Từ Điển - Từ Sĩ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: sĩ

dt. Học-trò Bần-sĩ, cống-sĩ, hàn-sĩ, nho-sĩ // Người hay chữ, người có một tài nghề gì phải biết chữ giỏi mới học được hoặc người theo một đạo-giáo nào ẩn-sĩ, bác-sĩ, cát-sĩ, cư-sĩ, chí-sĩ, danh-sĩ, dật-sĩ, đạo-sĩ, học-sĩ, nữ-sĩ, nghệ-sĩ, quốc-sĩ, tấn-sĩ, thi-sĩ, văn-sĩ // Trai-tráng, theo nghiệp võ Binh-sĩ, chiến-sĩ, hạ-sĩ, lực-sĩ, quân-sĩ, tướng-sĩ, tráng-sĩ, trung-sĩ, nghĩa-sĩ, võ-sĩ.
dt. Quan-quyền Tạ sĩ, trí-sĩ, xuất sĩ // Tên con cờ hay lá bài có chữ "Sĩ": Sĩ đỏ, sĩ trắng, sĩ vàng, sĩ xanh; Ăn sĩ, chống sĩ, gánh sĩ, khuyết sĩ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
- d. 1. Người trí thức thời phong kiến: Nhất sĩ nhì nông, Hết gạo chạy rông, Nhất nông nhì sĩ (cd). 2. Tên quân hàng thứ hai trong cờ tướng hay trong bài tam cúc: Tướng sĩ tượng xe...
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
I. dt. 1. Người trí thức thời xưa: các tầng lớp sĩ nông công thương o nhân o phu o sĩ số o sĩ thử o sĩ tốt o tử o kẻ o nho sĩ o nữ sĩ o phó tiến sĩ o tiến sĩ o tiện sĩ o trí sĩ o viện sĩ. 2. Một quân trong bàn cờ tướng. 3. Người (cách gọi tôn trọng, quý mến): ẩn sĩ o bác sĩ o bần sĩ o ca o chí sĩ o cổ lỗ sĩ o cống sĩ o cuồng sĩ o hoa sĩ o học sĩ o hộ sĩ o kị sĩ o kiệt sĩ o liệt sĩ o lực sĩ o mưu sĩ o nghệ sĩ o nghị sĩ o nghĩa sĩ o nha sĩ o nhạc sĩ o nhân sĩ o quốc sĩ o thân sĩ o thi sĩ o thuật sĩ o tráng sĩ o tu sĩ o tử sĩ o văn sĩ o vũ sĩ o y sĩ. 4. Quân nhân nói chung: khí o sĩ quan o binh sĩ o dũng sĩ o hạ sĩ quan o quân sĩ o thượng sĩ o trung sĩ o tướng sĩ o vệ sĩ. II. đgt. Sĩ diện, nói tắt: Thôi đừng sĩ nữa, cứ lấy đi mà ăn đường.
Làm quan: sĩ đồ o sĩ hoạn.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
dt 1. Người trí thức thời phong kiến: Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ (cd). 2. Quân cờ hay quân bài tam cúc đứng hàng thứ hai sau quân tướng: Bộ ba tướng sĩ tượng; Ghểnh con sĩ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
1. Người học trò: Sĩ-tử. 2. Người có tài nghệ gì: Văn-sĩ. Nghệ-sĩ. Bác-sĩ. 3. Đấng làm trai: Tráng-sĩ. 4. Quan võ: Sĩ-tốt. 5. Tên một quân trong cờ tướng, tứ-sắc: Sĩ, tượng.
(khd). Làm quan: Xuất-sĩ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
.- d. 1. Người trí thức thời phong kiến: Nhất sĩ nhì nông, Hết gạo chạy rông, Nhất nông nhì sĩ (cd). 2. Tên quân hàng thứ hai trong cờ tướng hay trong bài tam cúc: Tướng sĩ tượng xe...
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
I. 1. Người học-trò: Sĩ tử. 2. Người có văn-học: Văn-sĩ. Nữ-sĩ. Danh-sĩ. 3. Đấng làm trai: Kiệt-sĩ. Tráng-sĩ. II. 1. Quan võ: Sĩ-tốt hết sức đánh giặc. 2. Tên một quân trong bàn cờ tướng.
Làm quan: Xuất-sĩ. Trí-sĩ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

sĩ hạnh

sĩ hoạn

sĩ khí

sĩ phi vị bần

sĩ phu

* Tham khảo ngữ cảnh

Trương dừng lại nhìn lại cái biển treo ở cửa đề : Bác sĩ Trần Đình Chuyên chuyên trị bịnh đau phổi và đau tim.
Gặp ngày chủ nhật , chàng đành rẽ vào nhà một bác sĩ Pháp quen thân , đưa lọ đờm cho bác sĩ xem.
Bác sĩ ngồi thảo đơn đưa cho Trương nói : Dẫu sao anh cũng nên cẩn thận lắm vì ông bị đau phổi.
Đương đứng vơ vẫn ngắm vào cửa hiệu , nàng thấy hoạ sĩ Vân đi qua.
Thu nói : Anh Trương thi sĩ nhỉ.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): sĩ

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Chữ Hán Nôm Sĩ