Hệ Thống Bôi Trơn - Những điều Cơ Bản Mà Bạn Cần Biết

OTO-HUI - Mạng Xã Hội Chuyên Ngành Ô Tô
  • Home What's new Latest activity Authors
  • Cà phê OH
  • Diễn đàn
Trình đơn Đăng nhập Tạo tài khoản
  • Diễn đàn
  • Hội Quán Ô hát
  • Hội anh em sinh viên ô tô
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Hệ thống bôi trơn - Những điều cơ bản mà bạn cần biết dangnamphong dangnamphong 19/12/21Bình luận: 1Lượt xem: 1,408 dangnamphong

dangnamphong

Thành viên O-H

Hệ thống bôi trơn - Những điều cơ bản mà bạn cần biết​

1639875624020.jpeg

1. Hệ thống bôi trơn là gì?​

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ phân phối nhớt bôi trơn các chi tiết cho trong động cơ, để giảm đi lực ma sát khi chuyển động. Đồng thời làm sạch những tạp chất lẫn trong nhớt, khi nhớt đi bơi trơn cho bề mặt ma sát và làm mát để đảm bảo khả năng hoạt động tốt. Dầu nhờn bôi trơn dùng trong hệ thống có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại dầu nhờn sẽ làm từ những nguyên liệu khác nhau. Dầu nhờn được chia thành theo các cấp và các loại theo tiêu chuẩn. Việc lựa chọn dầu nhờn đảm bảo được chất lượng sẽ giúp động cơ hoạt động êm ái và mượt hơn rất nhiều. Ngoài ra cũng có thể tăng thêm tuổi thọ và giảm tiêu hao nhiên liệu.​

2. Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn​

Hệ thống bôi trơn có rất nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đều có những chức năng riêng, cùng nhau tìm hiểu những bộ phận chính trong hệ thống bôi trơn. 2.1 Lọc dầu Bộ phận lọc dầu có nhiệm vụ lọc những tạp chất trong dầu, để đảm bảo các trục, các bề mặt ma sát không bị mài mòn khi trong quá trình hoạt động. Một số tạp chất mà lọc dầu phải xử lý: Những tạp chất do dầu kém chất lượng sinh ra hoặc cũng có thể bị oxy hóa sau khi tác dụng axit trong quá trình cháy. Các tạp chất lẫn trong quá trình nạp như bụi, cát và những tạp chất khác trong môi trường tự nhiên. Muội than do nhiên liệu hoặc dầu nhờn cháy bám trên xylanh lẫn vào dầu bôi trơn rồi đi xuống các-te gây nhiễm bẩn. Mạt kim loại là do ma sát trên bề mặt ma sát bị bào mòn. 2.2 Bơm dầu Bơm dầu có tác dụng cung cấp liên tục dầu nhờn với áp suất cao đến các mặt ma sát để bôi trơn máy. Bơm dầu sử dụng trong hệ thống bôi trơn động cơ thường là loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài hoặc ăn khớp trong. Bơm dầu được dẫn động thông qua các bánh răng bởi trục khuỷu động cơ. Một số loại bơm: - Bơm bánh răng: Được dùng phổ biến nhất - Bơm phiến trượt - Bơm trục vít - Bơm pittông 2.3 Thông gió hộp trục khuỷu Trong quá trình hoạt động khí cháy thường lọt vào buồng cháy xuống hộp trục khuỷu khiến cho dầu nhờn bị ô nhiễm. Ngoài ra, còn có hiện tượng lọt khí, nên nhiệt độ bên trong hộp trục khuỷu cũng tăng lên làm hại đến tính năng hóa lý của dầu nhờn. Để tránh được tác hãi này, thì cần giải quyết ngay vấn đề thông gió hộp trục khuỷu. Một số phương pháp thông gió hộp trục khuỷu: - Thông gió hở: Là kiểu thông gió tự nhiên, nhờ có pittong chuyển động nên khí trong hộp trục khuỷu tự thoát ra ngoài. - Thông gió kín: Là loại loại thông gió cưỡng bức, lợi dụng quá trình nạp để khí trong hộp trục khuỷu lưu động vào đường nạp. 2.4 Két làm mát dầu Trong quá trình vận hành, dầu thường hấp thụ nhiệt từ thành xilanh và các chi tiết khác trong động cơ có nhiệt độ cao khiến nhiệt độ dầu tăng lên liên tục. Để đảm bảo được dầu luôn ổn đỉnh thì phải có két làm mát. Két làm mát dầu có công dụng đảm bảo được nhiệt độ của dầu luôn ổn định, làm giữ được độ nhớt của dầu không đổi, đảm bảo được khả năng bôi trơn cho các chi tiết. Có hay hai cách để làm mát: Dùng không khí và dùng nước để làm mát dầu.​

