Hoa Mộc Hương Có Tác Dụng Gì? Rượu Quế Hoa Có Tác Dụng Gì?l

Cây mộc hương (tên khoa học: Osmanthus fragrans) còn được gọi là quế hoa. Cây ra hoa nhỏ xíu nhưng nhiều và mỗi hoa có 4 cánh dày, rất thơm. Mặc dù vậy, cây mộc hương lại rất ít khi đậu quả.

Dân gian có câu:

“Dầu bông quế, dầu bông lài

Xức vô tới Tết còn hoài mùi thơm”.

Bông quế ở đây chính là một tên gọi khác của hoa mộc hương. Ngoài ra, nó còn được gọi là hoa mộc tê, hoa mộc, quế hoa…

Hoa mộc hương có tác dụng gì
Quế hoa (hoa mộc, mộc hương)

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • Mộc hương (quế hoa) là cây gì?
  • Hoa mộc hương có tác dụng gì?
  • Hoa mộc hương dùng ngoài da
  • Hoa mộc hương trong nấu ăn
  • Hoa mộc hương làm hương liệu
  • Hoa mộc hương ủ rượu (rượu hoa quế) có tác dụng gì?
  • Tư liệu tham khảo

Mộc hương (quế hoa) là cây gì?

Mộc hương là loại cây cảnh quý, thuộc dạng thân gỗ nhỡ, cành nhỏ, lâu lớn và khác với vị thuốc “mộc hương” trong Đông y (là củ của một loài cây như cây cải). Khi dùng làm thuốc trong Đông y, hoa mộc hương được gọi bằng tên Hán Việt của nó là hoa quế hoặc quế hoa, hoa mộc, mộc tê…

Cây quế hoa (mộc hương)
Cây quế hoa (mộc hương)

Cây mộc hương được ưa chuộng ở cả Miền Nam và miền Bắc nhưng được trồng nhiều ở miền Bắc hơn. Bạn có thể nhân giống cây mộc hương một cách dễ dàng bằng cách giâm cành và giá cây con (giâm cành) cũng khá rẻ, chỉ từ 7 ngàn đồng đến 80 ngàn đồng (tùy kích cỡ và số lượng).

Nếu thích loài hoa này, bạn có thể trồng trong chậu (vì tán cây nhỏ, ít chiếm diện tích). Vào mùa hoa nở rộ, chỉ cần một cơn gió thổi ngang là hương thơm sẽ lan tỏa!

Cây hoa mộc (mộc hương, quế hoa)
Cây quế hoa (mộc hương, hoa mộc)

Tuy nhiên, cây này thuộc dạng thân gỗ bụi nên cành nhánh đều nhỏ và rất lâu lớn. Nếu bạn có điều kiện thì nên mua cây từ 50 cm – 1 m để có thể thưởng hoa tốt hơn.

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì cây mộc hương vẫn sống được ở miền Nam nhưng rất lâu lớn. Mình mua cây 15 cm, trồng sau 1 năm thì hầu như chỉ tăng 10 – 15 cm (có lẽ do đất và khí hậu chỗ mình không phù hợp). Vì vậy, nếu bạn muốn mua để chơi, sưu tầm, thưởng hoa thì có thể mua 1 cây cho vui, còn muốn mua để bán, nhân giống thì nên cân nhắc nhé!

Điều quan trọng khi nói về hoa mộc hương không chỉ là giá trị làm cảnh mà còn là công dụng làm trà, làm rượu, làm món ăn, làm chất tạo mùi hương, làm thuốc…

Hoa mộc hương có tác dụng gì?

Cách dùng: Khi hoa nở, ta hái hoa, đem phơi gió cho khô dần (không phơi trực tiếp ngoài nắng vì sẽ làm giảm hương và giảm dược chất).

Sau đó, ta cho hoa vào ấm hoặc chén sành, đổ nước sôi vào và đợi bớt nóng thì uống (mỗi lần dùng một lượng rất nhỏ, từ 1.5 – 3 g hoa vì hoa mộc hương rất nhỏ, rất nhẹ, sau khi sấy khô thì chỉ nhỏ bằng đầu tâm nhang).

