Nâng Cao - Ứng Dụng Tích Phân Tính Diện Tích Và Thể Tích - Tăng Giáp

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > TOÁN HỌC > LỚP 12 > Chủ đề 3. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN > Bài 3. Ứng dụng của tích phân > Nâng cao Ứng dụng tích phân tính diện tích và thể tích

Thảo luận trong 'Bài 3. Ứng dụng của tích phân' bắt đầu bởi Huy Hoàng, 20/2/16.

Trang 1 của 9 trang 1 ← 2 3 4 5 6 → 9 Tiếp >
  1. Huy Hoàng

    Huy Hoàng Guest

    Tính thể tích khối tròn xoay là một phần của ứng dụng tích phân thường xuất hiện trong các đề thi toán lớp 12 cũng như kỳ thi Quốc gia. Bài viết này giới thiệu với mọi người đầy đủ ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_01.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_02.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_03.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_04.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_05.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_06.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_07.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_08.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_09.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_10.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_11.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_12.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_13.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_14.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_15.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_16.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_17.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_18.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_19.png ứng dụng tính diện tích, thế tích_Page_20.png

    Bài viết mới nhất

    • Ứng dụng tích phân tính diện tích và thể tích20/02/2016
    • Tính thể tích vật thể16/12/2014
    Last edited by a moderator: 3/5/20 Huy Hoàng, 20/2/16 #1
  2. Huy Hoàng

    Huy Hoàng Guest

    mọi người góp ý nha
    Huy Hoàng, 22/2/16 #2
  3. Đỗ Huy

    Đỗ Huy Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 16/2/16 Bài viết: 17 Đã được thích: 3 Điểm thành tích: 3
    Cảm ơn admin Huy Hoàng nha, mình đang cần bài này
    Đỗ Huy, 22/2/16 #3
  4. Hoàng Dũng

    Hoàng Dũng Thành viên cấp 1

    Tham gia ngày: 11/10/14 Bài viết: 465 Đã được thích: 11 Điểm thành tích: 18 Giới tính: Nam
    Nếu có bài dễ hơn thì tốt quá :D
    Hoàng Dũng, 23/2/16 #4 Huy Hoàng and Tăng Giáp like this.
  5. Huy Hoàng

    Huy Hoàng Guest

    Hoàng Dũng nói: ↑
    Nếu có bài dễ hơn thì tốt quá :DClick to expand...
    Để tớ kiếm xem nhé
    Huy Hoàng, 24/2/16 #5
  6. quanaogiaxuongcom

    quanaogiaxuongcom Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 6/6/17 Bài viết: 16 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nữ
    Công thức tính thể tích V của khối tròn xoay được tạo ra khi quay hình thang cong, giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x), trục Ox và hai đường thẳng a;b\left( {a < b} \right) xung quanh trục Ox là: A. \(V = \pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)dx}\) B. \(V = \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)dx}\) C. \(V = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx}\) D. \(V = \pi \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx}\)
    quanaogiaxuongcom, 5/2/18 #6
    1. Minh Toán
      Chọn A.
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  7. Thach.truongquang830

    Thach.truongquang830 Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 20/4/17 Bài viết: 19 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Cho đồ thị hàm số y = f(x). Xác định công thức tính diện tích S của hình phẳng ( phần gạch chéo ) trong hình. [​IMG] A. \(S = \int\limits_{ - 2}^3 {f\left( x \right)dx}\) B. \(S = \int\limits_0^{ - 2} {f\left( x \right)dx} + \int\limits_2^3 {f\left( x \right)dx}\) C. \(S = \int\limits_{ - 2}^0 {f\left( x \right)dx} + \int\limits_3^0 {f\left( x \right)dx}\) D. \(S = \int\limits_{ - 2}^0 {f\left( x \right)dx} + \int\limits_0^3 {f\left( x \right)dx}\)
    Thach.truongquang830, 5/2/18 #7
    1. Minh Toán
      Nhìn vào đồ thị ta thấy \(f\left( x \right) \ge 0\) với \(x \in \left[ { - 2;0} \right]\) \(\Rightarrow {S_1} = \int\limits_{ - 2}^0 {f\left( x \right)dx}\) \(f\left( x \right) \le 0\) với \(x \in \left[ {0;3} \right]\) \(\Rightarrow {S_2} = \int\limits_3^0 {f\left( x \right)dx}\) Ta chọn đáp án C.
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  8. Noctrlz

