Tìm Hiểu Đàn Tranh Trung Quốc Guzheng Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trung Hoa là một đất nước có nền truyền thống lâu đời của các loại đàn, từ đàn bầu, đàn tì bà,….từ xa xưa những loại nhạc cụ này đã trở thành một nghi lễ của Trung Hoa về nền âm nhạc cổ điển. Một trong những nhạc cụ tạo nên nền văn hoá dân tộc đó chính là đàn tranh Trung Quốc. Khi âm thanh của đàn tranh vang lên, người nghe sẽ cảm nhận thấy dịu dàng êm tai, khiến cho con người thổn thức, lay động lòng người không ngừng.
Đàn tranh TQ là một trong những thứ nghệ thuật tinh hoa nhân loại, mang đến cho chúng ta một cảm giác vô tận, không thể giải thích được, một vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Bài viết dưới đây ta sẽ tìm hiểu về đàn tranh trung quốc sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về loại đàn lịch sử này.
Đàn tranh Trung Quốc hay còn gọi là đàn tranh guzheng là gì?
Đàn tranh guzheng hay còn gọi là đàn cổ tranh, được nhắc đến là đàn tam thập lục, có xuất xứ từ trung hoa có lịch sử hơn 2500, Trong giai đoạn phát triển, đàn tranh có rất nhiều loại khác nhau, có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây. Ở mỗi một khu vực có số lượng dây đàn khác nhau.
Được người hoa gọi là đàn tranh guzheng được phát minh trong thời Xuân Thu và Chiến quốc, đàn tranh vẫn giữ nguyên được giá trị truyền thống vượt thời gian và trở thành loại nhạc cụ biểu tượng đặc trưng của Trung Hoa và được nhiều người theo học nhất.
Dưới đây là hình ảnh đàn tranh TQ
Hòa tấu đàn tranh Trung Quốc: https://www.nhaccuatui.com/playlist/hoa-tau-dan-tranh-trung-quoc-dan-tranh.hEb06JuYfQjL.html
Đàn tranh TQ guzheng được ra đời ở thành phố Dương Châu, một thành phố văn hóa lớn coi trọng văn hóa có truyền thống “thiên gia hữu nữ tiên giáo khúc” giải thích có nghĩa là nhà nào có con gái đều sẽ cho học đàn nhạc đầu tiên.
Đàn tranh được phân chia làm 2 trường phái lớn, Bắc và Nam. Hiện nay, được phân thành 9 trường phái lớn bao gồm: đàn tranh Thiểm Tây, đàn tranh Hà Nam, đàn tranh Sơn Đông, đàn tranh Triều Châu, đàn tranh Khách Gia, đàn tranh Triết Giang, đàn tranh Phúc Kiến, đàn tranh Triều Tiên và đàn tranh Nhật Bản.
Đàn tranh Trung Quốc (đàn cổ tranh), đây là loại nhạc cụ truyền thống có xuất xứ lâu đời từ Trung Quốc. Đàn Cổ Tranh còn được biết đến là một nhạc cụ dân tộc cổ đại, có nguồn gốc từ nền văn hóa lâu đời Trung Hoa và có lịch sử từ hơn 2.500 năm. Đàn tranh thuộc họ dây, chi gảy. Ngoài khả năng hưởng thụ âm nhạc, người chơi đàn phải thành tạo và uyển chuyển ngón tay, những quãng vuốt trên các dây và gảy dây. Bên cạnh đó, đàn tranh còn có thể dùng cho cả dạng vĩ kéo hay dùng que gõ. Đàn tranh là loại nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm hát nhạc dân ca, kết hợp với C-pop, nhạc Âu Mỹ,…
Phân biệt đàn tranh Trung Quốc Guzheng và Đàn Tranh Việt Nam.
Bề ngoài tuy có vẻ giống nhau, nhưng đàn tranh việt nam và đàn tranh trung quốc có cấu tạo, thiết kế và kĩ thuật chơi có rất nhiều điểm khác nhau.
So sánh về âm sắc ta thấy:
- Âm thanh của đàn tranh Việt Nam có phần trong và sáng có khả năng thể hiện tốt các giai điệu vui tươi, có một điều là đàn tranh Việt không thích hợp lắm với phong cách trầm hùng, khỏe mạnh.
- Âm thanh của Đàn tranh TQ Guzheng: có phần giống tiếng nước suối róc rách. Mang tới cảm giác thánh thót và tao nhã. + Người nào đã chơi đàn lâu năm thậm chí có thể sử dụng tiếng đàn để điều khiển cảm xúc của người nghe.
Đặc điểm – cấu tạo của đàn tranh trung quốc guzheng
- Thân là hình hộp dài.
- Khung đàn dài 110 – 120 cm có hình thang
- Đầu lớn có lỗ rộng khoảng 25 – 30 cm và con chắn để mắc dây.
- Đầu nhỏ rộng khoảng 15 – 20 cm gắn 16 tới 25 khóa lên dây, có hướng chéo qua mặt đàn (có loại đàn sắt tới 50 khoá).
- Dây: có 16 dây còn gọi là Thập Lục. Nay đã được tân tiến thành 25 dây.
- Nguyên liệu mặt đàn làm bằng ván gỗ dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm.
- Ngựa đàn (gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa, được chéo ngang để gác dây và có thể di chuyển điều chỉnh âm thanh dễ dàng.
- Đàn tranh có cấu trúc là đàn sắt gồm 25 đến 50 ngựa đàn, được mắc tương ứng với 25 đến 50 dây.
- Dây đàn có thể bằng sắt hoặc bằng kim loại khác được cuộn chặt cố định bằng 4 trục đàn lớn.
