Hậu Phác Trị Trướng Bụng, Hen Suyễn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Theo Đông y, hậu phác vị đắng cay, tính ôn; vào kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng ôn trung, hạ khí, táo thấp, tiêu đờm. Trị khí trệ, tích trệ thấp trở trung tiêu, khái thấu, suyễn. Hằng ngày dùng 4-12g.
Hạ khí, tiêu trướng: Trị tỳ vị hàn thấp, ngực bụng khí trệ trướng đầy.
Bài 1. Thang hậu phác ôn trung: hậu phác 12g, trần bì 8g, gừng khô 4g, thảo đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, mộc hương 4g, cam thảo 4g, gừng sống 12g, đại táo 12g. Sắc uống. Trị đau bụng do lạnh, trướng đầy ăn không tiêu.
Bài 2. Bình vị tán: thương truật 10g, hậu phác 6g, trần bì 6g, chích thảo 3g. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-8g. Uống với nước sắc đại táo và gừng tươi. Trị tiêu chảy do thấp trệ.
Bài 3. Thang hậu phác tam vật: hậu phác 12g, chỉ thực 8g, đại hoàng 12g. Sắc uống. Trị bụng trướng đầy, đại tiện táo.
Bài 4: hậu phác 8g, sinh khương 8g, bán hạ 12g, cam thảo 8g, đảng sâm 12g. Sắc uống. Trị tỳ vị hư hàn, bụng trướng đầy.
Bài 5. Hoàn chỉ thực tiêu bĩ: chỉ thực 15g, hoàng liên 15g, hậu phác 12g, gừng khô 3g, chích cam thảo 6g, mầm mạch 6g, phục linh 6g, bạch truật 6g, bán hạ khúc 9g, nhân sâm 9g. Nghiền thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 3 lần. Trị bụng trướng đầy, ăn kém, tinh thần mệt mỏi, đại tiện khó.
Vỏ thân và vỏ rễ của cây hậu phác cho vị thuốc hậu phác, trị khí trệ, tích trệ thấp trở trung tiêu, khái thấu, suyễn.
Giáng khí, dịu hen:
Bài 1. Thang hậu phác ma hoàng: hậu phác 8g, ma hoàng 4g, thạch cao sống 20g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g, ngũ vị tử 4g, gừng khô 2g, tế tân 2g, tiểu mạch 16g. Sắc uống. Trị đờm thấp vướng ở phổi, ngực đầy gây suyễn (viêm phế quản mạn tính, hen suyễn).
Bài 2. Thang quế chi gia hậu phác hạnh nhân: quế chi 12g, bạch thược 12g, gừng sống 12g, đại táo 12g, hậu phác 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị sợ gió, tự toát mồ hôi, ngực đầy suyễn.
Vỏ thân của một số cây khác cũng có tên hậu phác (Magnolia hypoleuca Sieb. et Zucc.), thuộc họ ngọc lan (Magnoniaceae); bách bệnh hậu phác (Eurycoma longifolia Jack.), thuộc họ thanh thất (Simarubaceae); quế rừng hậu phác (Cinnamomum iners Reinw.), thuộc họ long não (Lauraceae); vối rừng hậu phác (Eugenia jambolana Lamk.), thuộc họ sim (Myrtaceae).
Kiêng kỵ: Người khí huyết kém, tân dịch khô, tỳ vị hư nhược dùng thận trọng. Không dùng cho phụ nữ có thai.
Từ khóa » Hậu Phác Baophuyen
-
BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG
-
Hậu Phác Thực Thụ Là Cây Gì? Hậu Phác Chữa Bệnh Gì?
-
Vị Thuốc Hậu Phác | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hậu Phác Kích Thích Tiêu Hóa, điều Trị Sỏi Niệu Và Viêm Gan Mạn Tính
-
Hậu Phác Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì?
-
VỊ THUỐC TANG PHIÊU TIÊU 桑螵蛸
-
Hậu Phác Là Gì? Công Dụng Chữa Bệnh Từ Hậu Phác Có Hiệu Quả?
-
BẠCH LIÊN TỬ Hạt Sen Trắng Cám ơn... - Mỗi Ngày Một Niềm Vui ...
-
THIÊN MÔN ĐÔNG - .vn
-
Xem Phim Cung Đường Tội Lỗi Tập 47 48 VTV3 - Tienichphanmem ...
-
Mạch Nha Trong đông Y. | Nhân Thùy Food
-
THANG ĐẦU CA QUYẾT - Khư Phong Tễ - Phúc Tâm Đường
-
Nhiều Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Ngành Thủy Sản ở Phú Yên