3. Các phương pháp bôi trơn máy nổ​

3.1. Bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu Phương pháp bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu thường được dùng ở động cơ hai kỳ có cửa nạp, cửa xả và cửa thổi ở xilanh. Dầu bôi trơn được trộn với nhiên liệu theo tỉ lệ nhất định, có thể theo cách sau đây: Nhiên liệu và dầu bôi trơn được chứa ở hai thùng riêng biệt ở trên động cơ. Trong quá trình làm việc xăng và dầu bôi trơn được hòa trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định. Dùng bơm phun dầu, phun trực tiếp vào ống khuếch tán hay vị trí bướm ga. Bơm dầu được điều chỉnh theo tốc độ vòng quay cũng động cơ ở vị trí bướm ga nên định lượng của dầu được hòa trộn phải phù hợp với tốc độ. Phương pháp này rất đơn giản nhưng không an toàn chút nào, do khó điều chỉnh được lượng dầu bôi trơn cần thiết. Ngoài ra do bôi trơn trong hỗn hợp khí bị đốt cháy cùng với nhiên liệu tạo thành nguội than bán trên piston ngăn cản quá trình tản nhiệt. Nếu lượng dầu với xăng pha rất nhiều thì nguội than sẽ bán trên piston ngày càng nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng cháy sớm, kích nổ. 3.2. Bôi trơn bằng vung té Khi động cơ hoạt động, các chi tiết bôi trơn sẽ vung té dầu lên bề mặt của các chi tiết như các te, trục cam, xilanh. Ngoài ra, có một phần dầu vung té theo dạng sương rơi vào những cấu trúc hứng dầu cho các chi tiết cần bôi trơn. Phương pháp này rất đơn giản, nhưng cũng không an toàn, nó sẽ không đảm bảo được độ đủ dầu để bôi trơn những chi tiết khác. Phương pháp bôi trơn bằng vung té chỉ áp dụng những loại máy có công suất nhỏ. 3.3. Bôi trơn cưỡng bức Hầu như các động cơ ngày nay đều áp dụng phương pháp bôi cưỡng bức, vì dầu bôi trơn được bơm dầu trực tiếp được đẩy đến các bề mặt ma sát dưới một áp suất nhất định, nên đảm bảo được lượng dầu bôi trơn cho các chi tiết. Cấu tạo bôi trơn cưỡng bức khá phức tạp, nhưng có thể điều chỉnh lượng dầu bôi trơn và tẩy sạch bề mặt ma sát vô cùng hiệu quả. 3.4. Hệ thống bôi trơn hỗn hợp Cũng giống như hệ thống bôi trơn cưỡng bức mà hệ thống bôi trơn hỗn hợp cũng được sử dụng nhiều. Các chi tiết quan trọng chịu lực lớn như bạc cổ trục và bạc đầu to thanh truyền được phải bôi trơn bằng áp lực, còn như piston hay xilanh đều phải phun vung té.​

4. Các bệnh hư hỏng thường gặp với hệ thống bôi trơn​

Thông thường hệ thống bôi trơn rất ít xảy ra hư hỏng, nếu tuân thủ những khuyến cáo từ nhà sản xuất và phải thường xuyên thay nhớt định kỳ thì rất ít khi gặp trường hợp hư hỏng của hệ thống bôi trơn. Còn nếu không tuân những nguyên tắc từ nhà sản xuất cũng như những lời khuyên từ những chuyên gia, thì khi sử cố xảy ra sẽ kéo theo các hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng đối với các hệ thống khác trên động cơ như hệ thống phát lực, hệ thống phân phối khí. Các bệnh hư hỏng thường gặp với hệ thống bôi trơn: - Bộ phận lọc dầu sử dụng quá lâu nên bám bụi quá nhiều, gây ra tắc nghẽn đường lọc dẫn đến dầu không thể bôi trơn những chi tiết, tạo nên sự mài mòn. - Rò rỉ đường ống khiến lượng dầu quá thấp khiến đèn báo áp suất dầu bôi trơn sáng lên. ​ Chủ đề tương tự thede Các anh có bản vẽ CAD hệ thống common rail cho e xin với ạ. teamtimogtv@gmail.com Nguyen-Son Bài báo cáo chủ đề cam phasing - công nghệ VVT-i của toyota chienhui Hướng dẫn đọc sơ đồ điện ô tô. Mình đang nghiên cứu về hệ thống điện ô tô. Anh em hiep1602 Mọi người có thể giải thích cho e sơ đồ mạch điện này được không ạ Kimcuc

Kimcuc

Thành viên O-H
Thường xuyên bảo dưỡng thì hệ thống bôi trơn không phải suy nghĩ

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Đăng nhập liền nha, dễ lắm Chia sẻ: Facebook Email Chia sẻ Liên kết

Đã ghim

Cà phê OH

Cà phê OH

#cafe-oh Hội anh em sửa chữa ô tô

Hội anh em sửa chữa ô tô

#hoi-mau-nhiem-nhot

Chủ đề bác đang quan tâm

  • H Huhu
    • Mới nhất: hongthang977
    • 5 phút trước
    Cà phê OH
  • kubetlikubet88 Kubet88 nổi tiếng trên thị trường game trực tuyến với chất lượng và mức độ uy tín cao nhất. Khi
    • Mới nhất: kubetlikubet88
    • 51 phút trước
    Cà phê OH
  • kid0195 Tài liệu hướng dẫn tháo ráp các chi tiết trên xe Toyota Hybrid [Prius & Camry]
    • Mới nhất: kid0195
    • Hôm nay lúc 09:56
    Tài liệu sửa chữa xe du lịch
  • kid0195 Cách đọc sơ đồ mạch điện rất chi tiết
    • Mới nhất: kid0195
    • Hôm nay lúc 09:55
    Hội anh em lái xe vào tìm hiểu
  • kid0195 Tại sao phải lồng 2 lò xo xu-pap vào nhau?
    • Mới nhất: kid0195
    • Hôm nay lúc 09:50
    Hội anh em sinh viên ô tô
Bên trên

Từ khóa » Một Số Hệ Thống Bôi Trơn Thường Gặp Là