Hiện Trạng, định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Lúa - Bạc Liêu
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ, giai đoạn đầu thực hiện chuyển đổi năm 2000, diện tích sản xuất mô hình lúa – tôm của tỉnh Bạc Liêu còn thấp khoảng 12.856 ha (trong đó nông dân tự phát canh tác khoảng 5.861 ha) và rất khó khăn trong sản xuất. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện chuyển đổi, tỉnh đã từng bước đầu tư hạ tầng, điều tiết nước hợp lý, tuyên truyền tập huấn kỹ thuật, nhân rộng mô hình cho người dân nên diện tích canh tác mô hình lúa - tôm tăng qua từng năm (năm 2015 diện tích đạt 29.607 ha (tăng 16.751 ha so với năm 2000), năm 2021 diện tích đạt 39.404 ha (tăng 10.000 ha so với năm 2015), lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa và tăng qua từng năm (năm 2019: 50 triệu/ha/năm; năm 2021: Từ 120-130 triệu/ha/năm). Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này còn gặp một số khó khăn, hạn chế như:
Công tác điều tiết phục vụ sản xuất cho mô hình này luôn gặp khó khăn do lưu vực hở, chưa khép kín, chịu ảnh hưởng của chế độ triều biển Đông, triều biển Tây và chế độ thủy văn sông Hậu. Cùng một hệ thống thủy lợi nhưng phải điều tiết nước (mặn, ngọt) phục vụ cho nhiều đối tượng sản xuất (lúa và tôm…) nên tình trạng thiếu nước mặn nuôi tôm vào mùa khô và nước ngọt phục vụ trồng lúa vào mùa mưa thường xuyên diễn ra, đặc biệt trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu;
Mô hình lúa tôm. Ảnh: Phan Thanh Cường
Việc thiết kế hệ thống canh tác lúa - tôm của hộ dân chưa đảm bảo, hệ thống bờ ruộng nuôi chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật (không giữ được nước do thẩm lậu hoặc ngập tràn khi có mưa), mương bao hẹp do đó khi ngừng điều tiết nước hoặc khi mực nước ngoài kênh xuống thấp thì ao/ruộng nuôi bị mất nước rất nhanh;
Hệ thống hạ tầng thủy lợi (ô đê bao khép kín, trạm bơm điện, cống điều tiết nước, …) chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều tiểu vùng nguồn nước ngọt phục vụ trồng lúa còn thiếu và bị động, phụ thuộc vào thời tiết từng năm;
Môi trường nước nguy cơ ô nhiễm, tình hình thời tiết, sâu bệnh trên cây lúa, con tôm diễn biến phức tạp, ... ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất;
Kinh nghiệm trong sản xuất của người dân chưa nhiều, chủ yếu vẫn canh tác theo tập quán cũ (chưa quan tâm tới chất lượng tôm giống, thả tôm nhiều lần trong vụ và thả thẳng không ương (gièo); chưa tuân thủ lịch thời vụ ngành chuyên môn khuyến cáo, …); một bộ phận người dân thiếu vốn đầu tư, chưa am hiểu các thông tin kỹ thuật mới, nên hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình này nhiều năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng;
Việc thực hiện các chính sách thúc đẩy liên kết tiêu thụ nông sản còn bất cập, chưa ngang tầm với tiềm năng và lợi thế; một số tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, vốn điều lệ thấp, năng lực quản lý còn yếu kém, tổ chức hoạt động không đảm bảo theo quy định của Luật Hợp tác xã, … nên khó huy động nguồn lực đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh, do vậy hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã đa số chưa hiệu quả, thiếu tính bền vững.
Để phát triển mô hình này, một số định hướng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới như sau:
Đến năm 2025, mở rộng phát triển từ 43.000 – 45.000 ha (ở những nơi có điều kiện), đang phân vùng quy hoạch tích hợp vào quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh về phát triển vùng phía Bắc Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Phối hợp với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mô hình, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng; tăng cường thông tin đến người dân về tình hình khí tượng thủy văn, lịch thời vụ, lịch điều tiết nước, tình hình dịch bệnh, giải pháp phòng trừ, sâu bệnh, … để nông dân chủ động trong sản xuất.
Xây dựng mô hình tôm sạch - lúa an toàn theo quy trình hữu cơ nhằm nâng cao giá trị và kết nối với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao, tôm sạch mang thương hiệu Bạc Liêu; đẩy mạnh công tác cấp mã số vùng trồng, mã số ao nuôi, xây dựng vùng sản xuất lúa, vùng nuôi an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nâng cao hiệu quả hoạt động các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, khắc phục những hạn chế từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó tiếp cận thị trường; đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp với các tổ chức hợp tác nông dân.
Nâng cao vai trò chủ thể của người dân, phát triển chuỗi liên kết theo hướng “kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ” hình thành các sản phẩm (lúa, tôm) tích hợp đa giá trị, nhằm kích hoạt mô hình kinh tế nông thôn, phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương, hướng tới xây dựng làng quê nông thôn là nơi thật sự đáng sống./.
Phạm Văn Mười
Từ khóa » Tôm Tất Quy Trình Trồng Lúa Nước
-
Quy Trình Trồng Lúa - THÔNG TIN KH&CN VĨNH LONG
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa. Những Biện Pháp Giúp Tăng ...
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LÚA - TaiLieu.VN
-
Nghề Trồng Lúa Nước - TỈNH CÀ MAU
-
Quy Trình Dinh Dưỡng Cho Cây Lúa - Tiến Nông
-
[PDF] QUY TRÌNH KỸ THUẬT
-
Trồng Lúa Bao Lâu Thì Thu Hoạch? Quy Trình, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm ...
-
Tôm Tất Quy Trình Trồng Lúa Nước - Hàng Hiệu
-
Quy Trình Chăm Sóc Lúa Ngắn Ngày Trên đất Phèn Nhẹ - Hợp Trí
-
Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Trên đất Nuôi Tôm - Hợp Trí
-
Từ Cây Lúa đến Con Tôm - Thách Thức Cần Lời Giải
-
Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Trên Nền đất Nuôi Tôm Huyện Thạnh Phú
-
Cà Mau Triển Khai Trồng Lúa Tôm đạt Năng Suất Cao
-
Kỳ Vọng Mô Hình "con Tôm ôm Gốc Lúa" - Báo Nhân Dân