TRẦN VĂN NAM * THƠ VẮT DÒNG - Sơn Trung Thư Trang

Tuesday, November 18, 2008

TRẦN VĂN NAM * THƠ VẮT DÒNG

====thơ vắt dòngmột hiện tượng thi ca hải ngoạitrần văn nam Thơ xuất hiện đã quá nhiều trên sách báo Việt Ngữ ở hải ngoại, ai cũng muốn thơ mình nổi bật, ai cũng muốn có một chỗ đứng riêng biệt trong nền thi ca, đó là nói riêng những người định làm văn học. Còn thơ để giải tỏa tâm sự, thơ để làm quà tặng cho tình nhân, thơ để tạo danh trên thương trường hoặc chính trường, cũng khá nhiều, nhưng bài này xin gác qua một bên vì không phải là vấn đề văn học ta định bàn tới. Riêng về thơ dành cho văn học hải ngoại cho đến nay vẫn là ánh sáng le lói cuối đường hầm, le lói vì còn quá ít sự độc đáo, mà thơ hay trong sự độc đáo ấy lại thêm phần ít hơn nữa. Ta gọi là đường hầm thi ca, vì cái bóng của thời Thơ Mới Tiền Chiến 1932 - 1945, cái bóng Thơ Tự Do sáng sủa tình tự quê hương của thời kháng chiến, cái bóng Thơ Tự Do có vẻ trí thức mờ tối ý nghĩa của thời văn học miền Nam do Thanh Tâm Tuyền phát huy; cái bóng tình ca tân kỳ Thơ Tám Chữ của Nguyên Sa; cái bóng Thơ Lục Bát đùa giỡn với chữ của Bùi Giáng; cái bóng Thơ Lục Bát có vẻ Thiền Vị Hư Không của thời văn hóa Phật Giáo lên mạnh sau cuộc đảo chánh năm 1963 tại miền Nam; cái bóng ưa sáng tạo ngôn ngữ tân kỳ trong thơ Tô Thùy Yên và Cung Trầm Tưởng. những cái bóng đó làm thành đường hầm thi ca, nói rõ thơ của họ đã xây xong đường hầm, ta làm theo họ chỉ mang tính đồng dạng, không làm nên ánh sáng cuối đường hầm. Vì thơ quá nhiều, khi mở một tạp chí để đọc, vẻ đồng dạng thơ tự do; thơ khó hiểu; thơ vần tình yêu và quê hương, thường làm cho ta hờ hững không đọc đến hết bài. Đoạn trước, ta đã nói mới chỉ có ánh sáng le lói cuối đường hầm, ánh sáng đó ngoi ra từ vẻ đồng dạng, cố gắng mặc bộ đồ khác đồng phục, đó là vài bản sắc hiện đại hóa trong thơ hải ngoại, ít nhất là về văn thể, còn về phần nội dung thì vẫn chưa ra ngoài các đề tài: tình yêu; tình quê hương; tâm linh siêu hình; đấu tranh chính trị; hiện thực dục tính; hiện thực xã hội; nổi loạn chống phi lý. Về văn thể thì có hình thức vay mượn như áp dụng trường phái thơ cụ thể (thịnh hành trong vài năm ở xứ Ba Tây, bên Đức và tại Hoa Kỳ); hoặc cố gắng cách tân văn thể như thơ tự do với những dấu chấm lặng thời gian (thơ Nguyễn Xuân Thiêp); thơ lục bát nhịp điệu mới và hoán chuyển thi đoạn tùy theo độc giả (thơ Du Tử Lê); thơ Vắt Dòng với cách xuống hàng khi chưa hết ý nghĩa trong câu (nhiều người trong "Tạp Chí Thơ"). Thơ vay mượn hình thức của Trường Phái Thơ Cụ Thể thấy cũng có một số người hưởng ứng trong Tạp Chí Thơ, Tạp Chí Hợp Lưu, Tạp Chí Việt; nhưng không đông đảo bằng số người áp dụng kiểu văn thể mới sáng kiến (thơ Vắt Dòng) cũng trên các tạp chí ấy, và rải rác trên vài báo khác. Vì vậy gọi Thơ Vắt Dòng là một hiện tượng thi ca ở hải ngoại. Ta lần lượt phân tích hiện tượng đó như sau: - Muốn làm mới làm khác với thời kỳ Thơ Tự Do Khó Hiểu. - Công khai tỏ bày chịu ảnh hưởng thơ Hoa Kỳ - Đi vào cách vắt dòng của vài người. Lật qua vài trang tạp chí văn chương, về phương diện thị giác (visual), kiểu Thơ Vắt Dòng làm ta bắt mắt ghé trang, thử đọc nó xem sao thơ gì mà không phải thơ văn xuôi thường thấy câu thật dài; thơ gì không phải thơ tự do thường thấy xen kẽ nhiều câu ngắn không đồng đều và từ ngữ khó hiểu; thơ gì không phải thơ vần thường thấy câu thơ xuống hàng đều đặn và ôm vần với nhau; thơ gì mà câu trên chưa trọn nghĩa thì đã xuống câu dưới nối tiếp nghĩa, . đó là Thơ Vắt Dòng gây chú ý bằng thị giác 1. Quả thật về phương diện thị giác đã thấy nó khác thơ tự do dễ hiểu hay thơ tự do khó hiểu, đã thấy nó khác thơ văn xuôi, đã thấy nó khác thơ vần dù mới nhìn qua có vẻ đều đặn về số chữ trong từng câu. Rõ ràng là Thơ Vắt Dòng đã bức phá làm nên một bản sắc riêng biệt, một thể thơ riêng biệt. Ta phải công nhận cái độc đáo văn thể của nó. Lập dị mà đạt tới chất thơ, làm ra các bài thơ hay, thì lập dị trở thành độc đáo. Lập dị mà ai cũng bình phẩm lập dị thì làm sao gọi là Thơ được. Vì vậy, Thơ Vắt Dòng có là thơ hay không thì tùy theo từng người thể hiện. Quả thật Thơ Vắt Dòng muốn thoát khỏi tính cách đồng dạng