Hiện Tượng Vắt Dòng Phổ Biến Trong Thơ Mới

7. Bố cục luận văn

2.2.7 Hiện tượng vắt dòng phổ biến trong Thơ mới

Kỹ thuật vắt dòng hay bắc cầu khá phổ biến trong Thơ mới. Đây là sự tiếp thu từ thơ Pháp. Trong Thơ mới, vắt dòng có thể coi là một thi pháp, có giá trị thẩm

mỹ riêng. Cũng như nhiều hiện tượng “cách tân” khác, vắt dòng nhằm hạn chế tính

khuôn mẫu của “thơ cũ”, tạo ra cho thơ mới một sức biểu hiện đa dạng hơn, phong

phú hơn, chuyển tải được nhiều hơn lượng thông tin và xúc cảm thẩm mỹ.

Hiện tượng vắt dòng tạo ra một dáng vẻ mới cho sự ngừng nhịp. Nếu như ở những câu thơ không có hiện tượng vắt dòng, chỗ ngừng nhịp cuối dòng bao giờ cũng lâu và đậm, thì với những câu thơ vắt dòng, chỗ ngừng nhịp cuối dòng thường nhanh hơn, gấp gáp hơn để kịp thời chuyển sang dòng vắt ở phía sau. Nhịp điệu ở

những câu thơ vắt dòng, vì vậy thường không “khoan thai”, chậm rãi, đều đặn như

“thơ cũ”. Điều này phù hợp với cuộc sống hiện đại. Và đó chính là “bộ mặt” mới

Bảng 2.20: Thống kê tần số xuất hiện của hiện tƣợng vắt dòng

Tác giả Xuân Diệu Huy Cận Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên

Tần số xuất hiện 55 32 65 76

Như vậy, tổng số lần xuất hiện của hiện tượng vắt dòng trong 268 bài Thơ mới là 228 lần. Trung bình xấp xỉ một bài thơ có một hiện tượng vắt dòng xuất hiện. Dưới đây là một vài ví dụ về hiện tượng vắt dòng:

Nghe nói/ ba em/ chưa chịu nhận/ Cau trầu/ của khách/ láng giềng bên.///

(Gái quê - Hàn Mặc Tử)

Thành Đồ Bàn/ cũng thôi/ không nức nở// Trong sương mờ/ huyền ảo/, lắng tai nghe// Từ một làng/ xa xôi/ bao tiếng mõ//

Tan dần trong/ Im lặng/ của đồng quê///

(Đợi người Chiêm nữ - Chế Lan Viên)

Từ khóa » Thế Nào Là Câu Thơ Vắt Dòng