Kenzaburo Oe - Nhật Bản, Sự Nhập Nhằng, Và Bản Thân Tôi - Talawas

trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Văn học
Thơ và Thơ Trẻ
Văn học Việt Nam
Văn học nước ngoài
Các giải thưởng văn học
Giải thưởng Bùi Giáng
Lý luận phê bình văn học
Điểm nóng
Chính trị Việt Nam
Chính trị thế giới
Đại hội X và cải cách chính trị tại Việt Nam
Xã hội
Giáo dục
Kinh tế
Đồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
Thế hệ @
Pháp luật
Đời sống hiện đại
Thể thao
talaFemina
Văn họcCác giải thưởng văn học 1 - 20 / 38 bài
20.12.2007Doris LessingVề việc không đoạt giải Nobel
10.11.2007Christopher HitchensTrao giải cho Doris Lessing – Uỷ ban Nobel cuối cùng đã làm đúng
4.1.2007Orhan PamukChiếc vali của cha tôi
27.11.2006Joseph HanimannMột thí dụ về sự nhúng tay của nhà xuất bản
27.11.2006Phạm Viết ĐàoNên thay đổi cách thức trao giải của Hội Nhà văn Việt Nam
30.10.2006Phạm Xuân NguyênGiải thưởng phải là giải thưởng tử tế
21.10.2006Phạm Xuân NguyênGiải thưởng không thành giải thưởng
24.12.2005Horace EngdahlChúng tôi như những con cá sấu khổng lồ dưới sông
23.12.2005Knut AhnlundChính kiến rồ dại
22.12.2005Harold PinterNghệ thuật, Sự Thật, và Chính trị
21.9.2005Albert CamusDiễn từ Nobel văn chương 1957
21.9.2005Albert CamusGiữ cho thế cuộc khỏi tan rã
27.8.2005Yasunari KawabataSinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản
4.7.2005Alekxandr SolzhenitsynDiễn từ Nobel (1970)
4.7.2005Alekxandr SolzhenitsynDiễn từ Nobel (1970)
9.4.2005Seamus HeaneyTôn vinh thơ
22.1.2005Joseph BrodskyDiễn từ Nobel
4.1.2005Elfriede JelinekDiễn văn NobelBên đường biên giới
4.1.2005Horace EngdahlBài giới thiệu tác giả được trao giải Nobel Văn học 2004 Elfriede Jelinek
30.12.2004M. SolokhovDiễn từ Nobel (1965)
1 - 20 / 38 bài
tìm (dùng Unicode hoặc không dấu) tác giả: A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcCác giải thưởng văn học bản để in Gửi bài này cho bạn bè Loạt bài: Các diá»…n từ/diá»…n văn Nobel văn chÆ°Æ¡ng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 28.1.2004 Kenzaburo Oe Nhật Bản, sá»± nhập nhằng, và bản thân tôi Diá»…n từ Nobel năm 1994Trần Tiá»…n Cao Đăng hiệu đính Phùng Thanh PhÆ°Æ¡ng dịch Trong thời gian diễn ra cuộc Thế chiến thứ nhất tàn khốc, tôi hãy còn là một cậu bé sống ở một thung lũng xa xôi vây quanh bởi những khu rừng trên hòn đảo Shikoku thuộc quần đảo Nhật Bản, cách nơi đây hàng ngàn dặm. Ngày đó có hai quyển sách mà tôi hết sức say mê: đó là Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn [1] Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nils [2] . Rồi sau đó thế giới bị vây bọc bởi những làn sóng hoảng sợ. Bằng việc đọc câu truyện về Huckleberry, tôi cảm thấy tôi có thể lý giải việc mình đi vào rừng vào ban đêm và ngủ giữa đám cây rừng với cảm giác an toàn không thể nào có nổi khi ở trong nhà. Nhân vật chính trong tác phẩm Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nils biến hình thành một sinh vật nhỏ, hiểu được tiếng nói của loài chim và phiêu lưu mạo hiểm. Từ câu chuyện đó tôi đã tìm được rất nhiều niềm vui. Thứ nhất, là một cậu bé sống tại chốn rừng sâu xa xôi của đảo Shikoku như tổ tiên tôi vốn sống từ bao đời nay, tôi đã khám phá ra rằng thế giới này và lối sống này thật sự cho ta tự do. Thứ hai, tôi đồng cảm và tự coi mình cũng như cậu bé Nils kia, một cậu nhỏ hư nết, trong lúc rong ruổi khắp nơi trên đất nước Thụy Ðiển đã cùng chung sống và chiến đấu bảo vệ loài ngỗng trời, rồi trở thành một chàng trai, vẫn nguyên vẹn tính ngây thơ song đầy tự tin và cũng rất khiêm nhường. Cuối cùng khi trở về nhà, Nils chuyện trò với cha mẹ. Tôi cho rằng niềm vui sướng lớn lao nhất mà tôi