Hình Tượng Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Một Nỗi đau Riêng ... - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Văn hóa - Lịch sử
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.24 KB, 70 trang )
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN======NGUYỄN MỸ NGÂNHÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONGTIỂU THUYẾT MỘT NỖI ĐAU RIÊNGCỦA KENZABURO OEKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Văn học nƣớc ngoàiHÀ NỘI – 2018TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN======NGUYỄN MỸ NGÂNHÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONGTIỂU THUYẾT MỘT NỖI ĐAU RIÊNGCỦA KENZABURO OEKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Văn học nƣớc ngoàiNgƣời hƣớng dẫn khoa họcTS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNGHÀ NỘI – 2018LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn ThịBích Dung, ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời giannghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn cùngcác thầy cô của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã luôn nhiệt tình giảngdạy, truyền thụ kiến thức cùng những kinh nghiệm sống quý báu trong suốtquá trình học tập tại trƣờng. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trongthƣ viện nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìmtòi và nghiên cứu đề tài.Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và nhữngngƣời bạn đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và quan tâm em trong suốtthời gian vừa qua.Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, tháng 5 năm 2018Sinh viên thực hiệnNguyễn Mỹ NgânLỜI CAM ĐOANNhững nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớngdẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Bích Dung.Mọi tham khảo dùng trong khóa luận đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tácgiả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm.Hà Nội, tháng 05 năm 2018Sinh viên thực hiệnNguyễn Mỹ NgânMỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 12. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 33. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 54. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi khảo sát ...................................................... 55. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 56. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5NỘI DUNG ....................................................................................................... 6Chƣơng 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG MỘT NỖIĐAU RIÊNG ...................................................................................................... 61.1. Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật .............................................. 61.1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................. 61.1.2. Khái niệm hình tƣợng nhân vật ............................................................... 71.2. Kenzaburo Oe và con đƣờng sáng tác văn chƣơng .................................... 81.3. Hình tƣợng nhân vật trong Một nỗi đau riêng và nỗi ám ảnh bomnguyên tử ......................................................................................................... 131.3.1. Ngoại diện bất thƣờng – quá trình tiến hóa ngƣợc của các nhân vật .... 131.3.1.1. Ngoại diện nửa ngƣời nửa vật ............................................................ 131.3.1.2. Ngoại diện già nua, khô héo thiếu sức sống ...................................... 161.3.1.3. Ngoại diện biến dạng, kì quái của những đứa trẻ .............................. 171.3.2. Những con ngƣời cô đơn, sợ hãi và bất an ........................................... 191.3.2.1. Định mệnh cô đơn .............................................................................. 191.3.2.2. Nỗi sợ hãi, bất an bủa vây .................................................................. 241.3.3. Khát vọng tự do và trái tim lƣơng thiện ................................................ 29TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 37Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬTTRONG MỘT NỖI ĐAU RIÊNG.................................................................... 382.1. Tính tự thuật, sự luân chuyển điểm nhìn, đan cài ngôi kể, lột tả bi kịchnhân sinh ......................................................................................................... 382.2. Thời gian dồn nén và đầy kịch tính .......................................................... 422.3. Không gian bức bối, ngập bóng tối, âm u và ghê rợn .............................. 452.3.1. Không gian bức bối, chật hẹp đóng kín nhƣ “chiếc hộp” ..................... 452.3.2. Không gian ngập tràn bóng tối, âm u .................................................... 492.3.3. Không gian ghê rợn bởi sự tàn bạo và ám ảnh xác ngƣời .................... 502.4. Thủ pháp nghịch dị khắc họa sự tha hóa của hình tƣợng nhân vật .......... 54TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 59KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60TÀI LIỆU THAM KHẢOMỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiĐi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu nền văn học của các nƣớc khác là mộtviệc làm vô cùng thiết thực, ý nghĩa. Một mặt, có thể gắn kết hơn nữa tìnhgiao hữu với các nƣớc bạn thông qua những hiểu biết về lịch sử, kinh tế, vănhóa, xã hội, con ngƣời…đƣợc thể hiện trong văn học. Mặt khác, đây là dịp đểmở rộng vốn hiểu biết, học hỏi, tiếp thu thêm những kinh nghiệm, những cáimới, cái hay của các nền văn học khác nhau tạo tiền đề cho việc giữ gìn bảnsắc và thúc đẩy sự phát triển của văn học nƣớc nhà vƣơn tầm thế giới, bắt kịpvới thế giới.Nói đến văn chƣơng thế giới, không thể bỏ qua văn học Nhật Bản vớinhững tác giả, tác phẩm xuất sắc mà kết tinh là Yasunary Kawabata (đoạt giảiNobel Văn học năm 1968), Kenzaburo Oe (đoạt giải Nobel Văn học năm1994) và những tác phẩm của họ. Nếu Kawabata là ngƣời lữ khách đi tìm cáiĐẹp thì Oe khẳng định bản thân “là một người sống trong cái thế giới vốn cónhư hiện nay và lưu giữ những kí ức cay đắng không phai mờ về thời quákhứ, tôi không thể noi theo Kawabata từng nói về mình như về một người sinhra bởi vẻ đẹp của Nhật Bản” [13,174]. Ông cũng khẳng định: “Tôi bao giờcũng khước từ những cảm xúc trực tiếp của chính mình và đặt chúng trongmối tương quan với xã hội, với đất nước, với thế giới” [11,168]. Ông luôn dấnthân vào đời sống xã hội để truy tìm bản chất của loài ngƣời trong một cuộctự vấn dai dẳng về bản thể. Sự xuất hiện của Kenzaburo Oe đã khiến dòngchảy hiện đại của nền văn xuôi Nhật Bản trở nên mạnh mẽ hơn, tân kì hơn.Các sáng tác của Oe rất phong phú bao gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyếtcùng tiểu luận về các đề tài chính trị, xã hội, văn chƣơng. Có thể kể đến mộtvài tác phẩm nhƣ: Nuôi thù (1957), Những nụ héo chồi độc, những đứa trẻbạo tàn (1958), Một nỗi đau riêng (1964), Tiếng gào câm lặng (1967), Trò1chơi của những người cùng thời (1979), Thức dậy, con người hiện đại (1983),Cây xanh rực lửa (1995)… Và tiểu thuyết thực sự là cánh đồng đƣợc tác giảvun trồng, phát triển mạnh mẽ. Điều đó đƣợc khẳng định bằng những giảithƣởng cao quý của Nhật Bản và giải Nobel.Xuyên suốt trong nhiều tác phẩm, ta thấy Oe thƣờng đi sâu khai thácmối quan hệ giữa ngƣời cha và đứa con dị tật từ đó khái quát những vấn đề cánhân, gia đình thành những vấn đề xã hội mang tầm vóc nhân loại. Đánh dấucho thành công của ông về chủ đề cha – con và nƣớc Nhật chính là tiểu thuyếtMột nỗi đau riêng đƣợc sáng tác năm 1964. Đây đƣợc cho là một trong nhữngtiểu thuyết hay nhất, đƣa ông lên vị trí cao nhất trên văn đàn Nhật những nămhậu chiến.Trong Một nỗi đau riêng, từ đầu đến gần cuối tác phẩm, ngƣời đọcnhận thấy sự u ám xuyên suốt, nhịp sống uể oải, bóng dáng những ý định xấuxa nhƣng tác giả đã không khiến ngƣời đọc thất vọng khi để lại một ánh sángđẹp đẽ ở cuối tác phẩm qua quyết định lấy lại sự sống cho đứa con dị tật củanhân vật ngƣời cha. Diễn biến này hoàn toàn nhất quán với những gì ông từngviết: “Văn học cần phải phát hiện ra mặt sáng sủa từ phía u ám của nhânloại, đem lại sức mạnh cho con người…văn học cho dù viết ra bao điều u ámcủa nhân loại, vừa viết về những âm thanh dòng sông đang cuốn trôi trongđêm khuya đáng sợ, vừa phải ngẫm nghĩ sao cho đến trang cuối cùng kết cụchiện ra trước mắt nhân loại phải là niềm hoan lạc lớn lao” [18,396]. Cùngvới tƣ tƣởng sâu sắc đó, để làm nên một sinh mệnh sống mạnh mẽ cho tácphẩm của mình, Oe luôn tâm niệm tạo ra sợi dây liên kết chặt chẽ giữa cánhân, gia đình, xã hội và thế giới xung quanh.Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tƣtƣởng, thông điệp, ý nghĩa khái quát mang tầm vóc nhân loại, thời đại là hìnhtƣợng nhân vật. Vì vậy, việc tìm hiểu Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết2Một nỗi đau riêng của Kenzaburo Oe là một việc làm ý nghĩa, thiết thực, giúpta hiểu sâu sắc tác phẩm cũng có nghĩa là hiểu biết thêm về văn hóa – xã hội,con ngƣời Nhật Bản và tiếp thu chọn lọc những tinh hoa để làm giàu cho nềnvăn học nƣớc nhà.2. Lịch sử vấn đềCuộc đời của Kenzaburo Oe, sự nghiệp văn học và các tác phẩm củaông đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, khai thác. Do giới hạnvề thời gian và trình độ nên khóa luận chỉ đề cập đến các công trình, bài viếtnghiên cứu, dịch thuật ở Việt Nam.Nghiên cứu về tác giả Oe, trong cuốn Vấn đề quỷ ma và những chuyệnthực khác, bài viết với tựa đề Cha và con (A father and his son) của ký giảngƣời Mỹ - David Remnick, đƣợc chuyển ngữ bởi nhà phê bình Nguyễn QuốcTrụ, đã đề cập đến mối quan hệ cha – con Oe. Đồng thời, bài viết đề cập mốiquan hệ của Oe với ngƣời bạn Mishima đã tự sát của mình và cho thấy ảnhhƣởng của nó đối với suy nghĩ cũng nhƣ sáng tác của Oe.Về sáng tác, Kenzaburo Oe tự lí giải về mình qua Giải mã mô hình củatôi về thế giới (Những bậc thầy văn chương) của NXB Văn học, Hà Nội. Oeviết: “trong việc giải mã cái mô hình nghệ thuật do một ai đó tạo ra, giữa ýthức, nhãn quan của người khác được biểu hiện trong mô hình ấy, và giữa ýthức, nhãn quan của bản thân mình thế nào cũng nảy sinh một liên hệ căngthẳng, năng động” [14,328].Trong cuốn Phê bình văn học Trung Quốc đương đại của NXB Khoahọc xã hội, Hà Nội, tác giả Trần Minh Sơn có bài nghiên cứu Văn học cầnphải hướng tới ánh sáng (Đối thoại văn chương giữa Mạc Ngôn vàKenzaburo Oe). Bài viết khai thác những điểm tƣơng đồng, kế thừa trong tƣtƣởng hƣớng văn học đến ánh sáng của hai nhà văn lớn.3Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2, năm 2007, tác giả Ôn Thị MỹLinh có bài viết Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật của Oe Kenzaburo. Bàinghiên cứu cho thấy quan niệm dấn thân, sáng tạo trong nghệ thuật, quanniệm nghệ thuật phải hàn gắn những nỗi đau và quan niệm nghệ thuật cầnhƣớng đến ánh sáng cho dù cuộc sống xung quanh có u tối đến đâu.Nghiên cứu về Một nỗi đau riêng phải kể đến bài nghiên cứu của TS.