Hán – Nôm - Tuyensinh@.

Trang chủ / Sau đại học / Chương trình đào tạo / Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu / Hán – Nôm

Giới thiệu chung

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Hán Nôm + Tiếng Anh: Sino - Nom
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 22 01 04
  • Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Hán Nôm + Tiếng Anh: Sino - Nom
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 02 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Hán Nôm + Tiếng Anh: The Degree of Master in Sino - Nom - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Mục tiêu của chương trình đào tạo 2.1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo thạc sĩ Hán Nôm nhằm đào tạo những thạc sĩ Hán Nôm có thể thực hiện được các nhiệm vụ của công tác Hán Nôm góp phần phục vụ cho công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo cho sự liên tục về văn hóa giữa truyền thống và hiện đại. 2.2. Mục tiêu cụ thể Chương trình đào tạo thạc sĩ Hán Nôm trang bị cho người học những tri thức Hán Nôm mang tính cơ bản, hệ thống, mở rộng, nâng cao về văn bản cũng như về văn hóa và lý thuyết để có thể thực hiện được các công việc như: sưu tầm, minh giải văn bản Hán Nôm, khai thác các giá trị văn hiến và văn hóa dân tộc quý báu lưu giữ và phản ánh trong di sản Hán Nôm. 3. Thông tin tuyển sinh 3.1. Môn thi tuyển sinh:
  • Môn thi Cơ bản: Triết học Mác - LêNin
  • Môn thi Cơ sở: Hán Nôm cơ sở
  • Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3.2. Đối tượng tuyển sinh: + Người có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; + Có đủ sức khoẻ để học tập; + Người có bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng và phù hợp với ngành Hán Nôm, không yêu cầu kinh nghiệm công tác; + Người có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy ngành gần với ngành Hán Nôm phải học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp Đại học ngành Hán Nôm; - Danh mục các ngành gần: Ngôn ngữ Trung Quốc, Trung Quốc học, Sư phạm tiếng Trung Quốc. 4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
TT Học phần Số tín chỉ
Văn tự học Hán Nôm 2
Ngữ pháp văn ngôn 2
Tứ thư 1 ( Luận ngữ - Mạnh Tử) 3
Tứ thư 2 ( Đại học – Trung dung) 2
Ngũ kinh 1 ( Thi – Thư) 3
Ngũ kinh 2 ( Lễ - Dịch – Xuân Thu Tả truyện) 3
Hán văn Việt Nam thế kỷ X – XX 3
Chữ Nôm 3
Văn học Việt Nam trung đại 2
Tổng số: 23

Khung chương trình

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 64 tín chỉ, trong đó: - Khối kiến thức chung (bắt buộc): 8 tín chỉ - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ + Bắt buộc: 16 tín chỉ + Tự chọn 20/40tín chỉ - Luận văn thạc sĩ: 20 tín chỉ 2. Khung chương trình