của "Thơ Tự Do Khó Hiểu". Có nhiều người làm thơ "tự do hũ nút" nhưng ta hãy hỏi sau Thanh Tâm Tuyền ai là người thừa kế trỗi bật. Trong văn học miền Nam, chưa có nhà thơ tự do đáng gọi thừa kế Thanh Tâm Tuyền. "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" thì lại càng khó đạt, vì dễ hiểu nên phải thực sự có giá trị về tứ thơ, về nhạc tính, về thi ảnh, mà phần lớn giá trị của "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" đều làm rạng rỡ cho thời thơ kháng chiến với các tình tự quê hương và dân tộc. Dễ cho sự đánh giá về tứ thơ, về tình tự, về thi ảnh; cho nên "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" cũng dễ bị loại ra khỏi tâm trí con người nếu không đạt. Biết bao nhiêu người làm "Thơ Tự Do Dễ Hiểu" mà chỉ có một vài người thành công. Thơ tình loại "tự do dễ hiểu" lại càng hiếm vì tứ thơ tình yêu trai gái mà không độc đáo thì nhàm chán đường mòn, sáo ngữ, sáo ý. "Lá Diêu Bông" của Hoàng Cầm là tình ca loại Thơ Tự Do Dễ Hiểu, thành công nhờ tứ thơ lạ, từ ngữ lạ, lại thêm những bình phẩm nó có ẩn ý chính trị, rồi đến lượt tác giả cải chính không có ẩn ý chính trị mà là câu chuyện tình có thật thời tác giả mới bắt đầu biết luyến ái; rồi câu chuyện lạ được phổ thành nhạc hay, được nhiều ca sĩ trình diễn. Văn học không có nhiều những bài "thơ tình loại thơ tự do dễ hiểu". Nhắc lại: phần lớn nội dung tình tự quê hương và dân tộc chiếm lĩnh danh dự địa hạt thơ tự do dễ hiểu. Thơ tự do khó hiểu dễ bị xếp vào thơ trí tuệ của trí thức, thơ nổi loạn phi lý (Thanh Tâm Tuyền), thơ trần trụi dục tính (Đô Kh.). Ta theo các tác giả trên là tự mặc áo đồng dạng, vì vậy Khế Iêm mới nói Thơ Vắt Dòng muốn vượt thơ tự do (loại Tự Do Khó Hiểu), gọi là "Cuộc Phản Kháng lần thứ hai" đối với thi ca (Phản Kháng Thơ Tự Do sa vào trò chơi chữ xa lánh đời sống) 2. "Cuộc Phản Kháng lần thứ nhất" tại miền Nam, chống Thơ Mới, với phong trào thơ tự do (loại Tự Do Khó Hiểu). Còn Thơ Tự Do Dễ Hiểu sau bài "Tình Già" của Phan Khôi, đã lớn mạnh bắt đầu từ Thơ Kháng Chiến rực sáng với tình tự quê hương dân tộc. Theo Khế Iêm, người ta ngộ nhận Thơ Vắt Dòng là thừa kế Thơ Tự Do với cùng mặt trận chống Thơ Vần Điệu, vì người ta chưa hiểu mục tiêu chính của Thơ Vắt Dòng là xa lánh trò chơi chữ bí hiểm, đem thơ trở về đời sống. Vì vậy Thơ Vắt Dòng phục hồi và vinh danh tính truyện kể trong thể Thơ Hát Dạo, Vọng Cổ và Nhạc Rap của người da đen Hoa Kỳ. Đến đây ta đề cập đến sự công khai xác nhận chịu ảnh hưởng văn học Hoa Kỳ của lớp người trẻ. Cái bóng của Thơ Đường Trung Hoa, cái bóng của thi ca Pháp với thời kỳ Lãng Mạn Tượng Trưng, đã phủ trùm xuống tâm thức thưởng ngoạn thi ca của ta. Ta cũng thán phục một số thi sĩ Đức, một số thi sĩ Anh, nhưng thơ Hoa Kỳ dường như ít người trong chúng ta (thế hệ được giáo dục từ các chương trình cũ nặng về văn hóa Trung Hoa và Pháp) biết đến, và có biết là những tác giả văn xuôi Mỹ sau khi họ được các giải Nobel văn chương và nhât là sau khi tác phẩm của họ được làm thành những kiệt tác phim ảnh, như tác phẩm của Hemmingway, William Faulkner, John Steinbeck, Herman Melville, Margaret Mitchell. Chỉ vài nhà thơ ta biết như Edgar Poe, Henry Wadsworth Longfellow, Walt Whitman. Từ khi ra hải ngoại, nhất là giới trẻ định cư tại Hoa Kỳ, giới trẻ thuộc thế hệ thứ nhất (không phải giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai chủ yếu viết tác phẩm ngoại ngữ) bắt đầu tìm hiểu sâu hơn văn học Hoa Kỳ, và họ đã công khai nhìn nhận ảnh hưởng. Họ đã áp dụng trường phái Thơ Cụ Thể (không phải phát xuất từ Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ có nhiều áp dụng). Họ đã áp dụng cách dùng từ ngữ dung tục rất phổ biến trong văn chương Tây Phương, Mỹ Châu La Tinh và Hoa Kỳ. Thơ Vắt Dòng cũng rút tỉa được vài điều mới lạ trong thơ Hoa Kỳ, lưu ý cách nhấn hay không nhấn làm nên nhạc tính cho các câu nói đời thường (Lối nói của Mỹ với âm vực cao thấp do nhấn hay không nhấn phân biệt rõ hơn giọng khá đều đều của người Anh). Khế Iêm viết: "Vào đầu thập niên 1990, cuộc phản kháng lần thứ hai xảy ra, chủ yếu ở hải ngoại với những nhà thơ như Nguyễn Đăng Thường, Đỗ Kh., Nguyễn Hoàng Nam. với đề tài tính dục, và những bài thơ Tân Kỳ trên Tạp Chí Thơ. Không giống thời kỳ Thơ Tự Do thập niên 1960, những nhà thơ ở thập niên 1990 sống và tiếp xúc trực tiếp với xã hội, ngôn ngữ và nền văn hóa Tây Phương." 