Đào Thị Thu Hằng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4, năm 2007 có tiêuđề Oe Kenzaburo và nỗi đau nhân loại trong Một nỗi đau riêng. Bài viết phântích thời gian mang tính kịch, nghệ thuật kể chuyện và vấn đề thời đại, vấn đềcá nhân thể hiện trong tiểu thuyết Một nỗi đau riêng.Tiểu thuyết này còn nhận sự quan tâm đặc biệt của tác giả Ôn Thị MỹLinh với nhiều bài viết đi sâu khai thác yếu tố nghệ thuật cùng đăng trên Tạpchí Nghiên cứu văn học nhƣ: Cảm quan về không gian trong tiểu thuyết Mộtnỗi đau riêng của Oe Kenzaburo (số 1, 2008), Nghịch dị trong nghệ thuậtkhắc họa chân dung nhân vật của Oe Kenzaburo (qua tiểu thuyết Một nỗi đauriêng) (số 3, 2008), Trạng thái hiện sinh của con người trong tiểu thuyết Mộtnỗi đau riêng (số 8, 2008).Ngoài ra, TS. Trần Thị Thục có bài nghiên cứu Ảnh hưởng của triếthọc hiện sinh trong tác phẩm Một nỗi đau riêng của Oe Kenzaburo, đăng trênTạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 396, năm 2017. Bài viết đề cập đến vấn đề thahóa và nỗi sợ hãi của con ngƣời, biểu hiện sự ảnh hƣởng của triết học hiệnsinh trong tác phẩm.Nhìn chung, các bài viết ít nhiều đã đề cập đến nhân vật trong sáng táccủa Oe, các khía cạnh thuộc về nhân vật song chƣa có công trình mang tínhtổng hợp, khai thác sâu và toàn diện vấn đề hình tƣợng nhân vật trong Một nỗiđau riêng và gắn nó với cuộc đời tác giả. Trong khóa luận này, ngƣời viếtmuốn hoàn thiện đầy đủ hơn, kĩ lƣỡng hơn vấn đề Hình tượng nhân vật trong4Một nỗi đau riêng. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều chứa đựng những ýnghĩa riêng gắn với những vấn đề thời đại nên cần khai thác sâu và đa diệnhơn nữa.3. Mục đích nghiên cứuĐề tài nhằm mục đích khám phá hình tƣợng nhân vật trong Một nỗi đauriêng của Kenzaburo Oe, hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa tác phẩm trên nhiềuphƣơng diện, thấy đƣợc tài năng của nhà văn và những đóng góp lớn lao củaông cho văn học Nhật Bản nói riêng và cho văn học thế giới nói chung.4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi khảo sát4.1. Đối tượng nghiên cứuHình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết Một nỗi đau riêng của K.Oe4.2. Phạm vi khảo sátTiểu thuyết Một nỗi đau riêng của Kenzaburo Oe do Lê Ký Thƣơngdịch, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1997.Tuy nhiên, để phục vụ cho việc phân tích, đối chiếu so sánh, ngƣời viết có thểmở rộng sang một số tác phẩm khác có liên quan.5. Phƣơng pháp nghiên cứuKhóa luận sử dụng một số phƣơng pháp cơ bản sau:- Phƣơng pháp khảo sát tác phẩm- Phƣơng pháp phân tích – so sánh- Phƣơng pháp tổng hợp6. Bố cục khóa luậnNgoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận gồm 2 chƣơng:Chƣơng 1: Đặc điểm hình tƣợng nhân vật trong Một nỗi đau riêngChƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật trong Một nỗi đau riêng5NỘI DUNGChƣơng 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONGMỘT NỖI ĐAU RIÊNG1.1. Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật1.1.1. Khái niệm nhân vật“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể conngười trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thểhiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [19,73].Đại văn hào Đức W.Goethe từng nói: “Con người là điều thú vị nhất đối vớicon người và con người cũng chỉ hứng thú với con người”. Nội dung quantrọng nhất của văn học là con ngƣời. Đọc bất cứ văn bản văn học nào, độc giảđều bắt gặp những con ngƣời đƣợc miêu tả, trần thuật cụ thể. Đó chính lànhững nhân vật trong văn học [19,73]. Tuy nhiên, nhân vật trong tác phẩmvăn học có thể là những con ngƣời cũng có thể là các con vật, loài cây, cácsinh thể hoang đƣờng nhƣng mang những đặc điểm giống với con ngƣời.Nhƣng nhìn chung, nhân vật dù là ngƣời hay vật vẫn là sự hóa thân của conngƣời. “Nhân vật là khái niệm có nội hàm phong phú, định danh một hiệntượng phổ quát của thế giới tác phẩm văn học bao gồm nhiều bình diện vàcấp độ” [19,74].Bertold Brecht cho rằng: “Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuậtkhông phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà lànhững hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”.Nhận định này càng khẳng định: nhân vật là một đơn vị nghệ thuật, đƣợc sángtạo theo những ƣớc lệ của văn chƣơng. Ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vậtchứa những nét rất gần với nguyên mẫu có thật, thậm chí giữ lại cả danh tínhcủa nguyên mẫu thì ta cũng không thể đồng nhất hai hiện tƣợng này với nhau.Bởi vì nhân vật có những đặc trƣng nghệ thuật, đƣợc thể hiện trong tác phẩm6bằng các phƣơng tiện văn học thông qua lăng kính chủ quan của ngƣời viết;tuy nhiên không vì thế mà chúng kém phần sinh động, chân thật.Nhà văn K.A Fedin (Nga – Xô Viết) từng hình dung nhân vật giốngnhƣ “một công cụ hữu hiệu” giúp ngƣời viết nhận ra bản chất của đời sống, vàgiúp độc giả hiểu đƣợc quy luật sâu xa đang ngầm chi phối mọi diễn biến củalịch sử.Nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn học nói chung. Khinhân vật xuất hiện, “hiện thực cuộc sống” không còn tồn tại nhƣ một kháiniệm khô khan, trừu tƣợng mà trở nên có hình khối rõ ràng, “đa chiều” hơn,khơi gợi sự liên tƣởng, tƣởng tƣợng, tìm tòi và suy ngẫm của ngƣời đọc. Hơnthế, nhân vật nhiều khi trở thành “ngƣời đối thoại” sống động của độc giả, cóthể khơi lên những chủ đề đối thoại nhiều ý nghĩa về cuộc đời, con ngƣời.Nhƣ vậy, nhân vật là sản phẩm tinh thần của nhà văn thể hiện quanniệm thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con ngƣời, là chiếc chìa khóa giúpnhà văn mở cánh cửa bƣớc vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận đề tài, chủ đề mớimẻ. Nó là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học cóchiều sâu và tính hình tƣợng.1.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vậtTheo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật là sản phẩmcủa phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật. Đó làchất liệu cụ thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng;qua đó thấy được tư tưởng, tình cảm của tác giả” [3].Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Khác với các nhà khoa học,nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừutượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làmsống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đánglàm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất7liệu cụ thể. Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệsĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật…Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ởphương diện tinh thần. Nhưng nói tới hình tượng nhân vật người ta thườngnghĩ tới hình tượng cụ thể là con người, bao gồm cả hình tượng một tập thểngười (như hình tượng người nông dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với nhữngchi tiết biểu hiện cảm tính phong phú” [21]…mang trong mình những quanniệm sống, những trải nghiệm cuộc đời, những triết lý nhân sinh sâu sắc.Để mỗi hình tƣợng đƣợc hiển hiện và tồn tại, ngƣời nghệ sĩ phải sửdụng những phƣơng tiện vật chất cụ thể. Nhờ đó, khi khám phá nghệ thuật, takhông những đƣợc cảm thụ, đƣợc thƣởng thức cái đẹp, đƣợc tiếp cận vớinguồn tri thức vô hạn mà ta còn đƣợc tiếp thu những chân lí của đời sống.Đây chính là biểu hiện “đỉnh cao” của hình tƣợng, là cái đích mà bất cứ ngƣờinghệ sĩ nào trong cuộc đời theo đuổi sự nghiệp văn chƣơng, theo đuổi cái đẹp,cái hoàn mĩ cũng muốn đạt đƣợc.1.2. Kenzaburo Oe và con đƣờng sáng tác văn chƣơngKenzaburo Oe sinh năm 1935 tại ngôi làng Ose ở một thung lũng xaxôi vây quanh bởi những khu rừng trên hòn đảo Shikoku, một trong bốn hònđảo chính của Nhật Bản. Theo Kazuto Yamaguchi, khu rừng Shikoku “luônluôn là một nơi thiêng liêng, thuần khiết đối với Oe, là nơi sinh của linhhồn”[5]. Cha ông là một thƣơng gia địa phƣơng nên gia đình tƣơng đối khágiả nhƣng sau đó bị tịch biên hầu hết gia sản trong cuộc cải cách ở Nhật Bản.Ông đã học đƣợc nghệ thuật kể chuyện của bà và mẹ. Những câu chuyện liênquan đến các sự kiện lịch sử trong khu vực, những câu chuyện về một vũ trụhọc độc đáo và về con ngƣời đã để lại cho ông một dấu ấn không thể xóanhòa.8Thế chiến thứ hai nổ ra khi Oe sáu tuổi. Cha ông bị giết chết năm1944. Sau cái chết của cha, mẹ ông đã đảm nhận vai trò là nhà giáo dục thaycha ông. Khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vào ngày 15 tháng 08năm 1945 thì ông mới lên mƣời tuổi. Khi âm thanh từ lời tuyên bố đầu hàngcủa Thiên hoàng - ngƣời mà ông luôn đƣợc dạy là một vị thánh sống, từ trênradio truyền đến, đã tƣớc đoạt sự ngây thơ của Oe và mọi giá trị bị lật đổ từđó. “Nếu như không có những trải nghiệm năm 1945 và những năm sau đó,tôi sẽ chẳng bao giờ trở thành tiểu thuyết gia”, Oe nói. Thời kỳ Đồng minhchiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1952 khá hòa dịu, những anh lính Mỹ hiềnlành mang theo kẹo để phát cho trẻ con, song lại khơi lên ở ông một tình cảmnƣớc đôi đến tận hiện tại đối với nƣớc Mỹ. “Tôi khâm phục và tôn trọng vănhóa của các nước nói tiếng Anh nhưng tôi phẫn nộ đối với sự chiếm đóng”,lời của Oe.Vào năm 18 tuổi, Oe đã thực hiện chuyến đi tàu lửa đầu tiên tới Tokyo,và năm sau đó theo học Văn học Pháp tại Đại học Tokyo, nơi ông đƣợc giảngdạy dƣới sự hƣớng dẫn của giáo sƣ Kazuo Wantanabe – chuyên gia vềFrancois Rabelais.Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1957, khi vẫn còn là sinh viên tại trƣờngĐại học. Tác phẩm đầu tiên của ông gây đƣợc sự chú ý là Hoang phí hay làcái chết (1957). Nhƣng phải đến tiểu thuyết đầu tay Nuôi thù (1958) thì vị trícủa ông trên văn đàn mới đƣợc khẳng định bằng giải thƣởng Akutagawa. Oetheo đuổi nghiệp văn chƣơng và ngày càng đạt đƣợc những thành tựu to lớn.Năm 1960, ông kết hôn với Yukari Itami, em gái của Juzo Itami – mộtđạo diễn nổi tiếng. Tháng 6 năm 1963, vợ chồng ông sinh con trai đầu lòng bịdị tật bẩm sinh về trí tuệ. “Chúng tôi đặt tên cháu là Hikari, tiếng Nhật cónghĩa là ánh sáng” – lời của Oe. Hikari sinh ra mắc chứng “thoát vị não”,mang hình dáng là một dị nhân: đầu to quá mức bình thƣờng, đôi mắt không9có khả năng nhận biết ánh sáng. Cậu cũng không có khả năng nhận biết và nóitiếng ngƣời. Trong khoảng thời gian đó, Oe đã sống trong sự tuyệt vọng, vàtìm đến rƣợu để trốn tránh nỗi đau. Nhƣng rồi, sống chung với Hikari, ôngdần tìm đƣợc năng lƣợng sáng tác từ những đau đớn của mình, ông viết Mộtnỗi đau riêng (1964) nhƣ một cách để giãi bày, để đối mặt với bi kịch của bảnthân.Sự xuất hiện của Kenzaburo Oe đã khiến cho dòng chảy của nền vănxuôi Nhật Bản hiện đại trở nên mạnh mẽ, tân kì hơn. Ông đƣợc coi là “nhàvăn hiện đại thực sự” đầu tiên của nền văn học quốc đảo Phù Tang. Sự nghiệpsáng tác của ông vô cùng phong phú gồm truyện ngắn, tiểu thuyết cùng nhiềutiểu luận về các đề tài. Ông cũng giành đƣợc nhiều giải thƣởng văn học danhgiá của Nhật Bản nhƣ giải Akutagawa, giải Tanizaki, giải Shincho.Năm 1958, truyện ngắn Nuôi thù (Shiiku) (tựa đề tiếng Anh là TheCatch hay Prize Stock), miêu tả tình bạn diệu kỳ giữa một cậu bé với một tùbinh Mỹ da đen, “một vị khách huy hoàng đến từ bầu trời” nhƣ chính lời tácgiả nhận xét. Theo Yamaguchi, câu chuyện là “một bức tranh mỉa mai mốiquan hệ Nhật - Mỹ”. Tác phẩm này đem về cho tác giả giải thƣởngAkutagawa năm 23 tuổi. Cùng năm đó, tiểu thuyết đầu tay của ông (tựa đềtiếng Anh là Nip the Buds, shoot the Kids) viết về số phận thanh niên nôngthôn, ra đời.Bị ảnh hƣởng bởi thuyết hiện sinh của Sartre, chủ nghĩa hiện thựcnghịch dị của Rabelais cùng với truyền thống văn chƣơng Mỹ từ Mark Twainđến Norman Mailer, Oe đã tạo ra những hình tƣợng phản anh hùng (anti-hero)chìm đắm trong nhục nhã thấp hèn, bị ruồng bỏ, căm ghét cái gọi là “vănminh”. Trong những truyện ngắn và truyện vừa nhƣ Tuổi mười bảy (1961) vàJ (1963), các nhân vật bị những hành vi chính trị cuồng tín lôi kéo nhƣng rồichỉ đi đến nghiện rƣợu hoặc trở thành những kẻ sống vất vƣởng cạnh đƣờng10xe điện ngầm. Ông giễu nhại thói quen ù lì, phẳng lặng của ngƣời Nhật trongtác phẩm Tiểu thuyết I, một tự truyện về ngƣời Nhật Bản, và tấn công thẳngvào “sự mập mờ” của những bậc đàn anh. Một số nhà phê bình từng chế nhạovăn chƣơng của ông là “sặc mùi bơ”, bởi cú pháp tây phƣơng làm hoen ố sựtrong sáng của tiếng Nhật. John Nathan (ngƣời dịch nhiều sáng tác của ôngsang tiếng Anh) đã nhận xét, đó là “một đường ranh tinh tế giữa sự nổi loạnmang tính nghệ thuật với sự phóng túng” và “quan điểm thống nhất trước saucủa Oe là tấn công vào những giá trị truyền thống”.Sự “tái sinh” về chính trị, cá nhân của Oe đƣợc phản ánh trong Nhữngghi chép về Hiroshima (Hiroshima Notes, 1965). Mối liên hệ giả tƣởng màông nối kết giữa đứa con dị tật với những nạn nhân chịu hệ lụy của thảm họahạt nhân đã tạo nên một tác phẩm đƣa ông lên tầm ảnh hƣởng quốc tế. Đó làMột nỗi đau riêng (A Personal Matter, 1964). Điểu - hình tƣợng nhân vật“phản anh hùng”, là một ngƣời cha nuôi giấc mộng đào tẩu đến Phi châu, tìmsự quên trong hơi men và bạn tình. Vật lộn trong nghịch cảnh tiến thoái lƣỡngnan, Điểu phải đối diện với đứa con “quái vật” đến tận khi anh quyết tâm cứuthoát đứa con và giải thoát chính bản thân mình. John Nathan, ngƣời dịchcuốn tiểu thuyết, nhận thấy “một nguồn năng lượng diệu kỳ, mạnh mẽ và gâychoáng ngợp” trong tác phẩm này.Một cuốn tiểu thuyết với tựa đề tiếng Anh là The Silent Cry (Tiếngkhóc thầm lặng, 1967) đƣợc hội đồng Nobel đánh giá là kiệt tác. Câu chuyệnmở ra với hình ảnh ngƣời kể đang bị thối rữa trong một cái hố lầy cùng mộtcon chó hôi hám trên tay, sau khi đứa con ngờ nghệch của ông đƣợc đƣa vàotrại tế bần. Sau chiến tranh, ngƣời kể chuyện và ngƣời anh (có khuynh hƣớngbạo lực) của ông (“là hai mặt của con người tôi”, nhƣ Oe từng nói), trở vềngôi nhà nơi họ đã sống thời ấu thơ nhƣng họ lại phải đối mặt với những cáinhìn mâu thuẫn về lịch sử gia đình. Có ngƣời đã nhận định: sau Tiếng khóc11thầm lặng, “Oe đã đánh mất một nửa lƣợng độc giả bởi văn phong ông quáphức tạp”.Trong loạt truyện về chủ đề “đứa con dị tật”, hình tƣợng Hikari hóathân dƣới nhiều cái tên khác nhau nhƣ Pooh, Eeyore, Mori hay là Jin. Từtruyện ngắn Hãy dạy chúng tôi rũ bỏ cơn điên (Teach Us to Outgrow ourMadness, 1969) đến Một đời thầm lặng (1990) đều có sự hóa thân từ Hikari.Trong truyện ngắn huyễn tƣởng Quái vật trên không (1964), một nhạc sĩ saukhi để mặc đứa con của mình chết, đã bị ám ảnh bởi một bóng ma - “một đứatrẻ con mập mạp, mặc bộ quần áo ngủ màu trắng và to nhƣ một conkangaroo”. Khi ngƣời nhạc sĩ day dứt lƣơng tâm, đứa bé đã trở thành một“bóng ma khổng lồ” bao hàm tất cả những con ngƣời yểu mệnh, không biếtđến ký ức mà ở đó có cả những ngƣời chết vì chiến tranh.Oe từng nói rằng phong cách của ông “bắt đầu từ những nỗi đau riêngtư, sau đó nối kết với xã hội, với quốc gia và thế giới” [11]. Tác phẩm của ôngluôn mang tính phổ quát dù bên ngoài có vẻ nhƣ là những bi kịch cá nhânriêng tƣ. Trong tác phẩm Rouse up O young men of the New Age (Thức dậy,con người hiện đại, 1983), tác giả đã chỉ ra rằng nỗi sợ đối với những gì yếuớt và nhạy cảm chính là ảnh chiếu của bóng tối trong chính mỗi ngƣời chúngta. Tiểu thuyết này đƣợc đánh giá là “một cuốn sách dũng cảm với sự trungthực khi nhà văn tự chỉ trích mình”.Oe vẫn miệt mài trên con đƣờng sáng tác văn chƣơng của mình vớinhững sáng tác nhƣ: Khi vị cứu tinh bị hành hạ (1993), Chao đảo (1994), Câyxanh rực lửa (1995), Cú nhảy lộn nhào (1999), Nước tử (2009)… Tác phẩmcủa ông đã trở nên nổi tiếng không chỉ ở xứ sở hoa anh đào mà còn đƣợc độcgiả trên toàn thế giới biết đến.Những nỗ lực và đóng góp của Kenzaburo Oe cho nền văn học NhậtBản nói riêng và văn học hiện đại thế giới nói chung giúp ông vinh dự là nhà12văn thứ hai của Nhật Bản, sau Kawabata Yasunari, đƣợc bƣớc lên diễn đànnhận giải Nobel Văn học 1994 tại Stockholm (Thụy Điển). Ông cũng đƣợcđánh giá là “nhà văn hiện đại thực sự” đầu tiên của văn học Nhật Bản thời hậuchiến. Những cách tân mới mẻ trong sáng tác và sự sâu sắc, lớn lao trongnhững vấn đề đƣợc Oe đề cập đã giúp ông trở thành niềm tự hào của ngƣờiNhật, và giúp văn học Nhật Bản vƣơn xa hơn trên bầu trời văn học nhân loại.1.3. Hình tƣợng nhân vật trong Một nỗi đau riêng và nỗi ám ảnh bomnguyên tử1.3.1. Ngoại diện bất thường – quá trình tiến hóa ngược của các nhân vậtKhi Kenzaburo Oe phải chứng kiến những thảm cảnh của nƣớc Nhậtbại trận, kiệt quệ, ngòi bút của ông đã khắc họa một cách nghiệt ngã nhƣngđầy chân thực cái hiện thực đau buồn ấy trƣớc hết thông qua ngoại hình bấtthƣờng, sự tiến hóa ngƣợc của các nhân vật. Con ngƣời ở đây mang nhữngđƣờng nét của loài vật mà đôi khi ranh giới giữa “nhân hình” với “vật hình”trở nên thật mong manh. Ngoại hình các nhân vật của ông thƣờng đƣợc sosánh với các loài vật: gà lôi, chồn, kỳ nhông, gấu, đƣời ƣơi, lạc đà, rùa, mèo...1.3.1.1. Ngoại diện nửa người nửa vậtĐiểu là nhân vật có ngoại hình bất thƣờng với sự lai ghép giữa nétngƣời và nét chim thú. Tác giả đƣa hình dung về diện mạo của Điểu khi anhđang chăm chú nhìn mình hiện ra một cách chập choạng qua ô cửa kính bàyhàng. Hiển hiện trong thế giới ảo mà chân thực ấy là cái tƣớng mạo của Điểu,“vụng về, chập chờn như một thây ma chết đuối trong biển kính đen xì vẫncòn giống như một con chim”. Và không chỉ có đôi vai rủ xuống giống nhƣ“đôi cánh xếp” mà những nét đặc trƣng của Điểu đại khái đều giống nhƣchim. Cái mũi nâu sạm, bóng mƣợt nhô ra khỏi gƣơng mặt giống nhƣ “mỏchim”; đôi mắt không hồn mờ đục và chiếc “cổ cò” gầy guộc. Một đặc điểmcàng làm Điểu giống chim là giọng nói - “một giọng hơi khàn khàn như vịt13đực”. Những đƣờng nét chim này đang lấn át và chiếm ƣu thế trƣớc nhân hìnhcòn sót lại ở Điểu. Điểu nhận thức đƣợc những đƣờng nét quái gở báo hiệutình trạng đang tha hóa của mình, tự hỏi còn bao lâu nữa anh cứ tiếp tục giốngnhƣ “một con chim”.Với tấm gƣơng ở quán cắt tóc, Điểu thêm một lần nữa khám phá ramình với đƣờng nét giống con vật, “khuôn mặt anh từ hai gò má cao đến cằmđều nhẵn bóng và đỏ au như bụng một con cá hồi bảy sắc”. Ở nhà Himiko,sau khi cạo râu xong, trong chiếc kính mờ hơi nƣớc, Điểu trở thành “gươngmặt xanh xao, u tối của con nhộng”. Diện mạo của Điểu dƣới cái nhìn củaHimiko: “thân hình gập đôi thiếu thoải mái, giống như một con đười ươitrong chuồng, và mùi rượu nồng nặc bùng lên theo hơi thở”.Ngoại diện của các nhân vật trong Một nỗi đau riêng luôn đan xen giữanét ngƣời và nét vật. Dáng vẻ bề ngoài của các nhân vật khác cũng đƣợc miêutả gắn với loài vật nhất định. Hình ảnh vợ Điểu trên bàn sinh đƣợc miêu tảdƣới cái nhìn bi đát pha màu hài hƣớc của Điểu, vợ anh “nằm trần truồng trênmột tấm nệm cao su, đôi mắt nhắm nghiền giống như một con gà lôi bị trúngđạn từ trên trời rơi xuống” [12,5]. Không chỉ giống nhƣ một con gà lôi, vợĐiểu, trong một khoảnh khắc khác còn hiện diện dƣới bóng dáng của “mộtcon chồn”. Nhƣng không chỉ có vợ Điểu, những ngƣời phụ nữ khác nhƣ côgái bán hàng cũng hiện lên với những đƣờng nét của con vật, đi ngƣợc lại vẻđẹp của ngƣời phụ nữ xứ Phù Tang trong quan niệm mỹ học truyền thống. Côgái bán hàng để lộ đôi bàn tay gầy, vấy bẩn nhƣ “những ngón tay kì nhôngbám trên cành cây”.Vị bác sĩ, giám đốc bệnh viện nơi vợ Điểu sinh, có dáng ngƣời lùn,mập tròn nhƣ hột mít; chiếc áo blu vấy bẩn banh ngực, để lộ ra một chòmlông giống nhƣ “lưng con lạc đà”. Râu trên mép và má rậm rì mọc lởm chởm14xuống tận cuống họng…tiềm ẩn sâu trong làn da đầy lông lá kia “một con vậtgây chết người”, dựng “cái đầu lông lá” của nó lên và bị kiềm giữ lại.Bên cạnh đôi mắt có chút xuề xòa, nhân hậu mang tính ngƣời thì viên bác sĩtrong bệnh viện đại học quốc gia – nơi con trai Điểu đƣợc chuyển tới, có bộdạng nhƣ “một con rùa”. Viên bác sĩ dò xét Điểu bằng cái nhìn khiến anhnghĩ đến một con rùa đang mở mắt thao láo... “Cái cằm lẹm và cổ họng nhănnheo lệch sang một bên” của viên bác sĩ càng khiến cho ngƣời ta nghĩ đến“một con rùa – một con rùa háu ăn”.Trong mắt Điểu, mọi ngƣời mà anh gặp đều có những hình thù kỳ quái,giống vật hơn là giống ngƣời. Diện mạo lai tạp ấy dƣờng nhƣ không loại trừmột ai. Kikuhiko – ngƣời bạn mà Điểu đã bỏ rơi trong một đêm tối, trônggiống “một con vật lưỡng cư ở hai độ tuổi khác nhau”, những sợi gân trên cơthể Kikuhiko cong nhƣ “lưng của con mèo đang hù chuột”.Dƣới ngòi bút của Oe, diện mạo các nhân vật trong tác phẩm tiến ngàycàng gần tới loài vật: đƣời ƣơi, lạc đà, con vật gây chết ngƣời, con rùa, convật lƣỡng cƣ, con chuột… Từ ngoại diện của các nhân vật, Oe khái quát lênthành hình dạng, bộ mặt của thế giới ngƣời nói chung. Vẫn qua cái nhìn biểucảm của Điểu, thế giới ngƣời hiện ra dƣới hình dạng “những con vật nhớpnhúa đang nằm ngửa hay ngồi trên giường nhìn anh bằng đôi mắt lạnh nhưtiền” [12,136]. Bƣớc đi