Hành Vi Phạm Tội Liên Tục Và Hành Vi Phạm Tội Nhiều Lần

Phân biệt như thế nào là hành vi phạm tội liên tục và hành vi phạm tội nhiều lần Về phương diện khoa học luật hình sự ngoài tội liên tục còn có phạm tội nhiều lần. Giữa 2 thuật ngữ này có rất nhiều điểm giống nhau đó là chúng đều thực hiện ít nhất 2 hành vi cùng loại, các hành vi đó xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, các hành vi đó phạm xâm hại một khách thể.

1. Phạm tội liên tục

– Khái niệm: Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan hệ xã hội và đều bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể thống nhất.

– Đặc điểm: Có hành vi cấu thành tội phạm, có hành vi không cấu thành tội phạm.

– Bản chất: Là đặc điểm của hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.

– Phạm vi: Chỉ tồn tại trong một số tội danh.

Ví dụ về liên tục: A và B đều ham mê cờ bạc nhưng không có tiền nên A rủ B đi trộm cắp tài sản để lấy tiền đánh bạc, trong khi đang thực hiện hành vi thì A và B bị công an phát hiện và bắt giữ. Tại cơ quan công an A và B khai nhận đã thực hiện thêm 9 phi vụ trộm cắp trót lọt khác trong thời gian khoảng 1 tuần trước khi bị bắt giữ.

2. Phạm tội nhiều lần

– Khái niệm: Phạm tội nhiều lần là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xử.

– Đặc điểm: Mỗi hành vi đều thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

– Bản chất: Là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng.

– Phạm vi: Tồn tại ở mọi tội danh.

Ví dụ nhiều lần: A có hành vi cướp giật điện thoại của chị B, sau đó tới đoạn đường khác A lại giật điện thoại của 2 nữa. Hành vi phạm tội này của A là hành vi phạm tội nhiều lần.

» Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...

Bài cùng chuyên mục:

  • Phân biệt phạm tội liên tục với phạm tội nhiều lần
  • Những hành vi xâm phạm quyền liên quan
  • Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
  • Phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật hành chính
  • Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC thủ tục và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự
  • Từ khóa » Ví Dụ Về Phạm Tội Liên Tục