có được từ câu chuyện xuất phát từ ngôn ngữ của nó, bởi tôi như được thanh lọc và nâng cao lên khi tôi cùng nói với Nils những lời sau: "Cha ơi, Mẹ ơi! Con lớn rồi. Con lại được làm người rồi!" Ðặc biệt, tôi vô cùng thích thú câu "Con lại được làm người rồi". Khi lớn lên, tôi liên tiếp phải đối mặt với những khó khăn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - trong gia đình, trong mối quan hệ với xã hội Nhật Bản và trong lối sống tự do của tôi ở thời kỳ nửa sau thế kỷ 20 này. Tôi đã sống sót được nhờ tái hiện những đau khổ và khó khăn đó dưới hình thức tiểu thuyết. Trong quá trình đó, tôi tự thấy mình nhắc đi nhắc lại, gần như là với những tiếng thở dài câu "Con lại được làm người rồi". Tại đây, trong lúc này, có lẽ tự nói về mình như vậy thật không được phù hợp lắm. Tuy vậy, hãy cho phép tôi nói rằng về căn bản, phong cách viết của tôi khởi nguồn từ những vấn đề cá nhân, sau đó gắn kết chúng với xã hội, với cuộc đời và với thế giới này. Tôi hy vọng các bạn sẽ tha thứ cho tôi nếu tôi nói thêm chút nữa về những vấn đề của cá nhân mình. Gần nửa thế kỷ trước đây, khi sống trong chốn rừng sâu đó, tôi đọc Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nils và dự cảm được hai điều. Một là, có thể một ngày nào đó tôi sẽ hiểu được tiếng của loài chim. Hai là, một ngày nào đó tôi sẽ có thể bay cùng loài ngỗng trời yêu mến của mình, thích hơn cả là đến được xứ Scandinavia. Sau khi lập gia đình, con trai đầu lòng của chúng tôi bị thiểu năng trí tuệ. Chúng tôi đặt tên cháu là Hiraki, tiếng Nhật có nghĩa là "ánh sáng". Hồi còn nhỏ cháu chỉ đáp lại những tiếng chiêm chiếp của loài chim và không có phản ứng gì với tiếng người. Mùa hè nọ, khi cháu lên sáu, cháu nghe thấy tiếng một cặp chim sẻ nước líu lo từ một khu hồ bên kia rừng, và cháu nói với giọng giống như một người đọc lời bình cho đoạn ghi tiếng chim: " Ðó là tiếng chim sẻ nước". Ðây là lần đầu tiên con trai tôi nói được. Và cũng kể từ đó tôi và vợ tôi bắt đầu có thể trò chuyện được với cháu. Hikari hiện đang làm việc tại một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, một cơ sở xây dựng dựa trên những ý tưởng chúng tôi học tập được từ Thụy Ðiển. Cháu cũng sáng tác nhạc. Chính loài chim đã khơi nguồn cho những sáng tác nhạc của cháu. Thay cho tôi, Hiraki đã biến thành sự thật điều dự cảm thứ nhất của tôi là một ngày nào đó tôi có thể hiểu được tiếng chim. Tôi cũng phải nói rằng tôi cũng sẽ không thể sống được nếu không có vợ tôi, với sức mạnh và sự khôn ngoan vốn có của người phụ nữ. Cô ấy chính là hiện thân của nhân vật Akka, con chim đầu đàn dẫn đường cho Nils. Cùng với vợ tôi, tôi đã bay tới Stockholm và điều dự cảm thứ hai của tôi, vui sướng làm sao, cũng đã trở thành hiện thực. Kawabata Yasunari, nhà văn Nhật Bản đầu tiên đứng trên diễn đàn này với tư cách người đoạt giải Nobel văn học, đã đọc bài phát biểu có tiêu đề "Nhật Bản, cái Ðẹp và bản thân tôi". Tiêu đề đó thực đẹp và đồng thời rất mơ hồ. Tôi dùng từ "mơ hồ" ("vague" trong tiếng Anh) có nghĩa giống như từ "aimaina" trong tiếng Nhật. Tính từ này trong tiếng Nhật có vài cách dịch khác nhau sang tiếng Anh. Sự mơ hồ ấy được Kawabata chủ ý thể hiện trong chính tiêu đề bài phát biểu của mình. Nó có thể được hiểu là "Cái tôi của nước Nhật Bản xinh đẹp". Sự mơ hồ của toàn bộ tiêu đề xuất phát từ hư từ "no" trong tiếng Nhật, (nghĩa đen là "của") nối giữa hai chữ "cái tôi" và "nước Nhật Bản xinh đẹp". Sự mơ hồ của tiêu đề khiến người ta có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được hiểu là "Bản thân tôi với tư cách một phần của nước Nhật Bản xinh đẹp", trong đó hư từ "no" thể hiện quan hệ sở hữu cách