của thời gian càng hƣớng tới tƣơng lai thì ngoại diệncủa các nhân vật lại càng giống với loài vật. Có thể nói, đó là quá trình tiếnhóa ngƣợc của con ngƣời Nhật Bản hậu chiến nói riêng và con ngƣời chịu ảnhhƣởng của chiến tranh nói chung. Khác với quá trình tiến hóa tự nhiên, conngƣời ngày càng phát triển và có những đƣờng nét khác hẳn loài vật, ngƣời tadần quên đi việc con ngƣời là một động vật bậc cao mà luôn nghĩ tới conngƣời với định nghĩa là một sinh thể tách biệt hoàn toàn với động vật, càngtiến hóa thì càng mất đi những đặc tính loài vật nói chung. Oe đề cập đến quá15trình tiến hóa ngƣợc của nhân vật nhƣ một cách để lên án sự hủy diệt của bomnguyên tử, của những cuộc chiến tranh đã dẫn đến sự tha hóa về ngoại diệncủa con ngƣời. Chất phóng xạ trong bom nguyên tử không chỉ là sự tàn pháđối với vật chất bên ngoài mà nó còn đi vào cơ thể con ngƣời, đi vào máu vàtruyền sang cả những thế hệ sau. Con ngƣời chịu ảnh hƣởng của bom nguyêntử tƣởng nhƣ lại sắp trở về với thời sơ khai. Đó là một sự hủy diệt văn minhghê gớm mà Oe đã thấm đẫm trong từng trang viết của mình.1.3.1.2. Ngoại diện già nua, khô héo thiếu sức sốngNgoại diện của các nhân vật bị biến dạng theo chiều hƣớng già trƣớctuổi. Điểu “đã già trƣớc tuổi”. Ngoại diện gầy gò, chỉ toàn xƣơng với da, taychân lòng thòng và vai thì co rút. Anh chẳng khác nào một “ông già còm cõi”khi nhìn mình qua ô kính của gian hàng. Sự già nua ở nhân vật càng đƣợckhẳng định khi Điểu thử sức với một trò chơi bằng sắt mà bọn trẻ con đangchơi. Kết quả là Điểu - hai mƣơi bảy tuổi bốn tháng, mà kẹp kéo không hơnmột ngƣời bốn mƣơi tuổi. Ngoại diện của Điểu giống nhƣ “một thây ma chếtđuối”, vừa đầy ghê rợn, vừa vật vạ không còn chút sức sống. Himiko hay côbạn cũ của Himiko tuy vẫn đang ở độ thanh xuân nhƣng những nỗi niềmkhông lối thoát trong cuộc sống đã ghi dấu thành những nếp nhăn già nua trêngƣơng mặt, trên khóe mắt của họ. Kikuhiko, ngƣời bạn ấu thơ của Điểu lạimang ngoại diện có sự pha trộn tuổi già - tuổi trẻ một cách quái gở. Ngoạidiện chi phối bởi ranh giới tuổi tác khắc nghiệt ấy còn hằn lên trên gƣơng mặtnhững đứa trẻ sơ sinh trong bệnh viện, vừa sinh xong mà đã có cái nét giànua, điềm tĩnh, vô hại. Sự già nua không còn đợi tuổi già mới đến, nó đã xuấthiện ngay từ khi con ngƣời mới chào đời. Trong nỗi ám ảnh về bom nguyêntử, trong xã hội thay đổi chóng mặt, những đứa trẻ mới sinh hay những ngƣờitrẻ dƣờng nhƣ đã trở thành những ngƣời già đợi chờ một ngày lìa đời, họkhông còn là thế hệ hân hoan chào đón cuộc sống, hăng hái lao động xây16dựng đất nƣớc, họ e dè một ngày mai tất cả những gì mới dựng xây lại hóa trotàn, bụi vƣơng. Những cảm xúc tƣởng nhƣ có thể giấu kín tận sâu bên trongnay lại in ra cả bên ngoài trên ngoại diện của nhân vật.Không chỉ là ngoại diện của những ngƣời đang già đi, lăng kính củaĐiểu còn khám phá ra một chân dung ghê sợ của ngƣời mà nhƣ xác chết. Đólà diện mạo của ngƣời đàn ông mà con của ông ta không có lá gan. “Chiếc áoquá rộng so với tấm thân gầy nhom của ông, trông giống như một miếng vảitạm bọc xác chết khô. Đôi cánh tay trần và cổ ông ta cháy đen như một miếngda trâu…đôi mắt lờ đờ” [12,129]. Con ngƣời sống mà đƣợc ví với “xác chếtkhô”, cằn cỗi, thiếu sức sống. Ngoại diện nhƣ xác chết này cộng hƣởng vớingoại diện già nua càng tô đậm sự tồn tại vô nghĩa của con ngƣời. Con ngƣờidƣờng nhƣ đang sống mà cũng dƣờng nhƣ đang chết. Nét vẽ của Oe khiếncho những bức tranh ngoại diện trở nên thê thiết khác hẳn những nét vẽ đẹpđẽ, kì vĩ về con ngƣời khổng lồ thời Phục hƣng.Những ngoại hình “ngƣợc” này càng tô đậm nỗi đau của ngƣời Nhật,rằng tháng năm có thể trôi đi nhƣng những vết rạn về tâm hồn vẫn còn mãi indấu trên ngoại diện của con ngƣời. Đó là nỗi ám ảnh bởi bom nguyên tử đãcƣớp đi những gì sinh động nhất của con ngƣời, khiến con ngƣời trở nên vôhồn, héo hon nhƣ xác khô. Trong thời hậu chiến, con ngƣời trải qua bao nhiêuđau thƣơng, mất mát, cùng với sự biến đổi chóng mặt của nền công nghiệphóa, của thời đại kỹ trị, đang phải đối mặt với sự hủy mòn về nhân hình.1.3.1.3. Ngoại diện biến dạng, kì quái của những đứa trẻNhững đứa trẻ trong Một nỗi đau riêng mang gƣơng mặt dị dạng nhƣnỗi ám ảnh về tình trạng tha hóa, qua trình tiến hóa ngƣợc sẽ còn tiếp diễnkhông biết đến điểm dừng của xã hội Nhật Bản ở hiện tại và tƣơng lai. Nhữngđứa trẻ sơ sinh đã phải chào đời trong một hình hài kì quái. Con trai Điểu vừamới sinh ra đã đƣợc gọi bằng cái tên mĩ miều: “của quí”. Nhƣng trong ý nghĩ17thật của tất cả mọi ngƣời, nó là “quái vật”, quái thai chứ không phải là mộtcon ngƣời, một đứa bé. Trạng thái bất bình thƣờng của “một đứa bé xấu xí vớicái mặt nhỏ thó, đỏ au phủ đầy vết nhăn và lem luốc chất nhờn. Đôi mắt củanó nhắm nghiền như hai vỏ sò…miệng nó bị xoắn lại, phát ra tiếng kêu khôngthành tiếng, để lộ ra cái màng nhầy bên trong…bên dưới lớp băng, cái sọđược chôn kín dưới đống bông gòn thấm máu, nhưng không giấu được mộtcái gì ở đó có hình dạng lớn và bất thường” [12,47-48]. Khuôn mặt của đứabé không chỉ xấu xí mà còn dị dạng với khối u đƣợc chôn kín dƣới đống bônggòn. Đứa trẻ không giống bất kì một đứa bé nào trong khu điều trị bởi nƣớcda “đỏ như tôm luộc và bóng láng một cách bất bình thường”, khối u phiềntoái nhô ra không thể dứt bỏ đƣợc, nặng trịch “như một mỏ neo buộc và đầuđứa bé”. Khối u trên cái đầu dài và nhọn nhƣ “đầu cá trê” của thằng bé lớnhơn, nó đỏ hơn, bóng lƣỡng, sƣng phù. Đôi mắt của thằng bé còn có vẻ biểucảm chút ít với cái nhìn héo hon, cổ kính của những nhà tu khổ hạnh trongcác bức tranh cuộn của phái Nam tông. Nhƣng đôi mắt ấy không kéo lại đƣợcvẻ mặt “khác ngƣời”. Diện mạo ấy khiến Điểu cũng phải thốt lên, “nó chẳnggiống ai, ngay cả người cũng không”.