Hậu Phác Kích Thích Tiêu Hóa, điều Trị Sỏi Niệu Và Viêm Gan Mạn Tính
Có thể bạn quan tâm
Khi nhắc đến mộc lan, nhiều người thường liên tưởng đến những đóa hoa tím, hồng, vàng, trắng… mọc rợp cả tàn cây. Tuy nhiên, có những loài mộc lan lại cho hoa rất thưa. Hơn nữa, hoa của nó cũng không phải vị thuốc “Tân di” nổi tiếng với công dụng điều trị viêm xoang mà lại là vị thuốc khác, vị Hậu phác.
Vâng, đó là hai loại hậu phác (HP) có nguồn gốc từ Trung Quốc, Magnolia offcinalis Rehd. et Wils. và Magnolia offcinalis var. biloba, Rehd. et Wils. Cả hai loại này đều có đặc điểm tương tự nhau, cùng thuộc họ Mộc lan và có bộ phận làm thuốc là hoa, vỏ thân và vỏ rễ (vỏ thân được dùng phổ biến hơn với cách bóc tách tương tự như vỏ quế).
Vài nét về cây hậu phác
Hậu phác được xem là loài có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ, thúc đẩy để tái sinh tự nhiên. Ở Trung Quốc, số lượng quần thể HP hoang dã còn sót lại cũng rất ích và đang được khuyến khích gieo trồng thêm (nhằm phục vụ cho nhu cầu làm thuốc trong tương lai).
Cần lưu ý, hậu phác là cây thân gỗ lâu năm và vỏ (HP) tốt nhất phải được lấy từ cây đủ 20 năm tuổi.
Ở Trung Quốc, cây HP phân bố ở các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu… (1).
Ở nước ta, vị thuốc hậu phác có thể được nhập từ Trung Quốc (hai loại trên mọc ở Trung Quốc) hoặc được lấy từ một số cây khác có ở Việt Nam (chính vì thế mà hình thành tên gọi hậu phác bắc và hậu phác nam). Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tính chất và dược tính của các loại (HP) nam này cần được nghiên cứu thêm.
Về cách sơ chế hậu phác
Sau khi tách vỏ từ cây, người ta đặt chúng vào ngăn gỗ rồi đun nóng cho các thanh vỏ ấy thoát hơi nước từ từ, sau đó phun phêm một ít nước lạnh vào, cứ như thế liên tục ba lần thì đem vỏ ra, cuộn lại rồi phơi trong chỗ râm mát.
Tác dụng điều trị bệnh của hậu phác
Theo y học cổ truyền, vỏ hậu phác có mùi thơm, vị đắng và cay nhưng không có độc. Vị thuốc này thông vào bộ máy tiêu hóa với các chức năng chủ đạo như:
- Kích thích tiêu hóa.
- Giúp lợi tiểu, diệt giun sán.
- Điều trị đầy bụng, đau bụng do đầy chướng, ăn uống khó tiêu.
- Điều trị tiêu chảy, lỵ, táo bón hoặc bí đại tiện.
- Điều trị viêm dạ dày, viêm ruột kết co cứng.
- Điều trị nôn mửa, ngoại cảm nóng sốt.
- Điều trị ho suyễn.
- Kích thích co bóp tử cung khi sắp sinh nở.
Liều dùng: sắc uống từ 6 – 12 g mỗi ngày.
Một số thang thuốc có dùng hậu phác
1. Điều trị đau bụng, viêm ruột, đi lỵ
Trương Trọng Cảnh – thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Đông y có bài thuốc Hậu phác tam vật thang, trong đó có vị (HP) làm chủ đạo.
Bài thuốc này điều trị chứng đau bụng đi lỵ và viêm ruột, cách dùng như sau: lấy 6 g hậu phác, 3 g đại hoàng và 3 g chỉ thực, tất cả cùng nấu trong 2 chén nước (khoảng 600 ml), nấu đến khi nước sắc lại (còn một nửa) thì chia ra ba lần uống trong ngày.
Ngày nay, chúng ta có nhiều loại thuốc tây điều trị nhanh các chứng bệnh này. Tuy nhiên, với những người không thích tân dược hoặc muốn tránh các tác dụng phụ kèm theo (của tân dược) thì dùng các thảo dược trên làm thuốc cũng mang lại hiệu quả không kém.
