Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa. Những Biện Pháp Giúp Tăng ...

Lúa là cây lương thực chính đóng vài trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, lúa là cây lương thực có diện tích canh tác lớn nhất. Tuy nhiên, những biến đổi trong khí hậu, môi trường, thời tiết… đã khiến sâu bệnh ngày càng nhiều và khó phòng trừ làm giảm năng suất lúa. Bài viết này sẽ giúp bà con nắm vững quy trình canh tác của cây lúa, từ đó tăng năng suất, chất lượng, giá trị của cây lúa.

I.Tổng quan về cây lúa

Lúa là cây trồng rất thân thuộc và phổ biến ở nước ta, cây lúa được trồng khắp mọi miền của đất nước. Đặc biệt điều kiện khi hậu, thổ nhưỡng của nước ta rất thuận lợi cho cây lúa phát triển.

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúaLúa là loại cây trồng chủ lực, được trồng phổ biển tại hầu hết các tỉnh thành của nước ta

Về nhiệt độ: Nhiệt độ có vai tròn rất quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây lúa. Cây lúa có thể sống trong khoảng từ 10 - 400C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để cây lúa phát triển là trong khoảng 20 - 320C.Nếu nhiệt độ tăng hơn 400C hoặc dưới 150C thì cây sẽ phát triển chậm lại, còn nhiệt độ giảm xuống dưới 120C thì cây sẽ ngừng phát triển. Cây lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa, đất phèn…. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nguồn nước cho cây. Cây lúa gồm 4 bộ phận chính: rễ, thân, bông, hạt. Lúa thuộc dạng rễ chùm, rễ phát triển theo từng thời kì của cây lúa. Rễ cây lúa có thể ăn sâu xuống đất, tuy nhiên trên mặt ruộng rễ lúa thường chỉ phát triển khoảng 20cm, nếu phát triển quá sâu, rễ cây dễ bị nghẹt rễ khiến cây chậm phát triển. Để tạo điều kiện cho rễ lúa phát triển tốt, bà con cần làm đất kỹ, đủ độ mùn, đủ lượng nước cần thiết. Thân lúa bao gồm các mắt và lóng. Chiều cao có vai trò quan trọng trong khả năng chống đổ ngã của giống lúa. Lúa có thể đẻ nhánh khi có 4 - 6 lá thật. Trên ruộng lúa cấy, cây lúa đẻ nhánh khi bén rễ hồi xanh. Đến thời kỳ làm đồng lúa kết thúc quá trình đẻ nhánh. Hiện nay các giống lúa mới trên thị trường có khả năng sinh (đẻ) nhánh cao hơn các giống lúa truyền thống. Ngoài ra khả năng sinh (đẻ) nhánh của cây còn phụ thuôc vào giống và điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh... Lá lúa gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. Từ các mần lá trên thân cây sẽ phát triển thành lá lúa, lá lúa phát triển tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như giai đoạn sinh trưởng của cây. Lá có chức năng rất quan trong trong mỗi giai đoạn phát triển, quyết định khả năng sinh trưởng, năng suất của cây.

II.Cách chia vụ lúa ở nước ta

Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên cách chia vụ lúa có sự khác nhau giữa các miền. Đối với các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, các tỉnh thuộc phía Bắc thì vụ lúa được chia làm 2 vụ chính: vụ Chiêm Xuân (tháng 10 đến cuối tháng 5); vụ Mùa ( Cuối tháng 5 đến cuối tháng 11). Còn đối với khu vực Duyên hải Miền Trung thì vụ lúa được chia làm 3 vụ chính: vụ Đông Xuân ( cuối tháng 10 đến tháng 4); vụ Hè Thu ( cuối tháng 4 đến cuốitháng 9); vụ Mùa ( cuối tháng 5 đến tháng 11). Đối với khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm: vụ Mùa ( từ tháng 5,6 đến tháng 11); vụ Đông Xuân ( tháng 11,12 đến tháng 4); vụ Hè Thu ( từ tháng 4 đến tháng 8).

III.Các phương pháp nhân giống lúa

  • Thời vụ để nhân giống lúa tùy thuộc vào thời vụ, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi địa phương.

  • Đất để nhân giống là đất ruộng có độ phì nhiêu cao, được xử lý kỹ, địa hình bằng phẳng chủ động được nguồn nước tưới, sạch cỏ dại.

  • Có hai phương thức chủ yếu để nhân giống lúa: gieo cấy mạ; gieo sạ thẳng.