Đứa trẻ không có lá gan giống “như một chú gà bị vặt lông với làn danức nẻ, nhớp nhúa một cách kì quặc”. Còn những đứa trẻ khác thì “trầntruồng và lồ lộ. Ánh sáng gay gắt độc hại đã làm chứng khô héo, chúng giốngnhư một đàn gia súc ngoan ngoãn nhất thế giới… Tất cả bọn chúng đều gâyấn tượng về những người bị xiềng xích. Vài đứa bé bị buộc chặt cùm tay vàogiường…những đứa bé này trông càng giống những tù nhân ốm yếu, nhỏbé…giống như những con rùa đau khổ không thèm ăn, tất cả chúng đều ngậmmiệng” [12,125]. Sự tiến hóa ngƣợc không chỉ xuất hiện ở thế hệ hiện tại mànó còn tiếp diễn với những thế hệ tƣơng lai. Đó là nỗi lo đau mà Oe thể hiệnqua những trang văn của mình. Với thế giới của những tù nhân bé nhỏ ấy, Oe18cay đắng đặt ra câu hỏi: Tƣơng lai nƣớc Nhật sẽ đi về đâu? Đứa bé không cógan, đứa trẻ “hai đầu”…chính là những di chứng đau đớn, nghiệt ngã từ haiquả bom nguyên tử, từ chiến tranh thế giới, sẽ vẫn còn đè nặng lên đôi vainhiều thế hệ ngƣời Nhật. Di chứng ấy vẫn còn và sẽ còn hằn dấu trên gƣơngmặt, hình hài của nhiều thế hệ trẻ thơ - những thế hệ bị biến dạng, xa lìa nhânhình quen thuộc. Mất mát ấy lớn hơn rất nhiều những mất mát về vật chất.Những đổ nát, hoang phế không thể so bì đƣợc với nỗi đau trƣớc sự biến dạngcủa giống nòi, của những thế hệ măng non mang sứ mệnh xây dựng và pháttriển đất nƣớc. Đó là tiếng kêu thống thiết lên án sự tàn khốc của bom nguyêntử, của chiến tranh.1.3.2. Những con người cô đơn, sợ hãi và bất an1.3.2.1. Định mệnh cô đơnTrong thời hiện đại, cô đơn đã hiện hữu nhƣ một định mệnh, bất kì bảnthể nào hiện hữu trong thế giới loài ngƣời đều mang sẵn nỗi cô đơn không thểcƣỡng lại, ở đâu cũng bắt gặp những con ngƣời cô đơn. Con ngƣời Nhật Bảnhiện đại không tránh khỏi định mệnh này và nhân vật trong Một nỗi đau riêngdƣờng nhƣ cũng định sẵn mang nỗi cô đơn.Các nhân vật trong tác phẩm luôn sống trong cảm giác cô đơn. Có thểnhận thấy, Điểu cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Ngƣời vợ đầu gốitay ấp không bao giờ đồng tình, lắng nghe những chia sẻ về ƣớc vọng tới châuPhi của anh, nơi mà với nàng, “mớ thổ ngữ swahili... nghe rất giống tiếng gàocủa loài dã thú mà ngôn ngữ văn minh không có”. Bố mẹ vợ thì thƣờng tỏ rathất vọng về Điểu. Thậm chí, bố mẹ của Điểu còn không hề đƣợc nhắc đếntrong tác phẩm. Điểu trở thành cá thể đơn độc đến lạnh lẽo, cô đơn bủa vâynhƣ một tất yếu. Cùng với Điểu, hình ảnh của mẹ vợ Điểu và vợ Điểu cũngđƣợc khắc họa mang nỗi cô đơn thầm kín. Đồng thời gặp biến cố là đứa trẻ dịtật nhƣng Điểu, mẹ vợ Điểu và vợ Điểu không thể chia sẻ với nhau tâm sự u19
Tài liệu liên quan
- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải
- 130
- 1
- 14
- Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (qua khảo sát hai bộ tiểu thuyết tiêu biểu tam quốc diễn nghĩa và hồng lâu mộng
- 60
- 4
- 22
- Từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai và thời xa vắng của lê lựu
- 101
- 807
- 4
- Báo cáo khoa học: Trạng thái hiện sinh của con người trong tiểu thuyết một nỗi đau riêng ppt
- 6
- 655
- 3
- Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Từ xưng hô chỉ giới qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai và “Thời xa vắng” của Lê Lựu" ppsx
- 8
- 574
- 0
- Nghịch dị trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Oe Kenzaburo (Qua tiểu thuyết "Một nỗi đau riêng") potx
- 10
- 677
- 4
- Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI_3 docx
- 6
- 467
- 2
- Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI_2 docx
- 8
- 426
- 0
- Nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vàng của Chu Lai
- 86
- 889
- 5
- Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
- 127
- 735
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(532.24 KB - 70 trang) - Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết một nỗi đau riêng của kenzaburo oe Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Kenzaburo Oe Và Mẹ
-
Nobel Văn Chương Cũng Chưa Làm Mẹ Vui! - Tuổi Trẻ Online
-
Heart US-UK - Bố Mẹ Châu Á Là Thế đó ♀️ Full: "Khi Còn... | Facebook
-
Trong Cánh Rừng Sâu Thẳm Của Hồn Người - VnExpress Giải Trí
-
Kenzaburo Oe: Văn Chương đau Thương Và Khả Năng Tự Chữa Lành
-
Nhà Văn Kenzaburo Oe: Tái Sinh Cùng "Một Nỗi đau Riêng"
-
QUAN NIỆM VỀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA OE KENZABURO
-
Đằng Sau Những Vinh Quang Của Nhà Văn đoạt Giải Nobel
-
Kenzaburo Oe - Cha Va Con
-
Tình Cha Con Trong Tác Phẩm Của Oe Kenzaburo - Văn Nghệ Quân đội
-
Hình Tượng Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Một Nỗi đau Riêng ... - 123doc
-
Ōe Kenzaburo đến Việt Nam - Khoa Văn Học
-
Phỏng Vấn Oe Kenzaburo, Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Số 195 | Tôi Tìm Kiếm
-
Kenzaburo Oe - Nhật Bản, Sự Nhập Nhằng, Và Bản Thân Tôi - Talawas
-
Oe Kenzaburo: Tôi Là Nhà Văn Của Xứ Ngoài Rìa - Nhật Bản