3. Không phải vọng ngoại mà tìm kiếm cái mới về chất liệu để thi ca thoát ra hẳn ảnh hưởng của thời kỳ THƠ MỚI (1932 - 1945), thời kỳ THƠ TỰ DO DỄ HIỂU (1945 - 1954), thời kỳ THƠ TỰ DO KHÓ HIỂU (1954 - 1975). Không vọng ngoại, không hoàn toàn hội nhập văn hóa Anglo-Saxon của Mỹ, vì thật ra "THƠ CỤ THỂ" mà họ ảnh hưởng có nguồn gốc từ Mỹ Châu La Tinh (xứ BRAZIL, BA TẤY) và tính truyện kể trong thơ mà họ muốn phục hồi đã lấy hứng cảm từ nhạc Rap của người Mỹ đen. Mỹ Châu La Tinh còn có Gabriel Garcia Marquez, người xứ Columbia, đoạt giải Nobel văn chương với tác phẩm chủ yếu "Trăm Năm Cô Đơn" (One Hundred Years Of Solitude). Ta có cảm tưởng đây là "Cuốn Thánh Kinh được Tiểu Thuyết Hóa Kỳ Ảo". Tác giả chủ ý "Gây Tự Kỷ Ám Thị: Kể chuyện Thần Kỳ Như Là Chuyện Thật", rút kinh nghiệm từ thơ ấu thấy bà ngoại kể chuyện cổ tích mà nét mặt của bà nghiêm trọng y như là kể chuyện thật. Ngoài thủ pháp hiện-thực-hóa một chuyện siêu-thực, trong tác phẩm của Gabriel Garcia Marquez còn nhễ nhại cái tính dục ở miền nhiệt đới. Văn hóa Mỹ Châu La Tinh, sau các điệu nhạc Tango, Belero, Cha Cha Cha, đã một thời theo quân đội Mỹ vào Việt Nam, nay là tác phẩm văn chương (Thơ Cụ Thể, văn chương nhễ nhại tính dục) đã đóng góp chất liệu mới vào văn học Việt Nam. Đã có một số bài báo Việt Ngữ đề cập đến "Trăm Năm Cô Đơn" mà trước đây trong thời Văn Học Miền Nam hình như chưa hề có ai nói đến. Bây giờ ta đi vào sự tìm hiểu cách vắt dòng của vài người thấy rõ nét, vắt dòng có chủ ý, không hẳn là cứ xuống hàng giữa câu khi câu trên câu dưới gần bằng nhau về số chữ. Theo Khế Iêm thì nhịp điệu Thơ Vắt Dòng tiềm phục nơi cú pháp, nơi dòng chữ đang trôi chảy có những từ lập lại. Giống như ở thể hát dạo ta nghe có nhịp điệu kể, không rõ ràng như cách lặp lại vần ở các bài thơ niêm luật. Vì vậy mỗi người làm Thơ Vắt Dòng có một cú pháp riêng, do đó có một nhịp điệu riêng. Không ai giống ai về nhịp điệu, nhưng giống nhau về thị giác (visual) khi nhìn vào bài thơ, khi thấy các câu bị ngắt lưng chừng "cứ thản nhiên" xuống hàng. Có vài bài thơ cũng làm cho ta thị giác như vậy, nhưng đó chỉ là "thơ cũ không viết hoa ở đầu mỗi câu" (Mỗi câu vẫn trọn nghĩa). Nên không phải là Thơ Vắt Dòng. Trái lại, có bài thơ ta thị giác, như là thơ vần, chữ cuối mỗi câu bắt vần với nhau, nhưng mỗi câu hụt hẫng nghĩa, vậy đây phải nói là "Thơ Vắt Dòng Có Vần". Ví dụ bài "Ở PHÍA CHẤN TRỜI VÔ SẰC" của Đức Phổ (Tạp Chí Thơ, Xuân 2002). Khế Iêm viết: "Giá trị của bài thơ chỉ xác định khi đọc lên. đọc làm cho người làm thơ nắm bắt nhịp điệu. Thơ Hoa Kỳ phân biệt rõ các loại thơ, như "Rap Poetry", "Jazz Poetry" 4. Ta thử đọc những đoạn thơ dưới đây để thấy nhịp điệu trong cú pháp mà có người bảo rằng: "Nếu xem các chữ ấy tạo thành vần của bài thơ, thì vần kiểu này chỉ mang lại tính cách lượm thượm rườm rà" (Lập lại phần trích dẫn của Nguyễn Đăng Thường khi bênh vực thơ Khế Iêm). Nhịp điệu của Rap Poetry trong bài thơ của Khế Iêm, nếu sánh với âm nhạc thì chính là những luyến láy: ...tôi đã làm gì cho cái tủ lạnhvà đừng hỏi cái tủ lạnh đã làmgì cho tôi, bởi cái tủ lạnh làmã số của tôi, cái tủ lạnh là. (Trích bài: Cái Tủ Lạnh) người đàn bà ngủ với người đàn ôngkhông phải chồng của mình, trong căn phòngkhông phải căn phòng của mình, với cái tôikhông phải cái tôi của mình, vàobuổi tối không giống buổi tối nào (vàobuổi tối không khác buổi tối nào) giữanhà ga đầy muỗi mòng và nước đáingựa, nhai lại bất cứ thứ gì có. (Trích bài: Người đàn bà) Một vài bài Thơ Vắt Dòng của Nguyễn Hoài Phương (Tạp Chí Thơ, Xuân 2002) còn trùng điệp từ lập lại, ví dụ bài "Người Đàn Bà Của Chúng Ta". Thơ Vắt Dòng của Nguyễn Đăng Thường mang một vẻ khác, không lập lại từ một cách luyến láy như Khế Iêm, mà đôi khi lại thấy dùng chữ chẻ vần một ngoại ngữ (có nghĩa đối với ngoại ngữ mà cốt tạo âm trong câu thơ Việt Ngữ). Vần chẻ từ ngoại ngữ tạo âm hưởng lắp bắp như kịch phi lý, hoặc "bắt vần vui vẻ rộn ràng" của nhạc Rap: a la