Người Lớn Học đàn Tranh Có Khó Không? - Nhạc Cụ

Đàn tranh DT249 19 dây

Đàn tranh dễ học là do đâu

Tại sao đàn tranh lại được coi là nhạc cụ khá là dễ học?

  • Lý do vì đàn tranh có nhiều dây và được chia cung quãng rất là rõ ràng. Việc chia cung quãng rõ ràng giúp cho người học rất nhanh có thể tiếp cận với đàn tranh.
  • Đàn tranh không có quá nhiều kỹ thuật khó. Và để chơi được 1 bài thì không nhất thiết là phải giỏi các kỹ thuật. Đôi khi một người mới học chỉ cần gẩy không chưa cần kỹ thuật là đã có thể ra được giai điệu bài hát.
  • Chi phí để đầu tư 1 cây đàn tranh để học là không phải quá đắt như piano, organ, ...

Có bao nhiêu loại đàn tranh và người mới học chơi nên chọn loại đàn tranh nào?

Đàn tranh có 2 loại là đàn tranh Trung Quốc hay còn gọi là guzheng, và loại thứ 2 là đàn tranh Việt Nam.

2 Loại đàn tranh này có đặc điểm già khác nhau?

  • Đàn tranh trung quốc sẽ có kích cỡ to hơn đàn tranh Việt Nam và thường sẽ có nhiều dây hơn đàn tranh Việt Nam.
  • Tiếng của đàn tranh trung quốc sẽ trầm và ấm hơn đàn tranh Việt Nam.
  • Tiếng của đàn tranh Việt Nam sẽ thanh cao, thánh thót hơn đàn tranh trung quốc.
  • Đàn tranh Việt Nam mang đi mang lại tiện hơn đàn tranh trung quốc nên thường được các nghệ sĩ ưu tiên sử dụng và biểu diễn.

Đàn tranh Việt Nam có thể chơi được nhạc trung quốc không và ngược lại?

Tất cả các loại nhạc cụ đều dựa trên nhạc lý để chơi nhạc. Vậy nên đàn tranh việt nam hay đàn tranh trung quốc đều có thể chơi được nhạc trung quốc hay nhạc Việt Nam. Nhưng giai điệu của 2 loại đàn này sẽ hơi khác nhau 1 chút.

Đàn tranh có bao nhiêu dây và nên chọn đàn tranh bao nhiêu dây nào?

Đàn tranh Việt Nam phổ biến có 2 loại là đàn tranh 17 dây và đàn tranh 19 dây. Với số dây càng nhiều thì số quãng lại càng rộng dẫn đến chúng ta có thể sử dụng để chơi nhiều loại nhạc hơn. Nhưng sao lại có rất nhiều nghệ sĩ sử dụng 17 dây và 19 dây thay vì dùng 22 dây hay 24 dây.

Ở đây chúng ta nên hiểu là có những quãng trên nhạc lý rất ít khi sử dụng, và có những quãng gần như không sử dụng và không được các nhạc sĩ sử dụng để viết nhạc và phù hợp với nhiều loại nhạc cụ khác chứ không riêng đàn tranh. Vậy nên chỉ cần đến 19 dây và 17 dây là có thể đủ để chơi hết các bản nhạc. Đây cũng là lý do vì sao mà 19 dây và 17 dây lại được sử dụng nhiều. Vậy khi nào sử dụng 17 dây và khi nào sử dụng 19 dây.

  • Đàn 17 dây thường được sử dụng độc tấu hay còn gọi là solo vì tiếng đàn thánh thót và vang. Vậy nên nếu các bạn để ý thì rất nhiều video chơi đàn tranh họ solo thì sẽ sử dụng đàn 17 dây. Vì trong 1 ban nhạc thì tiếng đàn 17 dây sẽ cao hơn và thoát được tiếng so với các loại nhạc cụ khác. Từ đó khi solo tiếng đàn mới có thể nổi bật được trên ca khúc.
  • Đàn 19 dây thường được sử dụng để độc tấu cũng như hòa tấu. Âm của cây đàn 19 sẽ ấm hơn cây đàn tranh 17 dây. Việc sử dụng đàn 19 dây âm sẽ ấm hơn và nhẹ nhàng hơn để không làm mất đi bản sắc của các loại nhạc cụ khác. Vậy nên người ta ít khi sử dụng đàn 19 dây để solo so với đàn 17 dây.

Những mẫu đàn tranh 17 dây cho người mới học chơi

  • Đàn tranh DT175

Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm, được làm bằng gỗ muồng.Thành đàn: Làm bằng gỗ muồng.Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ muồng. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương.Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ muồng.Dây đàn: Được làm bằng inox.

Video test âm đàn DT175:

  • Đàn tranh DT199

  • Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm, được làm bằng gỗ hương.
  • Thành đàn: Làm bằng gỗ hương.
  • Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.
  • Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.
  • Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ hương. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương.
  • Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ hương.
  • Dây đàn: Được làm bằng inox.
  • Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy được làm bằng nhựa.
  • Video test âm DT199
  • Đàn tranh DT379

  • Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm, được làm bằng gỗ mun.
  • Thành đàn: Làm bằng gỗ mun.
  • Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.
  • Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.
  • Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ mun. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương.
  • Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ mun.
  • Dây đàn: Được làm bằng inox.
  • Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy được làm bằng nhựa.

Video test âm DT 379

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm mẫu đàn tranh ở đây:

Đàn Hương luôn muốn đóng góp cho nền nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Chúng tôi thường xuyên sưu tầm những bài viết hay nhất về đàn tranh cung cấp cho bạn đọc. Bên cạnh đó chúng tôi tìm rất nhiều các nghệ nhân làm đàn trên cả nước để có thể cung cấp cho người chơi đàn tranh Việt Nam những cây đàn tốt nhất, hay hỗ trợ các bạn mới tập chơi 1 cách tốt nhất.

Hiện tại Đàn Hương có rất nhiều các loại đàn tranh có giá từ rẻ đến đắt cho các bạn lựa chọn mua.

Khách hàng cần mua đàn tranh (Đàn Hương tặng bạn sách học đàn tranh và luôn dành ưu đãi đặc biệt nhất cho khách hàng) vui lòng liên hệ:

Hotline: 088.609.4297

Zalo: 088.609.4297

Từ khóa » đàn Tranh Việt Nam Và Trung Quốc