PHẠM TỘI LIÊN TỤC LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VỚI PHẠM TỘI TỪ 02 LẦN ...

1.Khái niệm

Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn chi tiết về phạm tội liên tục. Mà phạm tội liên tục thường được hiểu là một chuỗi hành vi của người phạm tội mang tính liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, đều xâm phạm đến một chủ thể và cùng được thực hiện bởi một chủ thể. Các hành vi này cùng thực hiện một mục đích cụ thể đã được người phạm tội xác định.

Đây là hành vi khách quan, một đặc điểm của cấu thành tội phạm

Các hành vi này có hành vi sẽ cấu thành tội phạm, có hành vi không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, khi tổng hợp các hành vi này của tội phạm thì cấu thành một tội phạm cụ thể Hành vi phạm tội liên tục chỉ xuất hiện trong một số tội phạm cụ thể, đồng thời, hành vi phạm tội liên tục không là tình tiết định khung hình phạt, nó là hành vi của người phạm tội và là một yếu tố của mặt khách quan trong cấu thành tội phạm: Ví dụ như tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội bức tử (Điều 130)..;

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (đã hết hiệu lực) có quy định liên quan đến người phạm tội trong trường hợp có hành vi phạm tội liên tục tại điểm a khoản 5 Mục 2 như sau:

“5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương úng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Ví dụ: Tối ngày 12/11/2001 Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích đi trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất A vào một gia đình và lấy được 1 chiếc đài cát sét trị giá 200 ngàn đồng bỏ vào bao tải đem dấu ở một bụi cây. Lần thứ hai A vào một gia đình khác lấy được một bộ quần áo trị giá 250 ngàn đồng và bỏ tiếp vào bao tải. Khi đi ngang qua thấy một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng dựng ở sân của một gia đình khác, A phá khoá và dắt xe đạp ra bỏ bao tải tài sản vừa trộm cắp được lên xe đạp. Khi A đạp xe đi được một đoạn thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 750 ngàn đồng; do đó, A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS.”

2. Phân biệt với phạm tội từ 02 (hai) lần trở lên.

Khác với phạm tội liên tục, phạm tội từ hai lần trở lên được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây gọi chung là BLHS) và được hiểu là khi người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên (có thể không liên tiếp về mặt thời gian), tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa.

Phạm tội từ 02 lần trở lên được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong một số tội phạm cụ thể là tình tiết định khung tăng nặng.

Khác với phạm tội nhiều lần chỉ tồn tại trong một số tội phạm, phạm tội từ 02 lần trở lên có thể tồn tại trong mọi tội phạm. Mỗi một hành vi đều cấu thành tội phạm cụ thể, độc lập (các tội phạm này không phân biệt đã bị xử lý hình sự hay chưa bị xử lý hình sự). Nếu phạm tội liên tục có những hành vi phải chịu trách nhiệm pháp lý, có những hành vi không phải chịu trách nhiệm pháp lý thì phạm tội từ 02 lần trở lên người phạm tội phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với toàn bộ những hành vi do mình gây ra

Hotline: 0972810901 | 0387003455Youtube: Luật Công TâmWebsite: Luật Công TâmEmail: luatsuluatcongtam@gmail.comĐịa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điều hướng bài viết

Ai có thẩm quyền thu hồi đất Tội phạm là gì, phân loại tội phạm

Từ khóa » Ví Dụ Về Phạm Tội Liên Tục