cộng thêm đời sống xa hoangồi chơi xơi cá vĩnh viễn trên paradise với bảy mươi hai trinh nữ vàbảy chục chỗ chứa cho thân nhân là. ...rồi hai tôn giáo blớn tuy thờ chungmột ông blời to mà bên na – godbless america còn bên nithì god blamn yankees và không như. (Trích bài: Miss America Becomes Miss World, Hay Là Được Giáp Mật Đắng) Ngoài ra trong thơ cũng như trong văn xuôi tham luận văn chương của Nguyễn Đăng Thường thường dùng những tiếng lóng, làm cho văn bình luận của ông như mất vẻ nghiêm chỉnh tranh luận, và thơ thì không quá độ dung tục nhưng mà như viết giỡn chơi: đêm nọ nằm mơ nghe tiếng đậpcửa thình lình như có lính tớimời đi chơi trong lúc mình đang kỳcọ đánh bóng lại thằng nhỏ sau cơn. (Trích bài: Blue Moon River, Hay Là Mộng Và Thơ) Tuy lối viết tham luận văn chương của Nguyễn Đăng Thường "vui miệng nhằm đâu nói đó" làm cho văn của ông cũng giỡn như thơ, không nghiêm nghị thuyết phục hay phản bác, nhưng một số ý kiến của ông cũng làm sáng rõ chủ trương của Thơ Vắt Dòng: văn chương ở chỗ không dụng tâm làm văn chương, thơ ở chỗ không dụng tâm cần chất thơ theo nghĩa mỹ cảm, nghệ thuật ở chỗ tưởng như không nghệ thuật của tiếng lóng hè phố, chịu ảnh hưởng từ những cuốn sách theo khuynh hướng hiện đại quá độ như "ULYSSES" của James Joyce", "En attendant Godot" của Samuel Beckett. Có người thích văn chương óng chuốt, người thích văn chương huyền ảo mơ hồ, người thích văn chương trần trụi, người thích văn chương hiện thực nghiêm chỉnh, người thích văn chương có trách nhiệm văn hóa không quá lố. đó là tùy theo quan điểm từng người. Cho nên ta trích ý kiến của ông Nguyễn Đăng Thường không phải là ta hoàn toàn đồng ý với tính truyện kể ở trong thơ, không cần chất thơ theo nghĩa mỹ cảm, đảo lộn bậc thang đánh giá thế nào là quý đẹp. Ông viết như sau: "Tân Hình Thức muốn đem ngôn ngữ đời thường vào thơ nên không buồn trau chuốt. Văn xuôi dù có vẻ không chải chuốt (Alain Robbe Grillet) cũng là một cách để trau chuốt. Câu văn ngắn gọn của Hemingway, hay câu văn bất tận của Faulkner cũng đều là văn xuôi trau chuốt cả. một cái tin đôi khi tự chính nó đã có thể là một bài thơ rồi, nhưng không phải vì lời lẽ chải chuốt như thơ. Trọn chương 7 của quyển Ulysses gồm toàn những đoạn văn ngắn có tựa đề riêng, nhại lại các bản tin đăng báo, đọc thấy thú vị như đọc những bài thơ văn xuôi. Đọc truyện của Kafka, hay xem kịch của Beckett ai muốn hiểu thế nào thời cũng tốt. Khi chọn cái bồn tiểu, Duchamp nhìn thấy cái đẹp trong một đồ vật không những tầm thường mà còn bẩn thỉu là đằng khác. Fountain (Cái Bồn Tiểu) là tác phẩm ý niệm (conceptual art) đầu tiên với mục đích phủ nhận các bậc thang giá trị quý đẹp của một tác phẩm nghệ thuật cổ điển.". Đọc đoạn trên ta thấy Nguyễn Đăng Thường chịu ảnh hưởng nhiều của văn học nghệ thuật Tây Phương, văn học phi lý và nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa, chưa thấy làm rõ nét đặc thù của Thơ Vắt Dòng hay Tân Hình Thức Việt Nam muốn vượt khỏi cái bóng Thơ Tự Do thời tạp chí Sáng Tạo, cái bóng văn hóa hiện đại Tây Phương và kết nạp một ít chất liệu của văn nghệ Tân Thế Giới: tính dục không e dè; tính nhạc trong câu nói đời thường; tính truyện kể trong thơ. Thấy đó, một "bức phá" còn loay hoay, nên có lẽ ta chọn hướng văn nghệ có những đặc tính: tân kỳ chứa chất thơ mỹ cảm; gần gũi đời; tâm tình không quá thái cực; thể thơ văn xuôi với nội dung mờ ảo; hoặc thể thơ vần điệu nhưng đề tài một mình một cõi 5. Trần văn Nam(Trong sách dự thảo: THI NHẤN VIỆT NAM HẢI NGOẠI) Chú thích:(1) Nguyễn Đăng Thường, trong bài "Những Kẻ Giết Thơ", Tạp Chí Thơ số Mùa Thu 2001, trang 173.(2) Khế Iêm, trong bài "Tân Hình Thức Và Hiệu Ứng Cánh Bướm", Tạp Chí Thơ số Mùa Xuân 2002, trang 208.(3) Khế Iêm, bài đã dẫn, cùng trang 208.(4) Khế Iêm, trong bài "Tân Hình Thức Và Quan Điểm Thẩm Mỹ Mới", Tạp Chí Thơ, số mùa Xuân 2001, trang 68.(5) Trần Văn Nam, trong bài "Cảm Thức Thi Ca Đối Với Nền Văn Học Phi Lý", tạp chí PHỐ VẮN (Texas), số 16, tháng 2 năm 2002. ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■Nhân Văn | Tin Văn | Phỏng Vấn | Ðiểm Sách | Ðọc SáchThư Viện | Thư Quán | Nối Vòng Tay | Biên Tập===

