Hình Tứ Diện đều Có Bao Nhiêu Mặt Phẳng đối Xứng, Cạnh, Trục, Tâm ...
Có thể bạn quan tâm
Hình tứ diện đều là gì? Có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng, cạnh, trục, tâm đối xứng? Công thức tính thể tích hình tứ diện đều là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, baonhieu.net sẽ đi hướng dẫn và giải đáp về khái niệm cũng như các tính chất, công thức liên quan đến hình tứ diện đều để mọi người cùng tham khảo nhé.
Mục lục
- 1 Hình tứ diện đều là gì?
- 2 Hình tứ diện đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng, cạnh, trục, tâm đối xứng?
- 3 Cách vẽ hình tứ diện đều chuẩn xác
- 4 Cách tính thể tích hình tứ diện
Hình tứ diện đều là gì?
Hình tứ diện đều là một trong những khái niệm khá dễ hiểu. Cụ thể, trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D. Khối đa diện có 4 đỉnh A, B, C, D gọi là khối tứ diện. Nếu những khối tự diện này có các mặt là tam giác đều thì được gọi là khối tứ diện đều.
Nói một cách dễ hiểu nhất thì tứ diện đều là tứ diện có 4 mặt là tam giác đều. Tứ diện đều là một hình chóp tam giác đều và ngược lại, nếu hình chóp tam giác đều có thêm điều kiện cạnh bên bằng cạnh đáy thì sẽ tạo ra tứ diện đều.
Hình tứ diện đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng, cạnh, trục, tâm đối xứng?
Tứ diện đều có 4 mặt và 6 cạnh. Cụ thể là:
- 4 mặt tứ diện là (ABC); (ACD); (ABD); (BDC).
- 6 cạnh của tứ diện là AB; AC; AD; BD; BC; CD.
- Trong đó các cạnh bên đều sẽ bằng nhau: AB = AC = AD = BD = BC = CD.
- Góc ở mỗi mặt tứ diện là 60 độ.
Hình tứ diện đều có 6 mặt đối xứng. Mỗi mặt đều chứa 1 cạnh và trung điểm cạnh đối diện (hình vẽ).
Tứ diện đều có các cặp cạnh đối vuông góc, đoạn nối trung điểm 2 cạnh đối là đoạn vuông góc chung của 2 cạnh đối đó. Và khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của tứ diện đều bằng độ dài đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh đối diện ấy.
Cách vẽ hình tứ diện đều chuẩn xác
Việc vẽ hình là một bước rất quan trọng, hình vẽ chính xác thì bạn mới có thể giải được bài toán một cách dễ dàng nhất. Do đó khi giải toán liên quan đến hình tứ diện thì bạn cần lưu ý về cách vẽ hình. Cụ thể cách vẽ tứ diện đều ABCD ta thực hiện theo các bước sau:
- Coi hình tứ diện đều là một hình chóp tam giác đều. Chẳng hạn A.BCD.
- Đầu tiên bạn vẽ mặt là mặt đáy. Chẳng hạn là mặt BCD.
- Sau đó vẽ một đường trung tuyến của mặt đáy BCD. Chẳng hạn BM là trung tuyến của tam giác BCD.
- Xác định trọng tâm G của tam giác BCD và G chính là tâm của đáy.
- Dựng đường cao (đường thẳng đi qua G song song với mép bên vở hoặc tờ giấy của các bạn).
- Xác định điểm A trên đường vừa dựng và hoàn thiện hình.
Lưu ý: Tứ diện đều cạnh a là tứ diện có tất cả các cạnh bằng a.
Cách tính thể tích hình tứ diện
Giả sử ABCD là khối tứ diện đều cạnh a, G là trọng tâm tam giác BCD (hình như trên) thì bạn có thể tính thể tích hình tứ diện đều theo công thức sau:
Mọi câu hỏi khác đều có đáp án tại trang: Đáp Án Chuẩn
Bài viết đã giải đáp một số kiến thức về tính chất cũng như cách tính thế tích hình tứ diện đều một cách cụ thể nhất. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức cần thiết để bạn có thể vận dụng vào giải bài tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Posted in: Câu hỏi thường gặpTừ khóa » Diện Tích Hình Ohanwgr
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Phẳng, Thể Tích Vật Thể Bằng Tích Phân
-
Cách Tính Diện Tích Phẳng, Thể Tích Hình Phẳng Chi Tiết Nhất - Thủ Thuật
-
Tính Diện Tích Hình Phẳng: Lý Thuyết, Công Thức Tính Và Bài Tập
-
Tính Diện Tích Hình Phẳng Giới Hạn Bởi Hai đồ Thị Hàm Số
-
Ứng Dụng Tích Phân Tính Diện Tích Hình Phẳng
-
Diện Tích Hình Phẳng Giới Hạn Bởi Hai đường Cong
-
Diện Tích Hình Phẳng Giới Hạn Bởi Ba đường Cong
-
Diện Tích Hình Phẳng Giới Hạn Bởi đồ Thị Hàm Số (y = (x^2) ) Và
-
Công Thức ứng Dụng Tích Phân Tính Diện Tích, Thể Tích đầy đủ
-
Tính Diện Tích Hình Phẳng Giới Hạn Bởi đồ Thị Hàm Số X3
-
Nâng Cao - Ứng Dụng Tích Phân Tính Diện Tích Và Thể Tích - Tăng Giáp
-
Cách Tính Góc Giữa Hai Mặt Phẳng Và Bài Tập Vận Dụng - Toán Hình 11
-
Công Thức Tính Góc Giữa đường Thẳng Và Mặt Phẳng, Các Cách Xác ...