STT Mã số học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã số các học phần tiên quyết
Lý thuyết Thực hành Tự học
I Khối kiến thức chung 8
1 PHI 5002 Triết học Philosophy 4 60 0 0
2 Ngoại ngữ cơ bản (chọn 1 trong 5)
ENG 5001 Tiếng Anh cơ bản General English 4 30 30 0
RUS 5001 Tiếng Nga cơ bản General Russian 4 30 30 0
CHI 5001 Tiếng Trung cơ bản General Chinese 4 30 30 0
FRE 5001 Tiếng Pháp cơ bản General French 4 30 30 0
GER 5001 Tiếng Đức cơ bản General German 4 30 30 0
II Khối kiến cơ sở và chuyên ngành 36
II.1 Các học phần bắt buộc 16
3 SIN 6034 Phương pháp tiếp cận ngữ văn Hán Nôm Philological Approach to Sino-Nom Studies 2 20 5 5
4 SIN 6036 Chữ Nôm và một số vấn đề về lịch sử tiếng Việt Nom Script and Some Issues of the History of Vietnamese Language 2 20 5 5
5 SIN 6059 Luận ngữ và Luận ngữ học Lunyu (The Analects) and Lunyu Studies 2 20 5 5
6 SIN 6060 Kinh Thi và tiếp nhận Thi học tại Việt Nam Shijing (The Classic of Poetry) and the Reception of Shijing in Vietnam 2 20 5 5
7 SIN 6061 Kinh Thư và chính trị học Nho gia Shujing (The Classic of Documents) and Confucian Politics 2 20 5 5
8 SIN 6062 Kinh Xuân Thu và sử học Nho gia Chunqiujing (Spring and Autumn Annals) and Confucian Historical Studies 2 20 5 5
9 SIN 6063 Hán văn Việt Nam Vietnam’s Chinese Writings 4 40 10 10
II.2 Các học phần tự chọn 20/40
10 SIN 6053 Lịch sử văn hoá Việt Nam A History of Vietnamese Culture 3 33 6 6
11 SIN 6067 Lịch sử tư tưởng phương Đông Eastern History of Thoughts 3 33 6 6
12 SIN 6054 Văn bản học Hán Nôm (II) Textology for Sino-Nom Studies (II) 3 33 6 6
13 SIN 6048 Chế độ khoa cử và văn chương khoa cử Việt Nam Vietnam’s Imperial Civil Service Examination System and It’s Literature 3 33 6 6
14 SIN 6057 Cách đọc Hán Việt Han-Viet Reading 2 20 5 5
15 SIN 6064 Mạnh Tử và Mạnh học Mengzi (The Mencius) and Mengzi Studies 2 20 5 5
16 SIN 6058 Phiên dịch học Hán Nôm Translation Studies for Sino-Nom Studies 3 33 6 6
17 SIN 6065 Kinh Lễ The Classic of Rites 3 33 6 6
18 SIN 6066 Kinh Dịch Yijing (The Classic of Changes) 3 33 6 6
19 SIN 6068 Bách gia chư tử Zhuzi Baijia (Chinese Ancient Philosophic Masters 3 33 6 6
20 SIN 6069 Kinh điển Phật - Đạo The Classics of Buddhism and Daoism 3 33 6 6
21 SIN 6070 Lý luận văn học cổ phương Đông Eastern Ancient Literary Theory 3 33 6 6
22 SIN 6071 Thể tài văn bản Hán Nôm Genres in Sino-Nom Texts 3 33 6 6
23 SIN 6072 Lịch sử kinh học Nho gia A History of Confucian Classics Studies 3 33 6 6
IV SIN 7201 Luận văn thạc sĩ Master Thesis 20
Tổng cộng 64
Ghi chú: (*)Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

Chuẩn đầu ra

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn 1.1. Về kiến thức 1.1.1. Kiến thức chung - Người học nắm được những điểm cơ bản của thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin; - Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 1.1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành - Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; - Người học nắm vững những tri thức của ngữ văn học và văn hóa, biết vận dụng được phương pháp nghiên cứu liên ngành áp dụng cho nghiên cứu Hán Nôm; có hiểu biết sâu về tri thức nền tảng của ngành Hán Nôm cũng như của các bộ phận cấu thành của nghiên cứu Hán Nôm và có khả năng vận dụng những tri thức đó trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn; - Người học nắm được những kiến thức chuyên ngành về các lĩnh vực như: các kiến thức về Hán văn (Hán văn Trung Quốc và Hán văn Việt Nam) thông qua nghiên cứu văn bản và trích đoạn các văn bản kinh điển Nho học (Tứ thư, Ngũ kinh), Phật học, bách gia chư tử, Hán văn Việt Nam một cách có hệ thống, mang tính chủ điểm, chủ đề, phản ánh các mối liên hệ giữa văn bản đó với các vấn đề về lịch sử và văn hóa; các kiến thức về chữ Nôm, văn bản Nôm trong mối liên hệ với các giai đoạn phát triển của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong lịch sử. Người học biết tiếp cận, đọc hiểu, minh giải văn bản Hán Nôm trên các phương diện: ngôn ngữ và văn tự; nội dung và hình thức trên cơ sở giải quyết được các vấn đề về mặt văn bản học của văn bản. 1.1.3. Yêu cầu đối với luận văn