giữa danh từ đứng trước và danh từ đứng sau. Tiêu đề đó cũng có thể được hiểu là "Nước Nhật xinh đẹp và bản thân tôi,", trong trường hợp này hư từ "no" liên kết hai danh từ đồng vị, và thực tế các danh từ này cũng được một trong những chuyên gia người Mỹ hàng đầu về văn hóa Nhật dịch sang tiếng Anh theo cách đồng vị như vậy. Ông dịch "Nhật Bản, cái Đẹp và bản thân tôi". Có thể thấy đây quả là một cách xử lý bậc thầy và không hề có chuyện "dịch là phản" (dịch làm sai lệch nghĩa) như người ta vẫn e sợ. Dưới tiêu đề đó, Kawabata nói về một dạng thức đặc thù của huyền học không chỉ tồn tại trong tư tưởng Nhật Bản mà còn là một tư tưởng phương Ðông rất phổ biến. Dùng chữ "đặc thù", tôi muốn nói đến xu hướng Thiền tông trong Ðạo Phật. Là một nhà văn của thế kỷ XX, nhưng Kawabata mô tả trạng thái tinh thần của mình bằng những bài thơ viết theo lối của các thiền sư thời trung cổ. Phần nhiều các bài thơ này đều nói tới sự bất lực của ngôn từ trong việc mô tả chân lý. Theo những bài thơ đó, ngôn từ bị hạn chế bởi vỏ bọc khép kín của nó. Ðộc giả không thể trông đợi từ ngữ sẽ thoát ra khỏi những bài thơ này và đến được với mình. Ta sẽ không bao giờ hiểu nổi và đồng cảm được với những bài thơ Thiền này trừ khi ta từ bỏ những hạn định của bản thân và sẵn sàng thâm nhập vào thế giới khép kín của những ngôn từ đó. Tại sao Kawabata lại dũng cảm quyết định đọc những bài thơ vô cùng bí ẩn đó bằng tiếng Nhật trước khán giả ở Stockholm? Tôi nhìn lại hầu như với một nỗi u hoài sự dũng cảm tuyệt vời đó, sự dũng cảm ông đã thụ đắc được vào cuối sự nghiệp xuất chúng của mình, và với sự dũng cảm đó ông đã khẳng nhận niềm xác tín của mình. Kawabata từng là tín đồ hành hương trên con đường sáng tạo nghệ thuật dài hàng thập kỷ, trên con đường đó ông đã sản sinh được vô vàn kiệt tác. Sau những tháng ngày hành hương đó, chỉ bằng cách thú nhận niềm say mê tột cùng của mình với những bài thơ Nhật Bản bí ẩn kia, từng làm đau đầu bất cứ ai cố gắng thấu hiểu chúng, ông mới diễn tả được về "Nhật Bản, cái Ðẹp và Bản thân tôi", nghĩa là, diễn tả về cái thế giới trong đó ông sống và về những văn chương ông sáng tạo. Hơn nữa, điều cũng rất đáng lưu ý là, Kawabata đã kết thúc bài phát biểu của mình như sau: "Tác phẩm của tôi được mô tả là những tác phẩm về cái không (emptiness), nhưng ta không thể lẫn nó với cái hư vô (nihilism) của Phương Tây. Nền tảng tinh thần của nó hoàn toàn khác. Thiền sư Ðạo nguyên (Dogen) đặt tên cho bài thơ về bốn mùa của mình là "Bản lai diện mục" và ngay cả lúc ông ngợi ca vẻ đẹp của bốn mùa, ông vẫn chìm đắm trong tư tưởng Thiền". (bản dịch tiếng Anh của Edward Seidensticker). Ở đây, một lần nữa tôi được thấy sự tự đánh giá thẳng thắn và dũng cảm của ông. Một mặt Kawabata xác định mình đi theo truyền thống của triết học Thiền và cách thức cảm thụ cái đẹp xuyên suốt nền văn học cổ điển phương Ðông. Thế nhưng, mặt khác ông đã vượt lên khỏi bản thân mình để phân biệt tánh không, vốn là đặc trưng cho những tác phẩm của mình, với chủ nghĩa hư vô của phương Tây. Khi làm vậy, ông đã nhiệt thành hướng tới những thế hệ mai sau của loài người, những thế hệ mà Alfred Nobel đã gửi gắm niềm tin và hy vọng. Cũng xin bày tỏ thật lòng rằng, khác với Kawabata, người đồng hương của tôi đã đứng nơi này hai mươi sáu năm trước đây, tôi thấy, về phương diện tinh thần, tôi lại tương đồng khắng khít hơn với nhà thơ người Ailen William Butler Yeats, người đoạt giải Nobel văn học bảy mươi năm trước vào độ tuổi tôi bây giờ. Dĩ nhiên, tôi không định xếp mình ngang hàng với nhà thơ thiên tài Yeats. Tôi chỉ là một môn đệ khiêm tốn sống tại một nước xa xôi. Như William Blake, nhà