Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa/Trong Văn Hóa Việt Nam - Wikibooks
Có thể bạn quan tâm
Trang đầu || Mở đầu | Tín ngưỡng | Biểu tượng | Nghệ thuật | Võ thuật | Chiêm tinh | Văn hóa Trung | Văn hóa Hàn | Văn hóa Việt | Văn hóa khác | Giải trí || Tác giả
Với đặc thù là miền nhiệt đới ẩm, có nhiều rừng rậm, đồi núi, Việt Nam là nơi có môi trường phù hợp cho sự phát triển của loài hổ (phân loài hổ Đông Dương) do đó hổ là động vật xuất hiện nhiều trong tự nhiên tại đây, Hình ảnh con hổ đi vào nền văn hoá dân gian Việt Nam một cách phong phú, đa dạng và đặc sắc. Ít nơi nào con hổ mang nhiều tên gọi như ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ vị trí quan trọng của nó trong đời sống văn hóa của người dân. Cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống và tôn giáo, con hổ đã trở thành một linh thú mang rất nhiều nét tính cách của xã hội Việt Nam. Con hổ là một hình tượng đặc biệt trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa cho đến nay, đối với văn hóa Việt Nam, hổ là biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh vô song, Do sức mạnh và sự nhanh nhẹn của chúng, người ta thường phong cho hổ là chúa sơn lâm.,[1] không những thế, trong đời sống văn hóa ở Việt Nam, hổ được quan tâm đặc biệt, loài mãnh thú, chúa tể rừng xanh này được mổ xẻ kỹ lưỡng, từ chuyện xây nhà, lấy vợ, sinh con năm dần, đến tác dụng của cao hổ cốt, thậm chí, đến pín hổ cũng được mổ xẻ tỉ mỉ. Xiếc hổ Việt Nam cũng xuất hiện từ khá sớm với nhiều nghệ sĩ tài năng như nhà luyện hổ Tạ Duy Hiển.
Hình tượng con hổ đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa của cư dân Việt. Những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ, điều này cho thấy con hổ đã gắn bó hàng nghìn đời nay với người dân Việt Nam với sự trân trọng và sau này được nhân nhân thờ cúng trong các miếu, đền. Con hổ còn xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam và những bức tranh thờ Hàng Trống đã trở thành mẫu mực trong tranh Việt Nam. Ngoài ra, hình ảnh con hổ đi vào nền văn hoá dân gian Việt Nam với những biểu hiện, những hình thức phong phú và đặc sắc. Theo thống kê sơ bộ, người Việt Nam có hơn 1.200 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca liên quan tới hổ. Hổ còn là đề tài trung tâm của nhiều câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại. Hổ còn gợi nguồn cảm hứng mạnh cho nhiều thi sĩ để họ viết nên những bài thơ độc đáo như bài thơ Nhớ rừng kể về lời con hổ trong vườn bách thú của Thế Lữ. năm 1932). Hổ cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt thường ngày, nơi thờ tự, nhà cửa. Câu chuyện về Hùm thiêng Yên Thế đề về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám. Truyện Trí khôn của ta đây nhắc về câu chuyện trí tuệ chiến thắng sức mạnh. Tục ngữ Hổ dữ chẳng nỡ ăn thịt con nói về tình cha mẹ dành cho con và mong muốn con cháu giỏi giang, làm vinh hiển gia đình, đất nước như câu: Hổ phụ sinh hổ tử.
Trong văn hóa Việt Nam tồn tại hai quan điểm song song về hổ, một quan điểm văn hóa đề cao và sùng kính sức mạnh, vẽ đẹp, tài trí của loài hổ đồng thời một quan điểm sợ và khinh gét, bài trừ loài mèo lớn này vì những nổi ám ảnh của loài hổ trong mối quan hệ với con người (câu chuyện trí khôn của ta đây, hổ thành tinh, yêu tinh hổ, phong trào săn giết hổ). Nhưng nhìn chung thì quan điểm văn hóa thứ nhất luôn thắng thế. Người Việt Nam kính sợ hổ, gọi hổ bằng Ông Ba Mươi, ông cọp, ông hổ, ông khái, ngài, chúa tể sơn lâm, chúa sơn lâm, chúa tể rừng xanh, mãnh hổ rừng xanh, mãnh chúa sơn lâm, mãnh hổ, ngoài ra, tùy địa phương, tùy sinh hoạt, quan hệ giữa người và hổ không đồng nhất ở các vùng miền. Tuy rằng ở đâu cũng sợ cọp, kiêng dè gọi bằng ông cọp, ông ba mươi, ông thầy, ông kễnh, ông Cả… nhưng dường như người dân Bắc Bộ kinh sợ cọp hơn người dân Đồng bằng sông Cửu Long vấn đề sau là trong tâm lý người dân Miền Bắc và Miền Nam, cách tiếp cận với con cọp, hay Thần Hổ, có phần khác nhau. Phía Bắc, từ đồng bằng lên Mạn Ngược, có nơi sùng bái hùm thiêng, thờ phụng đến mê tín. Người dân Miền Nam cũng sợ cọp, nhưng chỉ là nỗi sợ hãi cụ thể, vật chất mà không sùng tín. Tâm lý này thể hiện từ giới cầm quyền, các Chúa Nguyễn, Đàng Trong, đã tổ chức những trận đấu Voi và Cọp. Voi được xem như thú vật tuân phục và hữu ích, trái với cọp hung tợn và phá hoại.