No comments:

Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)

Pages

  • Home

Contact us: by email

nguyengiahoi@netscape.netsontrung@yahoo.com

Cùng tác giả

  • http://giahoithutrang.blogspot.com
  • http://vanhoavn.blogspot.com
  • http://son-trung.blogspot.com

Labels

  • A. SOLZHENITSYN * QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ (15)
  • A. SOLZHENITSYN * TẦNG ĐẦU ĐỊA NGỤC (6)
  • ALAIN BESANCON * TAI HỌA CỦA THẾ KỶ (3)
  • ANTHONY GIĐENS * MARX TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1)
  • ARCHIMEDES L.A. PATTI * WHY VIETNAM (12)
  • BÁ DƯƠNG * NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ (3)
  • BẢO ĐAI * CON RỒNG VIỆT NAM (1)
  • BẢO NINH * NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (8)
  • BÙI NGỌC TẤN * MỘT THỜI ĐỂ MẤT (9)
  • BÙI NGỌC TÂN.* TRUYỆN KỂ NĂM 2000 (61)
  • BỬU SƠN KỲ HƯƠNG (3)
  • CAO VĂN LUẬN * BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1945-1965 (3)
  • CAO VĂN VIÊN * NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA (1)
  • CAO VĂN VIÊN * NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA (1)
  • CAO XUÂN HUY * THÁNG BA GÃY SÚNG (1)
  • CHINESE HISTORY (14)
  • CRISTOPHORO BORRIS * XỨ ĐÀNG TRONG (5)
  • ĐẠI NAM QUÂC ÂM TỰ VỊ (2)
  • ĐẶNG PHÙNG QUÂN * PHÊ PHÁN TƯ TƯỞNG HỆ MAC XIT (10)
  • DANIEL GRANDCLÉMENT * BẢO ĐẠI (15)
  • ĐẨU TIẾP - SƠN TRUNG * THƠ NGỤ NGÔN (3)
  • ĐẨU TIẾP * ĐỜI TÀI HOA (2)
  • ĐẨU TIẾP * THẦN SIÊU (4)
  • ĐẨU TIẾP * TRONG 99 CHÓP NÚI (3)
  • ĐẨU TIẾP THI TẬP (1)
  • ĐỖ LONG VÂN * NGUỒN NƯỚC ẨN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG (4)
  • ĐỖ LONG VÂN * VÔ KY GIỮA CHÚNG TA (1)
  • ĐỖ MẬU * VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI (5)
  • ĐỖ VĂN PHÚC * CUỐI TẦNG ĐỊA NGỤC (1)
  • ĐOÀN DUY THÀNH * HỒI KÝ (5)
  • ĐỒNG MÔNG CHỈ QUÁN * THICH ĐÔN HẬU (3)
  • DƯƠNG NGHIỄM MẬU * TUỔI NƯỚC ĐỘC (1)
  • ERNEST VAN DEN HAAG * TÍNH GIẢ KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MARX (1)
  • ERNEST VAN DEN HAAG *TÍNH GIẢ KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MARX (1)
  • FOLK LITERATURE (5)
  • FREDERICK ENGELS * ORIGINS OF THE FAMILY (10)
  • GIÁN ĐIỆP (2)
  • GIÁO DỤC (13)
  • HENRY MILLER * CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO (7)
  • HENRY MILLER * THỜI CỦA NHỮNG KẺ GIẾT NGƯỜI (3)
  • HỒ HỮU TƯỜNG * KỂ CHUYỆN (3)
  • HỒ HỮU TƯỜNG * TRẦM TƯ CỦA MỘT TÊN TỘI TỬ HÌNH (2)
  • HỒ TUẤN HÙNG * HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO (4)
  • HỒ VĂN CHÂM * QUAN ĐIỂM (5)
  • HOÀ THƯỢNG TRÍ QUANG * TỰ TRUYỆN (1)
  • HOÀNG KHOA KHÔI * ĐỆ TỨ QUỐC TẾ (3)
  • HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ (1)
  • HOÀNG VĂN CHÍ * TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN (5)
  • HOÀNG VĂN HOAN * HỒI KÝ (11)
  • HỒI KÝ CỐ VẤN TRUNG QUỐC (10)
  • HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ OLCOTT (2)
  • HỒI KÝ LÝ QUÝ CHUNG (2)
  • HUỲNH CHIẾU ĐẲNG * SÁCH CŨ (1)
  • HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH (2)
  • HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM (2)
  • JUNG CHANG * MAO TRẠCH ĐÔNG (15)
  • KARL MARX & ENGELS * TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN (1)
  • KARL POPPER * BIỆN CHỨNG PHÁP (2)
  • KHO CỔ NHẠC MIỀN NAM (1)
  • KHO SACH XƯA (1)
  • KIM NHẬT * VỀ R (2)
  • KÝ TẾ * HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ (3)
  • LẠI NGUYÊN ÂN * TƯ LIỆU THẢO LUẬN THƠ VIỆT BẮC (15)
  • LÂM HOÀNG MẠNH * BUỒN VUI ĐỜI THUYỀN NHÂN (6)
  • LÂM HOÀNG MẠNH * BUỒN VUI ĐỜI TỴ NAN (2)
  • LENIN QUOTES (1)
  • LICH SỦ VIET NAM (4)
  • LIÊN THÀNH * BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG (3)
  • LINH BẢO * GIÓ BẤC (1)
  • LINH BẢO * TRUYỆN NGẮN (1)
  • LINH BẢO * NHỮNG ĐÊM MƯA (2)
  • LINH BẢO * TÀU NGỰA CŨ (2)
  • LM.NGUYỄN HỮU LỄ * TÔI PHẢI SỐNG (7)
  • LỮ PHƯƠNG * TỪ NGUYEN TẤT THÀNH ĐẾN HỒ CHÍ MINH (2)
  • LUÂN HÓAN * MỘT SỐ TÁC GIẢ VIỆT NAM (1)
  • LÝ CHÍ THỎA * MAO TRẠCH ĐÔNG (9)
  • MAI THÁI LĨNH * NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN (6)
  • MAI THẢO * CHUYẾN TÀU TRÊN SÔNG HỒNG (5)
  • MAI THẢO * MƯA NÚI (3)
  • MASAYA SHIRAISHI * PHAN BỘI CHÂU (3)
  • MIKHAIL MAGID * CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ (4)
  • MILOVAN DJILAS * GIAI CẤP MỚI (10)
  • MILOVAN DJILAS * NÓI CHUYỆN VỚI STALIN (28)
  • MILOVAN DJILAS * THE NEW CLASS (4)
  • MINH VÕ * LỊCH SỬ 50 NĂM QUA (2)
  • MINH VÕ * HỒ CHÍ MINH NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP (7)
  • MINH VÕ * PHẢN TỈNH PHẢN KHÁNG THỰC HƯ (20)
  • MUC LỤC BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG (31)
  • NADEGDA KUZNETSOVA * NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ (1)