thơ với những tác phẩm được Yeats trả lại đúng giá trị và phục hồi vị trí cao quý trong văn chương thế kỷ này, đã từng viết " Băng qua Châu Âu và Châu Á, tới Trung Hoa và Phù Tang như ánh chớp sáng lòa". Trong những năm gần đây, tôi dành nhiều thời gian viết một tác phẩm bộ ba mà tôi mong sẽ là đỉnh cao trong hoạt động văn học của mình. Cho tới nay đã xuất bản được hai phần, gần đây tôi đã viết xong phần thứ ba và là phần cuối. Tiêu đề phần này trong tiếng Nhật có nghĩa là "Cây xanh rực lửa". Tôi đã có được tiêu đề này từ một đoản khúc trong bài thơ "Vacillation" (tạm dịch: "Chập chờn") của Yeats: Và kìa đó một cây xanh với những nhành cao ngất Nửa lấp lánh lửa hồng nửa biếc xanh Tán rộng dày đẫm ướt sương mai... (Vacillation 11 - 13) Thực sự, tác phẩm bộ ba của tôi thấm đẫm ảnh hưởng những bài thơ của Yeats. Trong dịp Yeats đoạt giải Nobel Văn học, thượng viện Ailen đã đưa ra những lời chúc mừng ông, trong đó có đoạn sau: ... thông qua thành công của ông, tổ quốc chúng ta đã được công nhận có đóng góp nổi bật cho nền văn hóa thế giới. ... Chúng ta, một dân tộc trước đó chưa được chấp nhận vào cộng đồng hữu hảo các quốc gia trên thế giới. ... Nền văn minh của chúng ta sẽ được đánh giá bằng tên tuổi của Nghị sỹ Yeats. ... Sẽ luôn có nguy cơ nổi loạn của những người bị mất đi lý trí, điên rồ đuổi theo sự hủy diệt. (Giải Nobel: Lời chúc mừng gửi tới Nghị sĩ Yeats) Yeats là nhà văn mà tôi muốn theo chân. Tôi muốn làm việc đó vì một đất nước khác mà giờ đây đã đuợc "chấp nhận vào cộng đồng hữu hảo các quốc gia trên thế giới", nhưng là nhờ công nghệ điện tử và ngành sản xuất ô tô. Ðồng thời, tôi muốn làm việc đó với tư cách công dân một đất nước bị đẩy vào sự "điên rồ đuổi theo sự hủy diệt" cả trên mảnh đất quê hương mình lẫn trên đất các quốc gia láng giềng. Là một con người sống trong thế giới hiện tại như thế giới này, và sẻ chia nhũng kỷ niệm cay đắng của quá khứ hằn sâu trong tâm khảm, tôi không thể đồng lòng thốt lên những lời như của Kawabata: "Nhật Bản, cái Ðẹp và bản thân tôi". Một phút trước đây, tôi đã đề cập đến sự "mơ hồ" của tiêu đề và nội dung bài phát biểu của Kawabata. Trong phần còn lại của bài phát biểu của mình, tôi muốn dùng chữ "nhập nhằng" (tiếng Anh: "ambiguous") theo nghĩa mà nhà thơ nổi tiếng người Anh Kathleen Raine đã phân biệt khi có lần bà đã nhận xét về William Blake rằng thơ ông nhập nhằng hơn là mơ hồ. Tôi không thể nói khác đi về mình ngoài việc nói rằng "Nhật Bản, sự nhập nhằng và bản thân tôi". Tôi nhận thấy, sau một trăm hai mươi năm hiện đại hóa kể từ buổi đầu mở cửa, nước Nhật ngày nay bị chia sẻ thành hai thái cực đối nghịch của sự nhập nhằng. Tôi cũng là một nhà văn sống trong đất nước ấy, với sự phân cực này như một vết sẹo khắc sâu trong tôi. Sự nhập nhằng ấy mạnh mẽ và xuyên suốt đến nỗi nó làm phân chia cả nhà nước và nhân dân theo nhiều cách. Quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản đã được xác định theo chiều hướng học tập và bắt chước phương Tây. Tuy vậy, Nhật Bản nằm trong Châu Á và vẫn bền bỉ duy trì những truyền thống văn hóa của mình. Ðịnh hướng nhập nhằng đó của Nhật Bản đưa đất nước này vào vị thế một kẻ đi xâm lấn ở châu Á. Một đằng, nền văn hóa của Nhật Bản hiện đại hoàn toàn mở ra phương Tây, một đằng thì ít nhất cũng ngăn không cho người phương Tây hiểu nó. Và hơn nữa, Nhật Bản bị đẩy vào thế cô lập với các quốc gia châu Á khác không chỉ về chính trị mà còn cả về xã hội và văn hóa. Trong lịch sử văn học hiện đại của Nhật Bản, những nhà văn chân thành nhất và hiểu rõ nhất sứ mệnh của mình là những nhà văn thời hậu chiến, những người đến với sân khấu văn học ngay sau