Đối với phương pháp gieo cấy mạ (tên gọi khác của cây lúa giống) thì bà con có thể gieo mạ thì hạt giống sau khi được xử lý ngâm, ủ thì bà con đem gieo lên các luống mạ đã chẩn bị trước đó. Khi cây mạ phát triển được 4 - 7 lá thì bà con đem mạ ra ruộng để cấy mạ.

lúa mạCây lúa được trồng bằng phương pháp cấy mạ

Đối với phương pháp gieo sạ thẳng thì bà con sau khi xử lý, ngâm, ủ giống thì bà con gieo thẳng giống xuống ruộng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng tỉ lệ thành công không cao bằng phương pháp cấy mạ. Hạt giống gieo thẳng có nguy cơ bị úng nước, chết mầm khiến tỉ lệ thành công thấp.

IV.Quy trình , kỹ thuật canh tác cây lúa

Quy trình trồng lúa bao gồm: chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch.

1.Chọn giống lúa: Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này. Cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bênh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống lúa khác nhau: RVT, HS118, M6, Việt lai 24, Nàng Thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, OM 4059, OM 4900, OM 6561-12, OM 5199-1…

giống lúa rvtGiống lúa là một trong những yếu tố quan trọng , ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng vụ lúa

2.Gieo sạ: Bà con có thể gieo cấy; gieo sạ thẳng. Ngày nay khoa học công nghệ tiến bộ nên bà con hoàn toàn có thể cơ giới hóa việc gieo sạ lúa để tiết kiệm thời gian và nhân công, tăng năng suất lúa, giúp bà con dễ dàng chăm sóc cây lúa hơn. 3.Quy trình bón phân hữu cơ OBI Ong Biển cho cây lúa +Bón lót: Giai đoạn bón lót bón 300 – 400 kg/ ha phân bón hữu cơ OBI Ong biển 3 (1-1-1) đặc biệt + Bón đợt 1: Sau khi sạ từ 7 – 10 ngày tiến hành bón phân cho lúa với lượng bón là : 300 – 350 kg/ha phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa. Chú ý khi bón phải để nước vừa phải không được ngập đầu mầm lúa vì khi bón phân có đóng váng trên mặt có thể làm mầm chậm phát triễn hoặc bị chết. + Bón đợt 2 : Từ 18 – 22 ngày sau sạ tiến hành bón 350 – 400 kg / ha loại phân OBI-Ong Biển 3 chuyên cây lúa. Lưu ý: Sau khi bón phân đợt 2 khi cây giai đoạn 30 – 35 ngày thì tiến hành tháo khô nước để hạn chế những chồi vô hiệu phát triễn, để ruộng khô từ 7 – 12 ngày sau đó cho nước vào lại để bón phân đợt 3. + Bón phân đợt 3: Từ 45 - 50 ngày sau sạ là giai đoạn cây lúa đang nuôi chồi cần bón thúc 350 – 400 kg/ha phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa. + Bón phân đợt 4: Khi cây lúa được 59 - 62 ngày, đây là giai đoạn cây nuôi hạt nên bón 100 - 150 kg/ha phân hữu cơ OBI Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa để bổ xung dinh dưỡng cho cây nuôi hạt. 4.Nước tưới Nước tưới có vai trò rất quan trọng trong quá trình cây lúa phát triển, quyết định năng suất của lúa. Chính vì thế bà con cần cung cấp lượng nước đủ để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao. Ở giai đoạn cây con: Trước thời điểm gieo sạ bà con cần phải để mặt ruộng khô nước. Đế lúc lúa mọc mầm ổn định cho đến khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh bà con cần phải giữ mực nước ở mặt ruộng khoảng từ 1 - 3cm. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh: Thông thường sau khi gieo 15 - 20 ngày là cây lúa sẽ bắt đầu đẻ nhánh. Từ lúc này cho tới khi lúa bắt đầu đứng cái làm đòng thì bà con áp dụng biện pháp tưới nước “ướt - Khô xen kẽ”. Tức là để nước vào ruộng khoảng 5cm rồi để nước tự cạn cho tới khi mặt ruộng nứt nhẹ thì bà con cho nước vào lại. Tiếp tục để ruộng tự khô nứt trở lại. Cứ như thế trong suốt quá trình cây lúa đẻ nhánh. Thời kỳ cây lúa đứng cái làm đòng, trỗ bông, chín sữa: đây là thời kỳ rất quan trọng nên bà con cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây ở thời kỳ nay, đặc biệt trong thời kỳ này bà con không được để ruộng khô nước. Nên duy trì mực nước ruộng khoảng 5cm. Thời lúa chín, thu hoạch: trước khi thu hoạch khoảng 10 - 12 ngày bà con nên tháo cạn nước trong ruộng để việc thu hoạch của bà con thuận lợi hơn. Bà con cũng cần lưu ý khi nhiệt độ thời tiết dưới 200C thì bà con không nên để ruộng cạn nước mà nên để nước trong ruộng khoảng 3 - 5cm để giữ ẩm cho cây. Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh bà con tưới nước ứớt - khô xen kẽ thì nên kết hợp với việc bón phân để cây lúa có thể phát triển cân đối, ổn định. V. Sâu bệnh hại phổ biến trên cây lúa 1.Sâu đục thân bướm hai chấm: Sâu đục thân phá hoại hầu hết ở các giai đoạn của phát triển của cây lúa từ thời kỳ mạ, cho tới thời kỳ trưởng thành. Ở thời kỳ cây mạ sâu gây hại qua các bẹ lá, khiến cây bị héo, gãy. Còn trong thời kỳ cây lúa trưởng thành đặc biệt là thời kỳ lúa đẻ nhánh sâu phá hoại ở phần dưới của thân cây lúa, sâu gây hại khiến cây lúa bị khô, héo chà chết. 2.Sâu cuốn lá: Bao gồm sâu cuốn lá loại nhỏ và sâu cuốn lá loại lớn. Hình thức gây hại của sâu cuốn lá là sâu cuốn các lá lúa hoặc ăn trụi các lá lúa. Khi sâu cuốn các lá lại với nhau ở trên lá lúa có những gân trắng nối dài tạo thành từng mảng lớn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Sâu ăn trụi lá lúa khiến cây không thể phát triển, các đòng lúa bị uốn cong, không thể nở hoa và tạo hạt được ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lúa.