  • NGHIÊM KẾ TỔ * VIỆT NAM MÁU LỬA (10)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * KIM CỔ KỲ QUAN CHÚ GIẢI (47)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH TOÀN TẬP (26)
  • NGUYỄN VĂN THỚI * BĂNG GHI ÂM KIM CỔ KỲ QUAN (6)
  • NGUYỄN BÁ THỜI * THƠ SÁU NHỎ (1)
  • NGUYỄN CHÍ THIỆP * TRẠI KIÊN GIAM (5)
  • NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ (10)
  • NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * NGÀY THÁNG (1)
  • NGUYỄN HIẾN LÊ * KINH DỊCH (4)
  • NGUYỄN HUY HÙNG * HỒI ỨC TÙ CẢI TẠO VIỆT NAM (4)
  • NGUYỄN KHẢI * ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT (1)
  • NGUYỄN KHOA ĐĂNG * NƯỚC MẮT MỘT THỜI (16)
  • NGUYÊN KIEN GIANG * SUY TƯ 90 (34)
  • NGUYỄN MẠNH TƯỜNG * AN EXCOMMUNICATED (2)
  • NGUYỄN MẠNH TƯỜNG * KẺ BỊ MẤT PHÉP THÔNG CÔNG (3)
  • NGUYỄN MINH CẦN * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1)
  • NGUYỄN MINH CẦN * ĐẢNG CỘNG SẢN (2)
  • NGUYỄN NGỌC ẨN +HỒI KÝ 7 NGÀY Ở CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ (2)
  • NGUYỄN NGỌC TUẤN * SOCIALISM LITERATURE (1)
  • NGUYÊN SA * MỘT BÔNG HỒNG CHO VĂN NGHỆ (2)
  • NGUYỄN SĨ GIÁC THI VĂN TẬP (1)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * CHÚ GIẢI TỨ THÁNH (1)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * TÀI LIỆU VỀ THI CỬ THỜI NHO HỌC (1)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * CHỦ THUYẾT HÒA ĐỒNG (2)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * CỘNG SẢN LUẬN (17)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * CRITIQUE OF COMMUNISM (15)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * ĐỜI SỐNG VIỆT NAM (1)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * DU LỊCH VIỆT NAM (4)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * KHỔNG TỬ LUẬN NGỮ (15)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * MỤC LỤC PHÂN TÍCH TẠP CHÍ HIỆN ĐẠI & THẾ KỶ XX (14)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * MỤC LỤC PHÂN TÍCH TẠP CHÍ SÁNG TẠO (14)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * NHỮNG CON CÁO ĐỎ (9)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * TRUNG QUỐC LUẬN (19)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * TRUYỆN VIỆT KIỀU (8)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU VIÊT NAM HIỆN ĐẠI (59)
  • NGUYỄN THIÊN THỤ * VẬN MỆNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN (8)
  • NGUYỄN THIÊN-THỤ *TRUNG ĐẠO CHÁNH PHÁP (12)
  • NGUYỄN TƯỜNG BÁCH * VIỆT NAM MỘT THẾ KỶ QUA (2)
  • NGUYỄN VĂN NGỌC * CỔ HỌC TINH HOA (1)
  • NGUYỄN VĂN SÂM SƯU TẬP * KINH NĂM ÔNG (1)
  • NGUYỄN VĂN THỌ (1)
  • NGUYỄN VĂN THỌ * KINH DỊCH (12)
  • NGUYỄN VĂN THỌ * THIÊN CHÚA GIÁO (5)
  • NGUYỄN VĂN THỌ * TRUNG DUNG (4)
  • NGUYỄN VĂN THỚI * KIM CỔ KỲ QUAN (37)
  • NGUYỄN VĂN TRUNG * LỤC CHÂU HỌC (10)
  • NGUYỄN VỸ * TUẤN CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT (6)
  • NGUYỄN VỸ * VĂN THI SĨ TIỀN CHIẾN (1)
  • NHÃ CA * RẮN HỒNG (1)
  • NHÃ CA * CON BẦN (1)
  • NHÃ CA * BUỚC KHẼ TỚI NGƯỜI THƯƠNG (6)
  • NHÃ CA * CHUYỆN ĐÔI TA (1)
  • NHÃ CA * CỔNG TRƯỜNG VÔI TÍM (1)
  • NHÃ CA * ĐÊM DẬY THÌ (1)
  • NHÃ CA * ĐÊM NGHE TIẾNG ĐẠI BÁC (3)
  • NHÃ CA * HOA PHƯỢNG ĐỪNG ĐỎ NỮA (3)
  • NHÃ CA * LIÊU TRAI HUẾ (1)
  • NHÃ CA * MƯA TRÊN CÂY SẦU ĐÔNG (1)
  • NHÃ CA * THƯƠNG CHÙM HOA KHẾ (1)
  • NHÃ CA * TÌNH CA CHO HUẾ ĐỔ NÁT (2)
  • NHÃ CA * TRUYỆN CHO NHỮNG TÌNH NHÂN (1)
  • NHẬT HOA KHANH * GẶP TỐ HỮU (5)
  • NHẬT TUẤN * TRÍ KHÔN CÁC BÁC ĐỂ ĐÂU? (4)
  • NHƯ Ý (2)
  • NHỮNG HỒI KÝ CẦN ĐỌC (1)
  • NORMAN BARRY * KINH TẾ TRIẾT HỌC CHXH (2)
  • PHẠM BÁ HOA * HỔI KÝ CHÍNH TRỊ (3)
  • PHẠM BÁ HOA * HỒI KÝ TÙ (3)
  • PHẠM DOANH * ĐỖ PHỦ TOÀN TẬP (1)
  • PHẠM GIA ĐẠI * HỒI KÝ NHỮNG NGƯỜI TÙ CUỐI CÙNG (3)
  • PHAN LẠC TIẾP * MỘT THỜI OAN TRÁI (3)
  • PHÁP BẢO ĐÀN KINH * TUYÊN HÓA (10)
  • PHÙNG GIA LỘC (1)
  • PHÙNG QUÁN * BA PHÚT SỰ THẬT (9)
  • PIERRE BROCHEUX * HỒ CHÍ MINH (1)
  • PRIVATE PROPERTY AND THE STATE (1)
  • RICHARD PIPES * CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (7)
  • SIÊU HÌNH (21)
  • SIMON S. MONTEFIORE * QUAI VẬT KARL MARX (1)
  • SƠN TRUNG * CÁC VĂN KIỆN ANH PHÁP VIỆT (1)
  • SƠN TRUNG *CỐT LÕI TRẦN ĐĨNH (1)
  • SƠN TRUNG THƯ TRANG (1)
  • SƠN TRUNG * CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (43)
  • SƠN TRUNG * CỐT LÕI TÔ HOÀI (1)
  • SƠN TRUNG * CỐT LÕI TRẦN ĐƯC THẢO (1)
  • SƠN TRUNG * EM NHƯ MỘT NU HỒNG (3)
  • SƠN TRUNG * MỘT TRỜI TUYẾT TRẮNG (1)
  • SƠN TRUNG * NHÀ TÙ CỘNG SẢN (104)
  • SƠN TRUNG * NHỮNG TRUYỆN QUỐC CẤM (1)
  • SƠN TRUNG * RAU SAM NGOÀI VƯỜN (20)
  • SƠN TRUNG * SÂN TRƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ (18)
  • SƠN TRUNG * TÀI LIỆU CHIẾN TRANH VIỆT NAM (94)
  • SƠN TRUNG * TÀI LIỆU VƯỢT BIÊN (55)
  • SƠN TRUNG * THƯ TỊCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM (1)
  • SƠN TRUNG * THƯ TỊCH CHIẾN TRANH VIỆT NAM 2 (1)