cuộc Chiến tranh cuối cùng, bị cuộc chiến làm tổn thương nặng nề song vẫn tràn trề hy vọng về một cuộc hồi sinh. Họ đã gắng sức và chịu nhiều đau thương để bù đắp lại những hành vi vô nhân đạo quân đội Nhật đã gây ra ở các nước Châu Á và lấp đi khoảng cách lớn không chỉ giữa các nước phát triển phương Tây và Nhật Bản mà còn giữa các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh và Nhật Bản. Chỉ bằng hành động như vậy, họ mới có thể tìm được với chút khiêm nhường nào đó sự hoà giải với thế giới. Tôi cũng đã và luôn luôn mang trong mình nỗi khao khát đi theo đúng truyền thống văn học kế thừa từ các nhà văn đó. Nhà nước Nhật hiện nay và người dân Nhật trong thời kỳ hậu công nghiệp không thể tránh khỏi những cảm tình đầy mâu thuẫn. Cuộc thế chiến thứ hai đã nổ ra ngay giữa thời kỳ Nhật Bản đang hiện đại hóa; một cuộc chiến gây ra bởi chính sự sai lạc của quá trình hiện đại hóa. Việc nước Nhật bại trận năm mươi năm trước đây là một cơ hội cho Nhật Bản và người Nhật, là kẻ gây chiến, cố gắng hồi sinh vượt lên trên những đau thương mất mát lớn lao mà các nhà văn Nhật thuộc dòng hậu chiến đã mô tả. Lý tưởng dân chủ và quyết tâm không gây ra thêm bất cứ cuộc chiến nào nữa là cơ sở đạo lý cho niềm ao uớc hồi sinh này. Nhưng, thật mâu thuẫn thay, nhân dân và nhà nước Nhật với những cơ sở đạo lý đó lại không phải là vô tội, họ mang theo những tỳ vết của một lịch sử trong đó chính họ xâm lăng các nước châu Á khác. Những cơ sở đạo lý đó có ý nghĩa với cả những nạn nhân đã chết vì vũ khí nguyên tử sử dụng lần đầu tiên tại Hiroshima và Nagasaki, có ý nghĩa cả với những người sống sót và con cháu của họ, chịu ảnh hưỏng của phóng xạ, kể cả hàng vạn người nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Triều Tiên. Trong những năm gần đây có nhiều ý kiến chỉ trích Nhật Bản và cho rằng Nhật cần đóng góp lực lượng quân sự nhiều hơn cho Liên Hợp Quốc, để tham gia tích cực hơn vào tiến trình gìn giữ và khôi phục hoà bình ở các nơi trên thế giới. Trái tim chúng tôi đau đớn mỗi khi nghe những lời phê bình đó. Sau kết cục của thế chiến thứ hai, chúng tôi thấy rằng nhất thiết phải tuyên bố trong một điều khoản trung tâm của Hiến pháp mới rằng chúng tôi sẽ vĩnh viễn không tham chiến. Người Nhật đã lựa chọn nguyên tắc hoà bình vĩnh cửu làm cơ sở đạo lý cho sự hồi sinh của Nhật sau chiến tranh. Tôi tin rằng nguyên tắc đó có thể được phương Tây, với truyền thống dung thứ cho việc vì lương tâm mà từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự, hiểu rõ. Ngay ở Nhật Bản, đã có những nỗ lực hòng xóa bỏ điều khoản về việc không tham chiến trong Hiến pháp và vì mục tiêu đó họ đã tìm mọi cách tận dụng mọi cơ hội để tăng áp lực từ bên ngoài. Nhưng việc xoá bỏ nguyên tắc hòa bình vĩnh cửu của Hiến pháp là một hành động phản bội chống lại các dân tộc Châu Á và những nạn nhân của bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. Là nhà văn, tôi chẳng khó gì hình dung kết cục của sự bội phản ấy. Hiến pháp Nhật Bản trước chiến tranh, thứ hiến pháp thừa nhận một quyền lực tuyệt đối vượt qua nguyên tắc dân chủ, cũng đã đạt được sự ủng hộ nhất định từ phía dân chúng. Mặc dầu chúng tôi đã có Hiến pháp mới được nửa thế kỷ nay, Hiến pháp cũ vẫn còn được ủng hộ, và Hiến pháp ấy vẫn còn tồn tại trong thực tế ở một số nơi. Nếu Nhật Bản phải pháp điển hóa một quy tắc khác xa với quy tắc chúng tôi đã tuân theo trong năm mươi năm qua, thì cái quyết tâm mà chúng tôi đã đề ra trong bối cảnh đổ nát của chiến tranh, của những nỗ lực hiện đại hóa đã tan tành của chúng tôi, cái quyết tâm nhằm xây dựng một khái niệm mang tính toàn cầu về nhân