3.Châu chấu, cào cào: Đây là loài côn trùng gây hại phổ biến và nguy hiểm đối với cây lúa. Chúng thường hình thành các đàn lớn di chuyển đến các ruộng lúa, con lớn và con trưởng thành đều gây hại cho lúa. Châu chấu, cà cào gây hại bằng cách ăn các lá lúa, cả lá lúa non và lá lúa già đều bị tấn công. Chúng di chuyển đến đâu đều gây hại cho lúa và các loại hoa màu khác nói chung. Chúng có thể gây hại quanh năm , ở mọi thời điểm trong ngày nhưng mạnh nhất là vào khoảng từ 6 - 10 giờ sáng và 3 - 5 giờ chiều.

4.Rầy nâu: Rầy gây hại ở ở mọi thời kỳ phát triển của cây lúa đặc biệt nhất là thời kỳ cây lúa đẻ nhanh. Chúng gây hại trên cây lúa bằng cách dùng vòi để chích hút nhựa cây,thường những nơi mà bị rầy chích hút sẽ có các vết màu nâu ở trên lá, thân khiến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây lúa bị cản trở, làm cây bị khô, héo và chết, khi rầy gây hại trên diện rộng sẽ thành dịch lớn gây ha hiện tượng lúa bị cháy rầy làm giảm năng suất lúa trầm trọng.

5.Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Triệu chứng của bệnh vàng lùn ở trên cây lúa là khi lá lúa từ màu xanh chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng rồi khô héo. Lúc đầu cây lúa sẽ bị ở những lá phía dưới sau đó lây lên các lá ở phía trê, trên mỗi lá lúa bệnh sẽ lây từ chóp lúa tới các bẹ lá. Bệnh lùn xoắn lá khiến cây lúa phát triển còi cọc, khi bị lùn xoắn lá cây sẽ không thể trổ bông hoặc trổ bông muộn, chất lượng kém, thường sẽ rất ít hạt hoặc hạt lép khiến năng suát lúa giảm. 6.Bệnh đạo ôn: Bệnh thường phát triển khi khí hậu mát, độ ẩm không khí cao, buổi tối có sương. Triệu chứng của bệnh là trên lá lúa xuất hiện các hình thoi, khi bệnh phát triển mạnh chúng sẽ khiến lá bị cháy khô, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và tổng hợp chất dinh dưỡng của cây. Khiến suy giảm năng suất lúa. Ngoài ra trên cây lúa còn thường xuyên một số loại sâu bệnh hại: đốm nâu, đốm vòng, cháy lá, sâu phao, muỗi hành, bọ xít, ốc bươu vàng…. Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây lúa bà con cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, đồng thời phải thường xuyên thăm đồng để phát thiện sớm xâu bệnh và có biện pháp xử lý tránh để sâu bệnh hại phát triển thành dịch. VI. Một số kinh nghiệp giúp tăng năng suất lúa hiệu quả Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố: số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên một bông lúa; tỉ lệ hạt chắc; trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt năng suất cao bà con cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp từ khâu làm đất, chọn giống cho đến thu hoạch. Thời vụ gieo sạ đúng lịch sao cho giai đoạn trổ bông và chín vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho lúa trổ bông, trời năng đẹp, ít mưa. Thuận lợi cho lúa phát triển và bất lợi với sâu bệnh và cỏ dại. Kéo giãn khoảng cách giữa 2 vụ sao cho thích hợp, có thời gian làm dất, để rơm rạ, cỏ dại phân hủy hết, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây hại giai đoạn lúa non, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này.