Trà hoa mộc hương có tác dụng gì
Trà hoa mộc hương

Công dụng: Trà mộc hương rất thơm nên những người ngửi không quen sẽ thấy hơi khó chịu, nhức đầu (vì mùi hương đậm quá). Tuy nhiên, khi dùng quen thì nó lại mang đến nhiều công dụng quý như:

  • Hoạt huyết, lưu thông máu huyết, phá ứ kết.
  • Giúp tan máu bầm.
  • Giúp giảm đau bụng kinh do huyết ứ và cải thiện tình trạng bế kinh.
  • Giúp thông khí, tan đờm và xua tan khí lạnh xâm nhập vào cơ thể (do hoa có tính ấm).
  • Giúp giảm hôi miệng nhờ có hương thơm tự nhiên.
  • Điều trị suy nhược thần kinh.
  • Giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực và xoa dịu tâm trạng u uất, buồn chán.
  • Giúp phấn chấn tinh thần, tăng cường trí lực để vượt qua trầm cảm, bế tắc.
  • Giúp bổ thận, giãn nở gân cốt.
  • Cải thiện di mộng tinh, xuất tinh sớm.
  • Cải thiện chứng loét dạ dày, loét ruột.
  • Cải thiện triệu chứng ho hen, dị ứng.
  • Cải thiện thị giác.

Trong đó, y văn cổ truyền nhấn mạnh tác dụng giải tỏa áp lực tinh thần của hoa mộc hương, cho rằng nó hiệu quả hơn cả hoa hồng. Vì vậy, những người tinh thần kém, thiếu ý chí phấn đấu nên dùng thường xuyên.

Được biết, trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” cũng có chi tiết Lâm Đại Ngọc dùng hoa mộc hương để điều trị chứng tinh thần u uất, ủ rũ, không hứng thú với thứ gì (tuy nhiên, vì quá trình điều trị không đủ nên cũng không phát huy được hiệu quả). Điều này cho ta thấy hoa mộc hương có lịch sử sử dụng khá lâu đời và đi sâu vào đời sống của người Trung Quốc (từ truyền thuyết “cây quế cung trăng” (tức cây mộc hương) cho đến món bánh”quế hoa cao” trong ẩm thực).

Thiềm cung chiết quế
Cây quế cung trăng (cây mộc hương)

Lưu ý: phụ nữ mang thai cần tránh hoa mộc hương vì nó có tính hoạt huyết, tán ứ (nên dễ gây sảy thai).

Hoa mộc hương dùng ngoài da

Đối với các vết lở loét trong miệng, dân gian ta có bài thuốc dùng bột hoa mộc hương để điều trị.

Cách dùng đơn giản như sau: lấy hoa phơi gió cho khô, xay thành bột mịn rồi rắc lên chỗ loét.

Hoa mộc hương trong nấu ăn

Bạn có thể dùng hoa mộc hương làm bánh, đổ rau câu…

À, mà bạn đã dùng qua bánh “quế hoa cao” chưa – món ăn hay được nói đến trong các phim Trung Quốc ấy!

Quế hoa cao
Quế hoa cao
Quế hoa cao

Hoa mộc hương làm hương liệu

Hoa mộc hương thơm rất mạnh, vì vậy, nó là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho các sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm và dầu gội.

Từ xưa, dân gian ta đã có kinh nghiệm lấy hoa mộc hương nấu với dầu vừng (dầu mè) để tạo thành hỗn hợp dầu dưỡng tóc thảo dược tự nhiên, giúp tóc thơm mượt và chắc khỏe.

Hoa mộc hương ủ rượu (rượu hoa quế) có tác dụng gì?

Rượu hoa quế là loại rượu thuốc, chuyên dùng để thúc đổ mồ hôi, làm ấm bụng, điều hòa khí huyết và điều trị hôi miệng.

Cách ngâm rượu như sau:

  • Chuẩn bị: 1 bình rượu gạo (rượu trắng), 3 lạng hoa mộc hương và 1 thìa muối.
  • Cách làm: lấy hoa mộc hương cho vào nước muối loãng, rửa lại với nước lã rồi vớt ra, để ráo, trải lên rổ cho hoa khô tự nhiên. Sau đó, cho hoa và rượu vào bình, đậy kín rồi đợi một tháng là có thể dùng (mỗi lần chỉ dùng một ít theo hướng dẫn của thầy thuốc, không nên lạm dụng).

Xem thêm: Cây mộc hương, ý nghĩa trong văn hóa và phong thủy

Tư liệu tham khảo

  1. Tạ Ngọc Ái (biên soạn), Trà và các bài thuốc, món ăn bổ dưỡng từ hoa, NXB Thanh niên, 2008.

Từ khóa: hoa mộc hương có tác dụng gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Từ khóa » Hoa Mộc Pha Trà