bản, nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Ðó là những gì tôi muốn nói với tư cách một cá nhân bình thường. Cái mà tôi đề cập đến bằng chữ "nhập nhằng" trong bài phát biểu của tôi chính là căn bệnh trầm kha đã nổi lên trong thời kỳ hiện đại. Sự thịnh vượng về kinh tế của Nhật không thể đem lại sự giải phóng khỏi những nguy cơ tiềm ẩn đặt trong bối cảnh cơ cấu chung của nền kinh tế thế giới và vấn đề bảo vệ môi trường.Trong bối cảnh này, sự nhập nhằng đó càng gia tăng. Ðiều này có thể rõ ràng hơn với những con mắt phê phán từ bên ngoài hơn là đối với chúng tôi, những người dân Nhật. Tại đáy cùng nghèo đói thời hậu chiến, chúng tôi có được sức dẻo dai để chịu đựng đói nghèo, để không mất đi hy vọng phục hồi. Có thể nói như thế này nghe hơi kỳ cục, song giờ đây dường như chúng tôi cũng có được sự dẻo dai không kém để chịu đựng những lo lắng về hậu quả tồi tệ sẽ phát sinh từ sự thịnh vượng hiện tại. Từ một góc nhìn khác, một bối cảnh mới đã xuất hiện trong đó sự thịnh vượng của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào sự gia tăng phát triển của cả tiềm lực sản xuất và tiêu thụ ở châu Á nói chung. Tôi là một trong những nhà văn mong muốn tạo ra được những tác phẩm văn học nghiêm túc khác biệt với những tiểu thuyết chỉ đơn thuần là sự phản ánh của thứ văn hoá tiêu dùng đang phổ biến ở Tokyo và trên thế giới. Tôi muốn tìm kiếm một bản sắc Nhật Bản như thế nào đây? W.H Auden đã có lần định nghĩa một nhà tiểu thuyết như sau: ... Trong cát bụi Hãy công bằng, hư hỏng giữa đám đông hư hỏng, Và trong chính mình yếu đuối bẩm sinh Nếu có thể, phải chịu đựng tất thảy những lầm lạc của Con người. (Nhà tiểu thuyết, 11-14) Ðó là cách sống của tôi (mượn lời của Flannery O'Connors) với nghiệp văn mà tôi theo đuổi. Ðể mô tả một bản sắc Nhật Bản mà tôi muốn đạt được, tôi xin chọn dùng từ "chính trực", một trong những tính từ mà George Orwell thường sử dụng, cùng với những từ như "nhân đức", "lành mạnh", và "đúng mực" cho những nhân vật mà ông yêu mến. Cái cách mô tả đơn giản đến không tin nổi này có thể đứng bên cạnh và tương phản với từ "nhập nhằng" tôi đã sử dụng để xác định mình trong tiêu đề "Nhật Bản, Sự nhập nhằng và Bản thân tôi". Có một sự khác biệt hoàn toàn và mỉa mai giữa cách Nhật Bản được nhìn nhận bởi thế giới bên ngoài và cách mà chính họ muốn được nhìn nhận. Tôi hy vọng rằng Orwell sẽ không phản đối nếu tôi dùng từ "chính trực" để chỉ nghĩa tương tự như "giàu chất nhân văn" hay "humaniste" như trong tiếng Pháp, vì cả hai từ này đều mang nét nghĩa chung là vị tha và nhân đạo. Ðã có những bậc tiền bối của chúng tôi đi tiên phong, những người đã có những nỗ lực lớn lao nhằm xây dựng một bản sắc Nhật "chính trực" và "giàu chất nhân văn". Một người trong số đó là cố Giáo sư Kazuo Watanabe, một học giả chuyên về văn học và tư tưởng Pháp thời Phục Hưng. Bị vây bọc bởi sự cuồng nhiệt mù quáng của lòng yêu nước trong buổi đầu và thời kỳ giữa thế chiến hai, Watanabe đã đơn độc theo đuổi giấc mơ đem quan điểm về nhân văn gắn kết vào nhận thức vốn có của Nhật Bản về cái đẹp và sự nhạy cảm trước thiên nhiên, một nhận thức mà, may sao, vẫn chưa hoàn toàn bị hủy diệt. Tôi cũng phải nói thêm ngay rằng Giáo sư Watanabe có quan điểm về cái đẹp và thiên nhiên khác với quan điểm của Kawabata thể hiện trong bài "Nhật Bản, Cái đẹp và Bản thân tôi." Con đường theo đó Nhật Bản cố xây dựng một nhà nước hiện đại theo lối phương Tây là một con đường đau khổ. Theo những cách thức khác song phần nào tương xứng với quá trình đó, các trí thức Nhật đã cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa phương Tây và đất nước mình ở mức sâu sắc nhất. Ðó quả là một lao