  • Phải có ý tưởng khoa học qua việc xác định đề tài nghiên cứu;
- Luận văn tốt nghiệp phải thể hiện và kiểm chứng được năng lực đọc và giải mã văn bản Hán Nôm của học viên về phương diện ngôn ngữ văn tự; - Luận văn phải thể hiện và kiểm chứng được năng lực phân tích văn bản của học viên về mặt văn bản học cũng như năng lực phân tích và khai thác các giá trị lưu giữ trong văn bản về phương diện nội dung và hình thức. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập; - Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh; - Kết quả luận văn phải có giá trị nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của công tác nghiên cứu Hán Nôm là nghiên cứu khai thác các giá trị văn hiến và văn hóa đang lưu giữ trong di sản Hán Nôm, phục vụ cho công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. 1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn. 2. Về kỹ năng 2.1. Kỹ năng nghề nghiệp - Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo; - Kỹ năng tiếp cận các phương pháp và các thao tác nghiên cứu phân tích và phê phán văn bản về mặt văn bản học; - Kỹ năng tiếp cận các phương pháp và thao tác khai thác những yếu tố về mặt ngôn ngữ văn tự tạo nên văn bản Hán Nôm (Hán Nôm nội tại) cũng như những yếu tố thuộc các bình diện lịch sử, xã hội, văn hiến và văn hóa của văn bản được lưu giữ và phản ánh bằng các yếu tố ngôn ngữ và văn tự ấy (Hán Nôm ngoại tại). 2.2. Kĩ năng bổ trợ - Kỹ năng cá nhân: kỹ năng xác định các định hướng nghiên cứu, kỹ năng diễn đạt và thuyết trình các ý tưởng khoa học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng dân vận trong công tác sưu tầm di sản Hán Nôm trong dân gian; - Kỹ năng làm việc theo nhóm: phối hợp trong xây dựng đề tài và tổ chức nghiên cứu và công tác điền dã, sưu tầm, thu thập tư liệu Hán Nôm trong dân gian; - Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ; - Kỹ năng sử dụng tin học Hán Nôm. 3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức: - Trách nhiệm công dân: là công dân tuân thủ hiến pháp, pháp luật của nhà nước; - Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ; - Trân trọng các giá trị truyền thống; trung thực trong khoa học; độc lập, tự tin, sáng tạo trong công việc; có tính tỉ mỉ, lòng hiếu cổ, sự kiên trì, sự hy sinh thầm lặng; - Thái độ tích cực, yêu nghề; - Có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, khám phá; say mê, tận tụy với công việc. 4. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp - Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm và ngữ văn trong các Viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và phổ thông; - Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan quản lý và nghiệp vụ văn hóa, trong các tổ chức kinh tế - xã hội; - Làm công tác trong các cơ quan truyền thông, báo chí, thông tấn, xuất bản ở trung ương và địa phương; - Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan lưu trữ, thư viện, bảo tồn bảo tàng, phiên dịch, thuyết minh văn bản Hán Nôm cổ, tư vấn trùng tu tôn tạo di tích lịch sử và văn hóa; - Làm công tác hướng dẫn du lịch và các hoạt động văn hóa khác. 5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp - Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ Hán Nôm có khả năng trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn; có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ. 6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo - Việc xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm được tham khảo từ chương trình đào tạo Thạc sĩ Trung Quốc cổ điển văn hiến học chuyên nghiệp của đại học Trung Sơn, Trung Quốc.

Báo chí học Châu Á học Chính sách công Chính trị học Chủ nghĩa xã hội khoa học Công tác xã hội Du lịch Hán – Nôm Hồ Chí Minh học Khảo cổ học Khoa học quản lí Khoa học thông tin-thư viện Lí luận văn học Lí luận, lịch sử và phê bình điện ảnh-truyền hình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lịch sử sử học và sử liệu học Lịch sử thế giới Lịch sử văn hoá Việt Nam Lịch sử Việt Nam Lưu trữ học Ngôn ngữ học Nhân học Quan hệ quốc tế Quản lí khoa học và công nghệ Quản lý văn hóa Quản trị văn phòng Tâm lí học Tôn giáo học Triết học Văn học dân gian Văn học nước ngoài Văn học Việt Nam Việt Nam học Xã hội học Hán – Nôm 1Bạn cần hỗ trợ tuyển sinh?

Từ khóa » Chữ Hán Nôm Sĩ