2. Điều trị viêm gan mạn tính
Với bệnh viêm gan mạn tính, có thể tham khảo bài thuốc gồm các vị: hậu phác, cam thảo bắc, chỉ thực (mỗi vị 6 g), đương quy, bạch thược, táo Tàu, xuyên khung (mỗi vị 8 g), sài hồ (12 g), tất cả cùng sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
3. Điều trị sỏi niệu
Bài thuốc này chỉ dùng trong trường hợp sỏi còn nhỏ (có đường kính từ 0, 5 – 0, 9 cm).
Cách dùng như sau: lấy hậu phác, vương bất lưu hành, ngưu tất và chỉ xác (mỗi loại 12 g), hạt đông quỳ tử (từ 12 – 20 g, loại này nổi tiếng lợi tiểu), dây kim tiền thảo (40 g, kim tiền thảo cũng là vị thuốc điều trị sỏi thận nổi tiếng), thạch vĩ và hoạt thạch (mỗi loại từ 20 – 40 g), xa tiền tử và cây bòng bong, tức hải kim sa (mỗi vị từ 12 – 40 g), tất cả cùng sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Tham khảo: Cây trâu cổ (cây xộp, vương bất lưu hành) lợi sữa, khắc tinh của bệnh liệt dươngLưu ý
- Trong lựa chọn: (HP) còn tốt là loại có vỏ khô, thô, phần thịt mịn, chứa nhiều dầu và có mùi thơm đậm. Khi bẻ gãy ngang, lớp gãy có màu đỏ tía, trông lấp lánh và khi nhai ăn thử thì phần bã thuốc còn lại khá ít. Mặt khác, về vị trí chọn (HP) làm thuốc thì phần vỏ thân ở gần rễ sẽ tốt hơn vỏ nhánh. Về nguồn gốc xuất xứ thì hậu phác được trồng ở Tứ Xuyên có giá trị cao hơn những nơi khác.
- Bộ phận sử dụng: Ngoài vỏ thân, vỏ rễ thì người ta còn dùng hoa hậu phác. Theo y học cổ truyền, hoa (HP) có vị đắng và có tác dụng điều trị tức ngực (sắc hoặc hãm uống từ 1, 5 – 6 g hoa mỗi ngày).
- Đối tượng cần tránh: Những người tỳ vị hư nhược, âm hư táo, tân dịch khô, chân nguyên bất túc, khí huyết kém và phụ nữ mang thai không nên dùng hậu phác (2) (4) (5) (6).
▼ Nguồn tham khảo
- 厚朴, https://baike.baidu.com/item/%E5%8E%9A%E6%9C%B4/405699, ngày truy cập: 14/ 02/ 2020.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 372.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 908.
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 114.
- Hậu phác, http://www.baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/TRACUUDONGDUOC/TUDIEN/THUOC/HAUPHAC.HTM, ngày truy cập: 13/ 02/ 2020.
- Hậu phác trị trướng bụng, hen suyễn, https://suckhoedoisong.vn/hau-phac-tri-truong-bung-hen-suyen-n142358.html,
Từ khóa » Hậu Phác Baophuyen
-
BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG
-
Hậu Phác Thực Thụ Là Cây Gì? Hậu Phác Chữa Bệnh Gì?
-
Vị Thuốc Hậu Phác | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hậu Phác Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì?
-
Hậu Phác Trị Trướng Bụng, Hen Suyễn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
VỊ THUỐC TANG PHIÊU TIÊU 桑螵蛸
-
Hậu Phác Là Gì? Công Dụng Chữa Bệnh Từ Hậu Phác Có Hiệu Quả?
-
BẠCH LIÊN TỬ Hạt Sen Trắng Cám ơn... - Mỗi Ngày Một Niềm Vui ...
-
THIÊN MÔN ĐÔNG - .vn
-
Xem Phim Cung Đường Tội Lỗi Tập 47 48 VTV3 - Tienichphanmem ...
-
Mạch Nha Trong đông Y. | Nhân Thùy Food
-
THANG ĐẦU CA QUYẾT - Khư Phong Tễ - Phúc Tâm Đường
-
Nhiều Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Ngành Thủy Sản ở Phú Yên