tăng năng suất lúaPhân bón hữu cơ đặc biệt là phân bón hữu cơ OBI Ong Biển 3 giúp tăng năng suất cây lúa vượt trội

Bón lót nên dùng các loại phân hữu cơ để giúp cải tạo đất đai, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt ngay từ giai đoạn ban đầu, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, các điều kiện bất lợi của thời tiết. Làm đất sớm và dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, có thể tiêu diệt được nhộng và sâu non sâu đục thân trong rơm rạ, cắt đứt nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp của một số loại sâu bênh như rầy nâu,…làm mặt ruộng bằng phẳng thuận lợi cho tưới tiêu. Gieo trồng với mật độ thích hợp, mật độ gieo trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ gieo, giống lúa, tuổi của mạ,…mật độ quá dày thì lúa dễ bị sâu bệnh gây hại như rầy nâu,…., lúa phát triển kém; gieo thưa thì ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này và cỏ dại dễ phát triển. Với mật độ vừa phải tạo điều kiện cây lúa phát triển tốt, hạn chế lúa đổ ngã và sâu bệnh. Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trải qua 3 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng; thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ lúa chín. Mỗi thời kỳ có có những có yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh,…khác nhau:

1.Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Bắt đầu từ khi gieo sạ đến, giai đoạn đẻ nhánh, phát triển lóng thân, lá. Thời kỳ này cần có những chế độ chăm sóc thích hợp để cho lúa phát triển tốt, có số nhánh hữu hiệu cao, nhánh to, khỏe.

Làm sạch cỏ dại, tránh sự canh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng để thuận lợi cho lúa đẻ nhánh và tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh hữu hiệu. Bón phân cân đối hợp lý, bón đầy đủ và kịp thời khi lúa đẻ nhánh, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, nhiều nhánh, hạn chế số nhánh vô hiệu. Phòng trừ sâu bệnh hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá,…hạn chế sự gây hại tới nhánh, lá lúa ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, quang hợp,…làm giảm năng suất lúa. Chế độ nước tưới phù hợp. Khi bón thúc cần duy trì mực nước trong ruộng vừa ngập gốc lúa tạo điều kiện hòa tan phân bón cho lúa dễ hấp thu vào tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh. Cần thoát nước phơi khô ruộng cho lúa cứng cáp trước khi lúa đón đòng để chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo.

2.Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu từ phân hóa mầm hoa đến trổ bông và thụ tinh. Thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trực tiếp đến năng suất lúa (số bông/m2 ; số hạt/bông). Cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp để lúa có số bông hữu hiệu cao, tỉ lệ hạt lép ít:

Bón phân cân đối hợp lý, đúng lúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho lúa phân hóa đòng (nuôi đòng), phân hóa hoa giúp tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu nhiều, đòng và bông to, khỏe; lúa trổ đều, tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh cao. Đây là thời kỳ mẫn cảm của cây lúa với các loại sâu bệnh, nên bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Duy trì mức nước trong ruộng vừa phải, giữ ẩm cho ruộng lúa.

3.Thời kỳ lúa chín: Bắt đầu từ chín sữa đến chín hoàn toàn. Đây là thời kỳ tích lũy chất khô từ thân lá về hạt, là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến số hạt chắc/bông và trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt tỷ lệ hạt chắc cao. Ít hạt lép, trọng lượng hạt nặng bà con cần có chế độ chăm sóc như sau:

Bón phân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡngtạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất khổ, lúa nuôi hạt giúp hạn to, chắc, nặng ký. Cần bón những loại phân bón có hàm lượng kali cao. Giữ mực nước vừa phải, giữ ruộng đủ ẩm, không để ruộng bị hạn. Vào cuối giai đoạn lúa chín (trước khi thu hoạch 10-12 ngày) rút nước khô ruộng, giúp hạn chế lúa đổ ngã và thuận lợi cho thu hoạch. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có những biện pháp kịp thời để xử lý. Thu hoạch khi lúa chín vàng trên 90%, nếu thu hoạch sớm thì một số hạt tích lũy chất khô chưa đầy, còn thu hoạch muộn một số hạt chín sớm dễ bị rụng cũng ảnh hưởng tới năng suất. Sau khi thu hoạch tuốt, đem chế biến hoạc bảo quản ngay. Kết luận:Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cây lúa cần có một chế độ chăm sóc về bón phân, nước tưới, cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh khác nhau. Nên để canh tác lúa đạt năng suất cao thì cần áp dụng nhiều biện pháp với nhau, phù hợp với từng thời kỳ từng giai đoạn là rất cần thiết. Các bài viết liên quan: Các biện pháp để tăng năng suất lúa đơn giản và hiệu quả Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trong nông nghiệp hữu cơ

Từ khóa » Tôm Tất Quy Trình Trồng Lúa Nước