Dù là con vật hoang, rất ít khi được thuần phục nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân Việt, trong đời sống thường nhật và tôn giáo. Nó không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn mang quyền uy chi phối hung dữ của kẻ anh hùng. Sức mạnh này buộc con người phải nghĩ cách để khuất phục hổ. Có thể thấy trong dân gian còn tồn tại câu chuyện về một cuộc đấu trí giữa hổ và người, trong đó, con trâu, kẻ vốn đã bị con người thuần phục và con hổ, kẻ luôn tìm cách áp chế con người được đặt đối xứng nhau để so sánh. Con hổ, từ khía cạnh phá hoại, nó đã mang lại cho con người nhiều mối lo. Người Việt Nam đánh giá rất cao tầm quan trọng và lợi ích kinh tế (nhất là giá trị dược liệu) của hổ, đồng thời cũng từng phải chịu không ít hậu quả do hổ gây ra. Nhiều trường hợp hổ mò vào các bản làng miền núi, bắt gia súc, gia cầm và cả người, gây tổn thất vật chất cùng tâm lý lo sợ cho nhân dân. Chuyện hổ ăn thịt người không hiếm gây kinh sợ cho cả cả cộng đồng người (nhất là một con hổ có tên là cọp ba móng hoành hành dọc hữu ngạn sông Đồng Nai đã vồ chết và ăn thịt 128 người).
Mối quan hệ ban đầu của hổ với con người là sự đối địch. Tuy nhiên, sự ý thức được của con người thông minh về sức mạnh của loài hổ đã khiến họ nhận ra việc đối phó và chung sống với hổ là cần thiết. Trong lịch sử viết theo thể ký có rất nhiều chuyện đã kể lại mối quan hệ của hổ với con người mà điển hình là câu chuyện Bố cái đại vương Phùng Hưng là một người phục hổ bằng tay không hoặc nhiều vị anh hùng, võ tướng, các vị hảo hán khác đã đánh được hổ. Cho đến giờ, khi con người đã có nhiều cách để khuất phục và thuần phục loài hổ nhưng về mặt văn hóa, tư tưởng quan hệ giữa loài hổ và loài người vẫn không phải là quan hệ chủ tớ như các loài gia cầm, gia súc, vật nuôi, voi, ngựa. mà hổ luôn chiếm một vị trí ngang hàng. Suy nghĩ thông thường khi đàn thú xa rời môi trường tự nhiên, sống trong điều kiện nuôi nhốt, chăm sóc của con người, nó sẽ bị thuần hóa. Tuy nhiên, với loài hổ thì hoàn toàn ngược lại, càng bị nuôi nhốt trong điều kiện ngặt nghèo, chật chội, bản năng hoang dã của chúng trỗi dậy càng mạnh mẽ, càng dữ dằn, nguy hiểm hơn[2][3] và chắc chắn, hổ chưa bao giờ là con vật như con mèo con trong nhà.[4]
Trang con
[sửa]- Người Việt cổ
- Thời Đại Việt
- Nhà Nguyễn
- Thời hiện đại
- ▲ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định. {{{publisher}}}. Truy cập 6 tháng 10 năm 2013.
- ▲ Chuyện thú vị về tình trường của hổ - VTC News
- ▲ Đấu trường đấu hổ độc nhất thế giới ở Việt Nam - VTC News
- ▲ Náo loạn Thảo Cẩm Viên vì hổ xổng chuồng-ho |Tin tuc trong ngay 24h
Từ khóa » Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa Việt Nam
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa Dân Gian
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Dòng Chảy Văn Hoá Việt Nam | Thời Sự
-
Một Góc Nhìn Về Hình Tượng Hổ Trong Văn Hóa Việt | Thời Sự
-
Con Hổ Và Dấu ấn Trong đời Sống Văn Hoá Việt
-
Hình Tượng Hổ Trong Các Nền Văn Hóa - Tạp Chí Sông Hương
-
Biểu Tượng Hổ Trong đời Sống, Văn Hoá Của Các Nước Châu Á - VOV
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Mỹ Thuật Dân Gian Của Người Việt
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa Việt | Giác Ngộ Online
-
Ý Nghĩa độc đáo Của Loài Hổ Trong Văn Hóa Dân Gian - Tuổi Trẻ Thủ Đô
-
Hình Tượng Hổ Trong Văn Hóa Một Số Quốc Gia
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa Cung đình - Sách Hay - Zing News