    Noctrlz Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 7/10/17 Bài viết: 14 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Tính thể tích V của khối tròn xoay khi quay quanh trục hoành của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = x\left( {4 - x} \right)\) với trục hoành. A. \(V = \frac{{512}}{{15}}\) B. \(V = \frac{{32}}{3}\) C. \(V = \frac{{512\pi }}{{15}}\) D. \(V = \frac{{32\pi }}{3}\)
    Noctrlz, 5/2/18 #8
    1. Minh Toán
      Với dạng này ta cần nhớ công thức tính \({V_{Ox}} = \pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)dx}\) (đvtt) Đầu tiên ta tìm giao của đồ thị với Ox ta được \(x = 0 \vee x = 4\). Lúc này ta chỉ cần nhập biểu thức vào máy tính như sau: [​IMG] Vậy đáp án là C.
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  9. noianhden321

    noianhden321 Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 30/7/17 Bài viết: 16 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: Nam
    Cho hàm số f(x) xác định và đồng biến trên [0;1] và có \(f\left( {\frac{1}{2}} \right) = 1\), công thức tính diện tích hình phẳng được giới hạn bởi các hàm số \({y_1} = f\left( x \right);{y_2} = {\left( {f\left( x \right)} \right)^2};{x_1} = 0;{x_2} = 1\) là: A. \(\int\limits_0^{\frac{1}{2}} {f\left( x \right)\left( {1 - f\left( x \right)} \right)dx} + \int\limits_{\frac{1}{2}}^1 {f\left( x \right)\left( {f\left( x \right) - 1} \right)dx}\) B. \(\int\limits_0^1 {\left\{ {f\left( x \right) - {{\left( {f\left( x \right)} \right)}^2}} \right\}dx}\) C. \(\int\limits_0^1 {\left\{ {{{\left( {f\left( x \right)} \right)}^2} - f\left( x \right)} \right\}dx}\) D. \(\int\limits_0^{\frac{1}{2}} {\left| {f\left( x \right)} \right|\left( {1 - f\left( x \right)} \right)dx} + \int\limits_{\frac{1}{2}}^1 {f\left( x \right)\left( {f\left( x \right) - 1} \right)dx}\)
    noianhden321, 5/2/18 #9
    1. Minh Toán
      Công thức tổng quát ứng với \({y_1} = f\left( x \right);{y_2} = g\left( x \right);{x_1} = a;{x_2} = b\left( {a < b} \right)\) \(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right|dx}\) Do \(f\left( x \right)\) đồng biến nên ta có: \(f\left( x \right) < 1 \Rightarrow x < \frac{1}{2};\,f\left( x \right) \ge 1 \Rightarrow x \ge 1\) \(\Rightarrow S = \int\limits_0^1 {\left| {f\left( x \right) - {{\left( {f\left( x \right)} \right)}^2}} \right|dx} = \int\limits_0^1 {\left| {f\left( x \right)\left( {f\left( x \right) - 1} \right)} \right|dx}\) \(= \int\limits_0^{\frac{1}{2}} {\left| {f\left( x \right)} \right|\left( {1 - f\left( x \right)} \right)dx} + \int\limits_{\frac{1}{2}}^1 {f\left( x \right)\left( {f\left( x \right) - 1} \right)dx}\) Vậy đáp án đúng là D.
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  10. xuan hải

    xuan hải Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 3/11/17 Bài viết: 4 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Tính thể tích V của khối trong xoay được tạo nên khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = \sqrt {36 - {x^2}}\) với trục hoành khi quay quanh trục hoành. A. \(V = 288\pi\)(đvtt) B. \(V = 144\pi\)(đvtt) C. \(V = 12\pi\)(đvtt) D. Không tính được.
    xuan hải, 5/2/18 #10
    1. Minh Toán
      \(y = \sqrt {36 - {x^2}} \Leftrightarrow {y^2} + {x^2} = 36\) Đây là đồ thị phương trình đường tròn có tâm O(0;0) bán kính bẳng 6. Khi đó khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số với trục hoành quanh trục hoành chính là khối cầu tâm O(0;0) bán kính bằng 6. [​IMG] Thể tích khối cầu sẽ được tính bằng công thức \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}.\pi {.6^3} = 288\pi\)
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  11. Xuân Thịnh