- Khi chơi đàn, người chơi thường đeo ba móng gẩy dài vào ngón cái, trỏ và ngón giữa của tay phải để gẩy.
- Móng gẩy được làm bằng các nguyên liệu khác nhau như kim loại hoặc sừng.
- Nguyên liệu thân đàn được làm bằng gỗ cây phượng.
- Âm thanh trong trẻo, sáng sủa và điệu nhạc vui tươi gồm 1 hộp âm thanh hình chữ nhật, 1 bề mặt trong một đường cong với chuỗi chặt chẽ. Ngày nay, loại Đàn cổ tranh hiện đại có đến 21 dây đàn. Ngoài ra còn có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây
Bonus cho bạn biết loại đàn tranh dùng vĩ kéo và que gõ.
Đối với đàn tranh dùng vĩ kéo và que gõ thì nó khác biệt so với đàn tranh gảy ở chỗ dùng vĩ kéo, đặt thân đàn lên giá đỡ. Riêng với đàn tranh kéo 9 dây phải để dọc thân đàn khi kéo, thì âm thanh mới vang chuẩn xác.
Kỹ thuật chơi đàn tranh Trung Quốc
Về kỹ thuật, khi đánh đàn tay phải được sử dụng chủ yếu là sử dụng 3 phím để gẩy đàn, điều khiển bàn tay khéo léo sẽ làm cho tiếng đàn cảm giác mềm mại, ngọt ngào hoặc khoẻ khoắn, chắc chắn. Nhấn và tì nhẹ dây đàn, các âm nhấn vẫn luyến với nhau liên tiếp vì khi gảy sẽ tạo độ rung vang cho âm thành đàn liền kề nhau. Mỗi bài hát có thể biểu hiện trạng thái đấu tranh gay gắt, hoặc có thể diễn tả sự say đắm, nồng nàn. Nhịp điệu nhạc thường nhẹ nhàng, chậm rãi, có chút gì đó êm ái.
Đối với những người chơi đàn tranh kéo thì hướng chuyển động của cây vĩ sẽ đẩy từ trên xuống dưới, và cung vĩ của đàn tranh như cung của violin hay cello. Âm sắc thanh vĩ thì các loại đàn tranh đều mang âm hưởng trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt âm điệu vui tươi, hùng tráng, u buồn,…Bởi đa phần dây đàn thường làm bằng kim loại mỏng, hoặc dây nylon hoặc polyeste,… nên đàn tranh thông thường thích hợp với những tính cách vui vẻ, khoẻ mạnh.
Tầm âm đàn tranh rộng 3 quãng 8, từ Đô lên Đô 3 hoặc Sol 1 đến Sol 3 tuỳ theo người chơi và cách lên dây.
Như vây, đàn tranh Trung Quốc thường gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm của nền âm nhạc dân tộc, không biết bắt nguồn từ ai, từ nơi nào, nhưng với sức sống vô tận, tương tự tình cảm của con người, khiến cho những loại nhạc cụ luôn luôn phong phú và là biểu tượng đặc sắc của một quốc gia.
Túm cái váy lại về đàn tranh Trung Quốc
Qua tìm hiểu ta có thể thấy đàn tranh guzheng có bề dày lịch sử lâu đời có chỗ đứng to lớn đối với nền âm nhạc dân tộc Trung Quốc. Giờ đây các loại đàn tranh đàn tranh trung quốc guzheng cũng rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng. Nhưng về cấu tạo thì không còn nhiều sự thay đổi như ngày trước nữa.
Nếu các bạn muốn học đàn tranh, hãy nghiên cứu xem bản thân muốn chơi đàn tranh Trung Quốc hay là Đàn Tranh Việt Nam. Mỗi dòng đàn đều có nhiều kiểu dáng kích cỡ + số dây khác nhau phù hợp với từng dòng nhạc nen hãy đọc kĩ nhé.
Còn nếu bạn ngại đọc mà vẫn có nhu cầu tìm hiểu. Hãy gọi điện cho chúng tôi và nhân viên của Tiến Mạnh Music sẽ rất vui lòng được hỗ trợ bạn giải đáp thắc mắc cũng như trả lời cho bạn câu hỏi đàn tranh trung quốc mua ở dâu?
Chúc các bạn sớm tìm được Cây đàn tranh Trung Quốc Guzheng ưng ý nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.
Từ khóa » đàn Tranh Việt Nam Và Trung Quốc
-
PHÂN BIỆT ĐÀN TRANH VIỆT NAM VÀ ĐÀN TRANH TRUNG QUỐC
-
Cách Diễn Tấu Của đàn Tranh Việt Nam Và Cổ Tranh Trung Quốc Có ...
-
Đàn Tranh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tranh Cãi Quanh Cách Gọi 'cổ Tranh' Cho đàn Tranh Trung Quốc
-
Guzheng & Đàn Tranh Việt Nam - Shen Cavallino
-
Cách Phân Biệt Đàn Tranh Việt Nam Và Đàn Tranh Trung Quốc
-
[ĐÀN TRANH] Nên Học Cổ Tranh Trung Quốc Guzheng Hay Đàn ...
-
Đàn Tranh Cao Cấp Chính Hãng Giá Tốt - Nhạc Cụ Tiến Mạnh
-
Đàn Tranh Việt Nam – Thanh âm Trong Trẻo Của âm Nhạc Dân Tộc
-
Khi đàn Tranh Trung Quốc Thắng Giải - Tuổi Trẻ Online
-
Đàn Tranh Việt Nam - .vn
-
Người Lớn Học đàn Tranh Có Khó Không? - Nhạc Cụ
-
Đàn Tranh Việt Nam 19 Dây TMH40 - Tân Nhạc Cụ