  • SƠN TRUNG * THƯ TỊCH CHIẾN TRANH VIỆT NAM I (1)
  • SƠN TRUNG * THƯ TỊCH VƯỢT BIÊN (1)
  • SƠN TRUNG * THUẬT NGỮ HÀNH CHÁNH ANH VIỆT (1)
  • SƠN TRUNG * TUYÊN TẬP THƠ SƠN TRUNG (3)
  • SƠN TRUNG * YÊU EM MÀU ÁO TRẮNG (4)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP (1)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP * CHÍNH TRỊ (32)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP * ĐẠO VÀ ĐỜI (8)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP * PHIẾM LUẬN (3)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP * SỬ HỌC (12)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP * TRIẾT HỌC (9)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP * VĂN HÓA GIÁO DỤC (9)
  • SƠN TRUNG VĂN TẬP * VĂN HỌC (25)
  • SOPHIE QUINN JUDGE * THE MISSING YEARS (6)
  • SOPHIE QUINN-JUDGE * CHỐNG CỘNG ĐẢNG (1)
  • STÉPHANE COURTOISE ET AL * MẬT THƯ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (22)
  • STEPHEN OPEPENHEIMER * ĐỊA ĐÀNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG (2)
  • T.LAN. VỪA ĐI ĐƯỜNG VỪA KỂ TRUYỆN (1)
  • TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG * BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM (2)
  • TẠ TỴ * MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ HÔM NAY (2)
  • TẠ TỴ * MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHÊ (1)
  • TÀI LIỆU VỀ KHOÁN (1)
  • TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐ (2)
  • TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC (1)
  • TẢN ĐÀ * LÊN TÁM (1)
  • TẢN ĐÀ * LÊN SÁU (1)
  • TÂN TỬ LĂNG * MAO TRẠCH ĐÔNG (4)
  • THANH TẬM TUYÊN * LIÊN ĐÊM TÌM THẤY MẶT TRỜI (2)
  • THANH TÂM TUYỀN * THƠ Ở ĐÂU XA (1)
  • THANH TÂM TUYỀN * TÔI KHÔNG CÒN CÔ ĐỘC (2)
  • THANH THANH *THE ORIGINALS' AUTHORS (1)
  • THE HISTORY PLACE (1)
  • THE WRITERS POST (1)
  • THICH THIỆN MINH * HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY (4)
  • THÍCH THIỆN MINH * PHẠM CÔNG TẮC (1)
  • THIỀN CĂN BẢN * THÍCH THANH TỪ DỊCH (7)
  • THIỀN SƯ MUJU * GÓP NHẶT CÁT ĐÁ (8)
  • THƠ MỚI (17)
  • THOMAS. D. LÊ * VIETNAMESE SONG LYRICS (1)
  • THƯ MỤC BÁCH KHOA (5)
  • TÔ HẢI * TÔI LÀ MỘT THẰNG HÈN (6)
  • TÔ HOÀI * BA NGƯỜI KHÁC (7)
  • TÔ HOAI * CÁT BỤI CHÂN AI (6)
  • TÔ HOÀI * CHIỀU CHIỀU (4)
  • TÔN PHƯỢNG MINH * TRIỆU TỬ DƯƠNG (7)
  • TRÀ LŨ * BÚT KÝ (2)
  • TRẦN DÂN TIÊN * NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ HỒ CHỦ TỊCH (2)
  • TRẦN ĐĨNH * ĐÈN CÙ (4)
  • TRẦN ĐĨNH * ĐÈN CÙ TẬP II (3)
  • TRẦN ĐỘ * MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI (3)
  • TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN (6)
  • TRẦN NHU * TƯỚNG ĐI ĐÊM (1)
  • TRẦN QUANG CƠ * HỒI KÝ (5)
  • TRẦN QUỐC VƯỢNG * TRONG CÕI (6)
  • TRẦN THƯ * TỬ TÙ TỰ XỬ LÝ (3)
  • TRẦN TRỌNG KIM * MỘT CƠN GIÓ BỤI (2)
  • TRẦN VĂN GIÀU * HỒI KÝ (8)
  • TRẦN VÀNG SAO * TÔI BỊ BẮT (2)
  • TRẦN XUÂN BÁCH * CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1)
  • TRANG TỬ NAM HOA KINH (22)
  • TRI VŨ * TRẦN ĐỨC THẢO NHỮNG LỜI TRĂNG TRỐI (4)
  • TRIỀU ĐẨU * NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG LỠ (3)
  • TRIỆU TỬ DƯƠNG * HỒI KÝ (1)
  • TRỊNH HOÀI ĐỨC * GIA ĐINH THÀNH THÔNG CHÍ (4)
  • TỪ ĐIỂN (1)
  • TƯ ĐIỂN GIẢN THỂ PHỒN THỂ (1)
  • VĂN HỌC HIỆN ÐẠI (17)
  • VẠN MỘC CƯ SĨ *TƯỚNG PHÁP (1)
  • VI ĐỨC HỒI * HỒI KÝ (12)
  • VI ĐỨC HỐI * Ở XỨ C CÒNG (2)
  • VIÊN LINH * THỊ TRẤN MIỀN ĐÔNG (1)
  • VIÊN LINH * TÌNH NƯỚC MẶN (1)
  • VIETNAMESE LITERATURE (1)
  • VĨNH HẢO * CỞI TRÓI (4)
  • VĨNH HẢO * TRUYỆN NGẮN (2)
  • VÕ HOÀNG * GÓC BỂ BÊN TRỜI (4)
  • VÕ LONG TRIỀU * HỒI KÝ (4)
  • VÕ PHIẾN * BÚT KÝ (2)
  • VÕ PHIEN * TRUYỆN NGẮN (2)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU -HIẾU ĐỆ * NƯƠC MẮT TÌNH YÊU (2)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU * CHỈ LÀ KỶ NIỆM (2)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU * CON NHỆN GIĂNG TƠ (1)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU * HÙM CHẾT ĐỂ DA (1)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU * MỘT THUỞ YÊU NHAU (3)
  • VÕ PHƯƠC HIẾU * NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN (1)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU * PHÁ SƠN LÂM ĐÂM HÀ BÁ (2)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU * QUÊ CHA QUÊ MẸ QUÊ MÌNH (1)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU- HIẾU ĐỆ * NIỀM ĐAU BẠC TÓC (2)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU-HIẾU ĐỆ * BÊN ĐỤC BÊN TRONG (1)
  • VÕ PHƯƠC HIẾU-HIẾU ĐỆ * NGÀN SAO LẤP LÁNH (1)
  • VÕ PHƯỚC HIẾU-HIẾU ĐỆ * NƯỚC LỚN NƯỚC RÒNG (1)
  • VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM (305)
  • VŨ KHẮC KHOAN * MƠ HƯƠNG CẢNG (4)
  • VŨ THƯ HIÊN* ĐÊM GIỮA BAN NGÀY (4)
  • VƯƠNG KIM * HỘI LONG HOA (3)
  • WILLIAM DUIKER * HO CHI MINH A LIFE (7)