    Xuân Thịnh Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 9/5/17 Bài viết: 4 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Tính thể tích V của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y=lnx, trục Ox, và đường thẳng x=2 quanh trục Ox. A. \(V = \pi {\left( {\ln 4 - 1} \right)^2}\) B. \(V = \pi {\left( {\ln 4 - 1} \right)^2}\) C. \(V = 2\pi {\left( {\ln 2 - 1} \right)^2}\) D. \(V = 2\pi {\left( {\ln 4 - 1} \right)^2}\)
    Xuân Thịnh, 5/2/18 #11
    1. Minh Toán
      Hoành độ giao điểm giữa (C) và trục Ox là nghiệm của phương trình \(\ln x = 0 \Leftrightarrow x = 1\). \(V = \pi \int\limits_1^2 {{{\left( {\ln x} \right)}^2}dx}\). Đến đây ta chỉ việc dùng máy tính bỏ túi để tính tích phần và đối chiếu với 4 phương án A, B, C, D.
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  12. xuan2000

    xuan2000 Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 16/10/17 Bài viết: 4 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: Nữ
    Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường \(y = {x^2} - 1\) và \(y = - {x^2} + 2x + 3\) không được tính bằng công thức nào sau đây? A. \(S = \int\limits_{ - 1}^2 {\left( { - {x^2} - x + 2} \right)} dx\) B. \(S = \int\limits_{ - 1}^2 {\left| {\left( {{x^2} - 1} \right) - \left( { - {x^2} + 2x + 3} \right)} \right|} dx\) C. \(S = \int\limits_2^{ - 1} {\left( {2{x^2} - 2x - 4} \right)} dx\) D. \(S = \int\limits_{ - 1}^2 {\left| {2{x^2} - 2x - 4} \right|} dx\)
    xuan2000, 6/2/18 #12
    1. Minh Toán
      Ta có phương trình hoành độ giao điểm: \(- {x^2} + 2x + 3 = {x^2} - 1\) \(\Leftrightarrow 2{x^2} - 2x - 4 = 0\) \(\Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = - 1}\\ {x = 2} \end{array}} \right.\) Khi đó diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số đã cho được tính bằng công thức: \(S = \int\limits_{ - 1}^2 {\left| {\left( {{x^2} - 1} \right) - \left( { - {x^2} + 2x + 3} \right)} \right|} dx\). Từ đây suy ra phương án B và D đúng. C đúng vì: \(\begin{array}{l} S = \int\limits_{ - 1}^2 {\left| {\left( {{x^2} - 1} \right) - \left( { - {x^2} + 2x + 3} \right)} \right|} dx\\ = \int\limits_{ - 1}^2 {\left| {2{x^2} - 2x - 4} \right|} dx = \int\limits_2^{ - 1} {\left( {2{x^2} - 2x - 4} \right)} dx\\ (do\,2{x^2} - 2x - 4 < 0,\forall x \in \left( { - 1;2} \right)\, \end{array}\) Nhận xét ta có thể suy ra ngay A sai vì rõ ràng thiếu hẳn hệ số 2 và \({ - {x^2} - x + 2}\) không lớn hơn 0 \(\forall x\in(-1;2)\).
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  13. xuancuong0809

    xuancuong0809 Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 27/7/17 Bài viết: 3 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nữ
    Tính thể tích vật thể tròn xoay được tạo hình phẳng gạch chéo trong hình vẽ quay quanh trục Ox, biết f\left( x \right) = {x^2} - 4x + 4. [​IMG] A. \(V = 3\pi\) B. \(V = \frac{55}{3}\pi\) C. \(V = \frac{33}{5}\pi\) D. \(V = \frac{1}{5}\pi\)
    xuancuong0809, 6/2/18 #13
    1. Minh Toán
      \(V = \pi \int\limits_0^3 {{{\left( {x - 2} \right)}^2}} dx = \pi \int\limits_0^3 {{{\left( {x - 2} \right)}^2}d\left( {x - 2} \right)}\) \(= \pi .\frac{1}{3}{\left( {x - 2} \right)^3}\left| {\begin{array}{*{20}{c}} 3\\ 0 \end{array}} \right. = \pi .\frac{1}{3}.\left( {{{\left( {3 - 2} \right)}^3} - {{\left( {0 - 2} \right)}^3}} \right)\) \(= 3\pi\)
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  14. Bích Nguyễn

