Hệ Thống Phanh Chống Bó Cứng ABS ( Anti-lock Braking System )

4 / 5 ( 1 bình chọn )

Mô tả : hệ thống phanh chống bó cứng ABS là gì ? Cấu tạo hệ thống phanh ABS ? Tác dụng của hệ thống phanh ABS ?

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS trong những xe ô-tô.

Ở Việt Nam hiện nay xu hướng sử dụng ô-tô làm phương tiện đi lại chính ngày càng được ưa chuộng bởi sự tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên có rất nhiều xế tài mua và sử dụng xe ô-tô hàng ngày lại không hiểu chính chiếc xe của mình đặc biệt khi gặp những trường hợp khẩn cấp. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một hệ thống quan trọng bậc nhất trong xe ô-tô, hệ thống phanh ABS.

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS là gì ?

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS là một hệ thống trên xe ô-tô giúp cho bánh xe của phương tiện không bị bó cứng trong khi người dùng đạp cần phanh nhằm chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường. Hệ thống ABS được phát minh bởi tập đoàn công nghệ Robert bosch GmbH của Đức và được áp dụng vào năm 1978. Hiện nay nó đã trở thành một bộ phận bắt buộc phải có trong cấu trúc xe ô-tô ở các nước trên thế giới.

Cấu tạo Hệ thống phanh ABS ?

cau tao he thong phanh chong bo cung abs

Hệ thống phanh ABS bao gồm :

Điều khiển trượt ECU: Bộ phận này có tác dụng xác định mức trượt giữa mặt đường và bánh xe dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành của phanh.

Công tắc phanh: báo cho ECU biết khi nào người lái đạp phanh và dừng đạp phanh

Bộ chấp hành của phanh: Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất dầu thuỷ lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.

Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.

Tác dụng chính của hệ thống phanh chống bó cứng ABS là gì ?

he thong phanh chong bo cung abs

Tác dụng của hệ thống phanh ABS

Khi phanh xe hay trong tình huống cần giảm tốc độ hay dừng khẩn cấp thì bánh xe bị hãm cứng và có hiện tượng trượt dài khiến xe không thể điều khiển hướng lái qua đó gây ra những va chạm, tai nạn nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, hệ thống phanh chống bó cứng ABS thể hiện tác dụng cực kỳ quan trọng của nó là chống khóa cứng bánh xe, giúp xe tiếp tục di chuyển chậm dần và tài xế làm chủ được tay lái giảm thiểu tối đa tổn hại về người và tài sản.

Khi sử dụng xe có hệ thống phanh chống bó cứng ABS thì người lái chỉ cần đạp phanh hết mức và điều khiển hướng của xe. Trong khi xe không có hệ thống này thì người lái phải phanh và nhả phanh liên lục để ngăn chặn bánh xe bị bó cứng. Điều này chỉ có thể với các tài xế nhiều kinh nghiệm.

Khi xe chạy và phanh trong điều kiện bình thường thì không có sự khác biệt giữa xe có Phanh ABS và không có phanh ABS. Chỉ trong tình huống phanh gấp thì hệ phanh chống bó cứng ABS mới hoạt động. Khi đó bàn đạp phanh sẽ rung mạnh liên tục để thực hiện quá trình nhấp nhả phanh kèm theo tiếng kêu “kin kít ”.

Làm sao biết xe có trang bị Phanh chống bó cứng ABS hay không?

Khi bật công tắc xe ở vị trí ON chúng ta thấy trên đồng hồ taplo sẽ sáng đèn ABS màu cam vài giây rồi tắt, điều này cho biết xe có hệ thống phanh ABS và hoạt động bình thường. Trong trường hợp đèn báo phanh ABS vẫn sáng cho đến khi  máy nổ thì báo hiệu rằng hệ thống phanh ABS đang bị lỗi và chúng ta cần đem xe đến đại lý Toyota để kiểm tra.

he thong phanh chong bo cung abs

Đèn báo hệ thống phanh chống bó cứng ABS

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS được xem là nền tảng cho các hệ thống an toàn khác như : hệ thống phanh khẩn cấp BA, phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống cân bằng điện tử VSC, kiểm soát lực kéo TRC…

Do đó, hệ thống phanh ABS đã được trang bị trên tất cả các mẫu xe của Toyota.

Xem thêm clip mô phỏng hoạt động của phanh ABS.

 

Từ khóa » Hệ Thống Chống Bó Cứng Abs