động cực nhọc, một "travail" nhưng cũng mang lại nhiều niềm vui. Nghiên cứu của Giáo sư Watanabe về François Rabelais do vậy là một trong những thành tựu tri thức nổi bật và đáng tưởng thưởng nhất của giới trí thức Nhật Bản. Watanabe từng học ở Paris trước Thế chiến thứ hai. Khi ông nói với thầy hướng dẫn của mình về tham vọng dịch Rabelais sang tiếng Nhật, nhà học giả nổi tiếng người Pháp đã trả lời chàng sinh viên Nhật đầy khát khao tri thức đó như sau: "L' entreprise inouie de la traduction de l'intradusible Rabelais" (một ý định táo bạo chưa từng có khi muốn dịch thơ không thể nào dịch nổi của Rabelais). Một học giả Pháp khác trả lời với sự kinh ngạc không giấu giếm: "Belle entreprise Pantagruélique" "Thật là một kỳ công lấp biển vá trời kiểu Pantagruel [3] ". Bất chấp những nhận định ấy, Watanabe không chỉ đã thực hiện được tham vọng táo bạo của mình trong bối cảnh nỗi đói nghèo của chiến tranh và sự chiếm đóng của Mỹ, ông còn làm hết sức mình để gieo vào cái xã hội Nhật Bản hỗn loạn và mất phương hướng thời đó lối sống và tư tưởng của những nhà nhân văn Pháp, những người tiên phong, những kẻ đồng thời và các môn đệ của François Rabelais. Cả trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tôi, tôi cũng đã là một môn đệ của giáo sư Watanabe. Tôi chịu ảnh hưởng của ông theo hai phương diện hết sức quan trọng. Thứ nhất là phương pháp viết tiểu thuyết. Tôi hoàn toàn học từ bản dịch Rabelais của ông cái mà Mikhail Bakhtin đã định hình với tên gọi "hệ thống hình tượng của chủ nghĩa hiện thực kệch cỡm (grotesque realism) hay nền văn hóa của những tiếng cười dân gian"; học được tầm quan trọng của những nguyên lý vật chất và thể lý, sự tương hợp giữa các nhân tố vũ trụ, xã hội và thể lý, sự giao thoa của cái chết và niềm khao khát hồi sinh, và tiếng cười trào phúng lật đổ mọi thứ quan hệ trên dưới. Hệ thống hình tượng đó khiến cho những kẻ như tôi, sinh ra và lớn lên ở một vùng xa xôi hẻo lánh, ở một đất nước cũng xa xôi bên lề như Nhật Bản, có thể tìm được những phương pháp văn học nhằm đạt được cái phổ quát. Xuất phát từ một nền tảng như vậy, tôi không đại diện cho châu Á như một thế lực kinh tế, mà một châu Á bị ám ảnh bởi đói nghèo triền miên và gia tăng dân số. Bằng việc chia sẻ những ẩn dụ sống động đó, tôi muốn đứng về phía các nhà văn như Kim Ji-ha của Hàn Quốc, Chon I và Mu Jen của Trung Quốc. Ðối với tôi, tình huynh đệ của giới văn chương là thứ tình đồng cảm chia sẻ sâu sắc. Tôi đã có lần tham gia vào một cuộc tuyệt thực đề đòi tự do chính trị cho một nhà thơ có tài người Triều Tiên. Nay tôi hết sức lo lắng về số phận của những nhà văn Trung Quốc tài năng, những người đã bị tước mất tự do kể từ vụ Quảng trường Thiên An Môn. Ảnh hưởng thứ hai của giáo sư Watanabe đối với tôi là quan điểm của ông về chủ nghĩa nhân văn. Tôi coi chủ nghĩa này là một biểu trưng hoàn hảo của châu Âu với tư cách một thực thể hoàn chỉnh sống động. Ðó là một ý tưởng có sức lan truyền lớn trong định nghĩa của Milan Kundera về tinh thần của tiểu thuyết. Dựa trên những nghiên cứu chính xác các nguồn sử liệu mà ông có được, Watanabe đã viết các tự truyện phê phán, với Rabelais là trung tâm, về các nhân vật từ Erasmus tới Sébastien Castellion và những phụ nữ có liên quan tới Henri IV, từ nữ hoàng Marguerite cho tới Gabrielle Destré. Khi làm vậy, ông muốn dạy cho người Nhật về chủ nghĩa nhân văn, về tầm quan trọng của lòng khoan dung, về tính dễ tổn thương của con người bởi chính những thành kiến và suy nghĩ của y cũng như những cỗ máy do chính y tự tạo ra. Sự chân thành của ông khiến ông trích dẫn lời của nhà triết học người Ðan Mạch, Kristoffer Nyrop: "Những kẻ không chống lại chiến tranh là đồng lõa với chiến tranh." Những nỗ lực nhằm truyền bá vào Nhật Bản tư tưởng Nhân văn - nền tảng của tư tưởng phương Tây - của Watanabe quả thực là sự dũng cảm táo bạo không chỉ "chưa từng có" mà còn "một kỳ công đáng khâm phục kiểu Pantagruel". Là người chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn Watanabe, tôi muốn rằng nghĩa vụ của tôi - với tư cách nhà tiểu thuyết - là giúp những người tự diễn đạt mình bằng ngôn ngữ, cũng như những ai đọc họ, có thể hồi phục từ những nỗi thống khổ của mình và thời đại mình và chữa khỏi được những vết thương trong tâm hồn. Tôi đã nói rằng tôi bị phân xẻ giữa hai thái cực của thuộc tính "nhập nhằng" của người Nhật Bản. Tôi đã và đang cố gắng để chữa khỏi và hồi phục từ những đau thương đó bằng văn học. Tôi đã nỗ lực cũng nhằm cầu nguyện cho sự phục hồi của những đồng bào Nhật của tôi. Xin hãy cho phép tôi một lần nữa nhắc tới con trai tàn tật của tôi, cháu Hikari đã được tiếng chim đánh thức gọi về với âm nhạc của Bach và Mozart, và cuối cùng sáng tác nên những nhạc phẩm của riêng cháu. Những tác phẩm nhỏ nhoi lần đầu tiên cháu soạn nên chan chứa hào quang và niềm sung sướng tươi mới. Chúng giống như sương long lanh trên lá cỏ. Từ "innocent" (ngây thơ) được cấu tạo bởi hai phần "in" có nghĩa là không và "nocere", gây tổn thương, nghĩa là không gây tổn thương. Âm nhạc của Hiraki theo nghĩa đó là sự tuôn trào tự nhiên tính thơ ngây của chính người soạn nhạc. Khi Hiraki tiếp tục sáng tác, tôi không thể không nhận thấy trong âm nhạc của cháu "tiếng kêu của một tâm hồn u uẩn đang than khóc". Dù cháu bị thiểu năng trí tuệ, nhưng nỗ lực bền bỉ của cháu đã giúp trang bị cho hành vi sáng tác - vốn đơn giản chỉ là một "thói quen sống" - những kỹ năng sáng tác ngày càng phát triển và khả năng nhận thức ngày càng sâu. Ðiều này tới lượt nó đã khiến cho cháu có thể khám phá trong chiều sâu trái tim mình một nỗi đau u hoài mà bấy lâu nay cháu không thể nào diễn tả bằng lời. "Tiếng kêu của một tâm hồn u uẩn đang than khóc" thực đẹp, và việc cháu diễn tả nó bằng âm nhạc đã khiến cháu thoát khỏi nỗi đau u uẩn để có thể phục hồi. Hơn nữa, âm nhạc của cháu cũng đã được thừa nhận là có thể chữa khỏi và giúp hồi phục những người nghe đồng cảnh ngộ. Ở đây tôi tìm được cơ sở để tin tưởng vào khả năng tuyệt vời của nghệ thuật trong việc hàn gắn nỗi đau. Niềm tin đó của tôi chưa hoàn toàn được minh chứng. Dẫu chỉ là một con người "yếu đuối", với sự trợ lực của niềm tin chưa được kiểm chứng đó, tôi muốn trải qua mọi "lầm lạc"đã tích tụ suốt thế kỷ hai mươi này, kết quả của sự phát triển kinh khủng của công nghệ và giao thông. Là một con người tồn tại bên ngoài trung tâm của thế giới này, tôi muốn tìm kiếm bằng cách nào tôi có thể góp một chút gì nhỏ bé - những mong là nhân văn và chính trực của mình - để giúp cho sự cứu chữa và hòa giải Nhân loại. © 2004 talawas [1]Tác phẩm kinh điển (1884) của nhà văn Mĩ Mark Twain (1835-1910)[2]Tác phẩm nổi tiếng (1906) của nhà văn nữ Thụy Điển Selma Lagerlöf (1858-1940, giải Nobel văn chương 1909), [3]Pantagruel: nhân vật người khổng lồ trong tác phẩm nổi tiếng Gargantua et Pantagruel của François Rabelais . Nguồn: http://www.nobel.se/literature/laureates/1994/oe-lecture.html bản để in
Ngôn ngữ
Dịch thuật
Tản văn thứ sáu
Tủ sách talawas
Nghệ thuật
talaGallery
Bàn tròn "Mĩ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu"
Mĩ thuật
Kiến trúc
Điện ảnh
Sân khấu
Âm nhạc
Tư tưởng
Triết học
Lịch sử
Tôn giáo
Phương Đông và Phương Tây
Văn hoá và phát triển
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía

Từ khóa » Kenzaburo Oe Và Mẹ