    Bích Nguyễn Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 22/10/17 Bài viết: 13 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nữ
    Gọi N(t) (ml/phút) là tốc độ rò rỉ dầu từ cái thùng tại thời điểm t. Biết \(N'\left( t \right) = t{\left( {t - 1} \right)^2}\). Tính lượng dầu rò rỉ ra trong một tiếng đầu tiên. A. 3097800 ml B. \(\frac{1}{12}\)ml C. 30789800 ml D. 12 ml
    Bích Nguyễn, 6/2/18 #14
    1. Minh Toán
      \(N'\left( t \right) = t\left( {{t^2} - 2t + 1} \right) = {t^3} - 2{t^2} + t\). Vì lượng dầu tính theo phút, nên công thức tính lượng dầu sẽ được tính như sau: \(\int\limits_0^{60} {N'\left( t \right)} dt = \int\limits_0^{60} {\left( {{t^3} - 2{t^2} + t} \right)} dt\) \(= \frac{1}{4}{t^4} - \frac{2}{3}{t^3} + \frac{1}{2}{t^2}\left| {\begin{array}{*{20}{c}} {60}\\ 0 \end{array}} \right.\) \(= 3097800\left( {ml} \right)\)
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  15. ducganghanviet

    ducganghanviet Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 23/8/17 Bài viết: 10 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay phần mặt phẳng giới hạn bởi đường cong \(y=x^2\) và \(y = \sqrt x\) quanh trục Ox. A. \(V = \frac{{13\pi }}{5}\) B. \(V = \frac{{13\pi }}{15}\) C. \(V = \frac{{3\pi }}{10}\) D. \(V = \frac{{3\pi }}{5}\)
    ducganghanviet, 6/2/18 #15
    1. Minh Toán
      Xét phương trình hoành độ giao điểm ta có \({x^2} = \sqrt x \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 0}\\ {x = 1} \end{array}} \right.\) . Ta thấy trên (0;1) thì \(\sqrt x \ge x\). Nên \(V = \pi \int\limits_0^1 {\left( {x - {x^4}} \right)dx} = \pi \left( {\frac{{{x^2}}}{2} - \frac{{{x^5}}}{5}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}} 1\\ 0 \end{array}} \right.\) \(= \pi \left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{5}} \right) = \frac{3}{{10}}\pi\)
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  16. Tiến Khoa

    Tiến Khoa Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 11/6/17 Bài viết: 9 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Cho hình phẳng trong hình bên (phần tô đậm) quay quanh trục hoành, thể tích khối tròn xoay tạo thành được tính theo công thức nào sau đây? [​IMG] A. \(V = \int\limits_a^b {\left[ {f(x) - g(x)} \right]dx}\) B. \(V = \pi \int\limits_a^b {\left[ {f(x) - g(x)} \right]dx}\) C. \(V = \pi \int\limits_a^b {\left[ {{f^2}(x) - {g^2}(x)} \right]dx}\) D. \(V = \pi \int\limits_a^b {\left[ {{g^2}(x) - {f^2}(x)} \right]dx}\)
    Tiến Khoa, 6/2/18 #16
    1. Minh Toán
      Từ hình vẽ ta thấy trong đoạn [a;b]: \(f(x) > g(x) > 0\) nên \({f^2}(x) > {g^2}(x)\). Vậy: \(V = \pi \int\limits_a^b {\left[ {{f^2}(x) - {g^2}(x)} \right]dx}\) .
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  17. Tiến Đạt