Search This Blog

Blog Archive

  • ▼  2008 (539)
    • ▼  November (501)
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ VII
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ VI
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ V
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ IV
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ III
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ II
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ I
      • GÓP NHẶT CÁT ĐÁ * LỜI GIỚI THIỆU
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 9
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 8
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 7
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 6
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 5
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 4
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 3
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 2
      • MỘT THỜI ĐỂ MẤT * 1
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 61
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 60
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 59
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 58
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 57
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 56
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 55
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 54
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 53
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 52
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 51
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 50
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 49
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 48
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 47
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 46
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 45
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 44
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 43
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 42
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 41
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 40
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 39
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 38
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 37
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 36
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 35
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 34
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 33
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 32
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 31
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 30
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 29
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 28
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 27
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 26
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 25
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 24
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 23
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 22
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 21
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 20
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 19
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 18
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 17
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 16
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 15
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 14
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 13
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 12
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 11
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 10
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 9
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 8
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 7
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 6
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 5
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 4
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 3
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 2
      • TRUYỆN KỂ NĂM 2000 * 1
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VIII
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VII
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VI
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH V
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH IV
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH III
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH II
      • NỖI BUỒN CHIẾN TRANH I
      • BA PHÚT SỰ THẬT * IX
      • BA PHÚT SỰ THẬT * VIII
      • BA PHÚT SỰ THẬT * VII
      • BA PHÚT SỰ THẬT * VI
      • BA PHÚT SỰ THẬT * V
      • BA PHÚT SỰ THẬT * IV
      • BA PHÚT SỰ THẬT * III
      • BA PHÚT SỰ THẬT * II
      • BA PHÚT SỰ THẬT * I
      • GẶP TỐ HỮU * 5
      • GẶP TỐ HỮU 4
      • GẶP TỐ HỮU * 3
      • GẶP TỐ HỮU * 2
      • GẶP TỐ HỮU * 1

Bravenet Hit Counter

Total Pageviews

About Me

My photo vanhoa View my complete profile

Từ khóa » Thế Nào Là Câu Thơ Vắt Dòng