được cải biến sau nhiều năm). Guzheng hiện đại có chiều dài chuẩn là 1m63 với 21 dây đàn được sắp xếp từ cao dần (dây 1) lên thấp dần (dây 21), sử dụng tone D (Re) là tone chuẩn, hệ thống âm ngũ cung Đô – Rê – Mi – Sol – La.
Guzheng hiện đại ở Trung Quốc đã có nhiều chỉnh sửa hơn so với bản nguyên thủy của nó. Nguyên thủy đàn tranh Trung Quốc có dây đàn là dây sắt, nhưng để phù hợp cho các dòng nhạc sau này, đàn tranh Trung Quốc đã được cải biên, bọc nylon các sợi dây đàn cốt để âm thanh trầm ấm và đanh hơn. Đây là phiên bản đàn tranh được tiếp xúc nhiều và gần gũi nhất.
Guzheng Trung Quốc các chốt vặn để lên tone dây đàn được thiết kế Ở TRONG HỘC ĐÀN bên tay phải (chính là Head trên hình). Các bạn sẽ sử dụng một chiếc cần để kéo và một chiếc máy để chỉnh âm.
Điểm khác biệt thứ hai chính là MÓNG GẢY (Plucking nails). Móng gảy đàn guzheng Trung Quốc thường sử dụng là móng nhựa, móng đồi mồi. Một bộ móng đầy đủ sẽ gồm 8 móng (4 ngón tay phải + 4 ngón tay trái). Nghệ sĩ khi biểu diễn sẽ dùng băng keo vải để quấn các móng gảy vào ngón tay.
Giá thành của guzheng dao động rất nhiều, từ khoảng 3 triệu đến rất rất lớn tùy thuộc vào kích cỡ, chất gỗ và các thương hiệu sản xuất đàn.
Tiếp theo là ĐÀN TRANH VIỆT NAM (NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM)
Nếu bạn yêu thích dòng nhạc quê hương, bạn say đắm với nghệ thuật cải lương, hát dân ca,… thì đây là nhạc cụ dành cho bạn.
Đàn tranh Việt Nam hiện đại được biết đến phổ biến là những loại 16, 17 hay 19 dây. Khung đàn hình chữ nhật, dài 110 đến 120cm. Cấu tạo cơ bản tương tự guzheng cũng bao gồm đầu đàn, đuôi đàn và dãy nhạn.
Tiếng của đàn tranh Việt Nam rất trong và cao. Đàn tranh Việt Nam hiện đại không có nhiều điểm khác so với ‘tổ tiên’ của nó ở Trung Quốc thời điểm du nhập vào Việt Nam. Trung Quốc đã cải biến rất nhiều cây đàn tranh của họ, nhưng ở Việt Nam nó vẫn gần như được giữ nguyên vẹn như ban đầu, và trở thành nhạc cụ dân tộc của đất nước hình chữ S này.
Nếu như guzheng, các chốt vặn chỉnh tone đàn được cất trong hộc đàn thì đối với đàn tranh Việt Nam, các chốt này NẰM TOÀN BỘ TRÊN MẶT ĐÀN (đó là lý do vì sao các bạn thấy trên mặt đàn có hai dãy nhô lên, đấy chính là dãy nhạn + trục đàn).
Về MÓNG GẢY (Plucking nails), móng gảy đàn tranh Việt Nam một bộ đầy đủ chỉ có 3 móng cho tay phải. Móng gảy đàn tranh Việt Nam thường được làm bằng inox hoặc đồi mồi, phần móng thường được thiết kế có khuôn đeo vào tay mà không cần sử dụng băng keo dán.
Giá của đàn tranh Việt Nam ‘mềm’ hơn guzheng Trung Quốc rất nhiều.
Hãy ghé thăm một trang dạy đàn tranh Việt Nam: https://dantranhpvv.wordpress.com/
Lời chủ nhà:
Và thực sự thì không ai gọi đàn tranh Việt Nam là cổ tranh hết =))))))))))))))) Khi nhắc đến ‘cổ tranh’ thì đa số ai cũng biết là guzheng/đàn tranh Trung Quốc. Còn muốn gọi đàn tranh Việt Nam thì cứ kêu là đàn tranh/đàn tranh Việt Nam thôi =))))))))))))))
Học chơi Guzheng hay đàn tranh Việt Nam đều được, không có gì xấu nếu lựa chọn guzheng thay vì ‘nhạc cụ dân tộc’. Quan trọng là bạn thích loại đàn nào, dòng nhạc bạn muốn theo đuổi là gì, khả năng tài chính của bạn đến đâu,… mà lựa chọn loại nhạc cụ để theo đuổi. Suy cho cùng, học đàn học nhạc là để giải stress sau một ngày vất vả xô bồ và tiếng đàn chính là người bạn tri âm tri kỷ. Hãy vui vẻ và quyết tâm với đam mê của mình. Chúc các bạn thành công.
P/s: Mình nghĩ sẽ có một số bạn cảm thấy ‘khó chịu’ khi biết nguồn gốc của cây đàn dân tộc mình là ở Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam, và nghĩ rằng nó không ‘thuần Việt’. Nhưng mình chỉ muốn nói, đây là sự thật, và chúng ta phải biết để tiếp tục phát triển, phát huy chứ không phải biết để chối bỏ nguồn gốc chỉ vì nó không hợp ý mình.
Chia sẻ:
Từ khóa » đàn Tranh Việt Nam Và Trung Quốc
-
PHÂN BIỆT ĐÀN TRANH VIỆT NAM VÀ ĐÀN TRANH TRUNG QUỐC
-
Cách Diễn Tấu Của đàn Tranh Việt Nam Và Cổ Tranh Trung Quốc Có ...
-
Đàn Tranh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tranh Cãi Quanh Cách Gọi 'cổ Tranh' Cho đàn Tranh Trung Quốc
-
Cách Phân Biệt Đàn Tranh Việt Nam Và Đàn Tranh Trung Quốc
-
[ĐÀN TRANH] Nên Học Cổ Tranh Trung Quốc Guzheng Hay Đàn ...
-
Đàn Tranh Cao Cấp Chính Hãng Giá Tốt - Nhạc Cụ Tiến Mạnh
-
Tìm Hiểu Đàn Tranh Trung Quốc Guzheng Là Gì?
-
Đàn Tranh Việt Nam – Thanh âm Trong Trẻo Của âm Nhạc Dân Tộc
-
Khi đàn Tranh Trung Quốc Thắng Giải - Tuổi Trẻ Online
-
Đàn Tranh Việt Nam - .vn
-
Người Lớn Học đàn Tranh Có Khó Không? - Nhạc Cụ
-
Đàn Tranh Việt Nam 19 Dây TMH40 - Tân Nhạc Cụ