    Tiến Đạt Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 9/11/17 Bài viết: 8 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Tính thể tích V của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số y = \frac{{{x^3}}}{3} và \(y = {x^2}\) quanh trục hoành. A. \(V = \frac{{436}}{{35}}\pi\) B. \(V = \frac{{468}}{{35}}\pi\) C. \(V = \frac{{486}}{{35}}\pi\) D. \(V = \frac{{9\pi }}{2}\)
    Tiến Đạt, 6/2/18 #17
    1. Minh Toán
      Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^3}}}{3}\) và đồ thị hàm số \(y = x^2\) là: \(\frac{{{x^3}}}{3} = {x^2} \Leftrightarrow {x^2}(3 - x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 3 \end{array} \right.\) Ta có: \({x^2} \ge \frac{{{x^3}}}{3},\forall x\left[ {0;3} \right]\) Suy ra: \(V = \pi \int\limits_0^3 {\left( {{x^4} - \frac{{{x^6}}}{9}} \right)} dx = \left. {\pi \left( {\frac{{{x^5}}}{5} - \frac{{{x^7}}}{{63}}} \right)} \right|_0^3 = \frac{{486\pi }}{{35}}\)
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  18. tienduat82

    tienduat82 Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 5/4/16 Bài viết: 7 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Một khối cầu có bán kính 5dm, người ta cắt bỏ 2 phần bằng 2 mặt phẳng vuông góc với bán kính và cách tâm 3dm như hình vẽ. Tính thể tích V của vật thể thu được. [​IMG] A. \(V = 132\pi\) B. \(V=41\pi\) C. \(V = \frac{100}{3}\pi\) D. \(V = 43\pi\)
    tienduat82, 7/2/18 #18
    1. Minh Toán
      Đặt hệ trục tọa độ tâm O là tâm của mặt cầu, đường thẳng đứng là trục Ox, đường ngang là trục Oy. Khi đó: đường tròn lớn có phương trình \({x^2} + {y^2} = 25.\) Bài toán trở thành tính thể tích khối tròn xoay giới hạn bởi Ox, đường cong \(y = \sqrt {25 - {x^2}}\), đường thẳng x=3 và x=-3 quay quanh trục Ox. Vậy: \(V = \pi \int\limits_{ - 3}^3 {\left( {25 - {x^2}} \right)dx = 132\pi }\)
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  19. tienduat82

    tienduat82 Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 5/4/16 Bài viết: 7 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Cho hình thang cong trong hình bên (phần tô đậm) quay quanh trục hoành, thể tích khối tròn xoay tạo thành được tính theo công thức nào sau đây? [​IMG] A. \(V = \int\limits_a^b {f(x)dx}\) B. \(V = \int\limits_a^b {{f^2}(x)dx}\) C. \(V = \pi \int\limits_a^b {f(x)dx}\) D. \(V = \pi \int\limits_a^b {{f^2}(x)dx}\)
    tienduat82, 7/2/18 #19
    1. Minh Toán
      Chọn D.
      Minh Toán, 6/12/17 #link
  20. tiệp

    tiệp Mới đăng kí

    Tham gia ngày: 17/10/17 Bài viết: 5 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: Nam
    Với giá trị nào của m thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = - {x^2} + 2x và (d):y = mx\left( {m < 0} \right) bằng 27 đơn vị diện tích. A. m=-1 B. m=-2 C. \(m \in \emptyset\) D. \(m \in\mathbb{R}\)
    tiệp, 7/2/18 #20
    1. Minh Toán
      Phương trình hoành độ giao điểm: \(\begin{array}{l} - {x^2} + 2x = mx \Leftrightarrow {x^2} - \left( {2 - m} \right)x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 - m > 0 \end{array} \right.\\ S = \int_0^{2 - m} {\left| { - {x^2} + 2x - mx} \right|} dx = \int_0^{2 - m} {\left( { - {x^2} + 2x - mx} \right)} dx = \left. {\left( { - \frac{{{x^3}}}{3} + {x^2} - \frac{{m{x^2}}}{2}} \right)} \right|_0^{2 - m}\\ = - {m^3} + 6{m^2} - 12m + 8 = 27 \end{array}\)Do đó m=-1. Do đó .
      Minh Toán, 6/12/17 #link
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content Trang 1 của 9 trang 1 ← 2 3 4 5 6 → 9 Tiếp >

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > TOÁN HỌC > LỚP 12 > Chủ đề 3. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN > Bài 3. Ứng dụng của tích phân >

Từ khóa » Diện Tích Hình Ohanwgr