Tìm Hiểu Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS - OTO-HUI
Có thể bạn quan tâm
(News.oto-hui.com) – Antilock Brake System (Hệ thống chống bó cứng phanh ABS) là một trong những hệ thống an toàn được trang bị hầu hết trên các xe hơi ngày nay.
Hầu như mọi người đều nghe nhiều về cái tên ABS nhưng không nhiều người trong chúng ta hiểu nó hoạt động như thế nào. Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về hệ thống ABS.
1. Cấu tạo hệ thống ABS:
Hệ thống ABS tiêu chuẩn bao gồm những thành phần chính dưới đây:
- Hydraulic Control Unit (HCU): Bộ Điều Khiển Thủy Lực.
- Anti-lock Brake Control Module: Bộ Điều Khiển ABS (chống bó cứng phanh)
- Front Wheel Speed Sensors/Rear Wheel Speed Sensors: Bộ cảm biến tốc độ bánh trước/Bộ cảm biến tốc độ bánh sau.
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS:
Khi tài xế đạp phanh, dầu phanh sẽ được đẩy vào trong bộ Điều Khiển Thuỷ Lực HCU, và được ép lại tại đây để nâng cao áp suất trước khi được bơm tới các xilanh phanh tại bánh xe.
Trong khi phân tích những dữ liệu do bộ cảm biến tốc độ tại các bánh xe cung cấp, nếu Bộ Điều Khiển ABS “cảm thấy” một bánh xe nào đó sắp bị bó cứng, thì nó sẽ đóng Van không cho dầu phanh đi tới bánh xe đó nữa, và mở Van khi cần thiết cho dầu phanh lưu thông trở lại, bảo đảm cho bánh xe lăn đều trong khi giảm tốc, tránh tình trạng bánh bị khóa cứng.
- Từ vận tốc 20Km/h trở lên, ABS sẽ tự động vận hành, và chúng ta sẽ nghe một tiếng “click” bên trong hệ thống. Khi xe di chuyển với vận tốc dưới 20km/h, ABS sẽ tự ngưng hoạt động.
Nếu ABS bị hư hỏng, thì hệ thống phanh trên xe vẫn hoạt động bình thường. Thông thường khi đèn báo ABS sáng lên, cho biết có trục trặc, đó là lúc hệ thống tự động được chuyển về trạng thái tiêu chuẩn, và chúng ta phải biết rằng hệ thống chống bó cứng phanh ABS không còn hiệu quả trong những lúc phanh gấp nữa.
ABS hoạt động chủ yếu nhờ vào dầu thủy lực. Nếu vì lý do nào đó dầu trong hệ thống bị thiếu hụt, hệ thống ABS sẽ không còn hoạt động hiệu quả.
Video hoạt động của hệ thống ABS:
3. Những lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh ABS:
Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.
Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỉ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận.
Bài viết liên quan:
- Khái quát xilanh chính (tổng phanh) của hệ thống phanh ô tô
- Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa
Từ khóa » Hệ Thống Chống Bó Cứng Abs
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Là Gì? - VOV Giao Thông
-
Hệ Thống Phanh ABS Trên ô Tô: Cấu Tạo, Lịch Sử Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS
-
Hệ Thống Chống Bó Phanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Có Tác Dụng Gì?
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS An Toàn Và Hiệu Quả
-
Các Lỗi Của Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Thường Gặp
-
ABS Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Của Hệ Thống ABS Trên Ô Tô
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS | Chevy An Thái - Genesys
-
Phanh ABS Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Bảo Dưỡng Phanh ABS
-
ABS - HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH - Thaco Thủ Đức
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh – ABS - Toyota Hùng Vương
-
Hệ Thống Chống Bó Cứng Phanh ABS Trên Xe Mô Tô Triumph Hoạt ...
-
Hệ Thống Phanh Chống Bó Cứng ABS ( Anti-lock Braking System )