Học Thuyết Âm Dương

lg dy1 Đăng ký        Đăng nhập English Tiếng Việt
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử phát triển
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Điều lệ hoạt động
      • Hệ thống tổ chức
      • Ban Lãnh đạo Tổng hội
    • Gương mặt tiêu biểu
      • Giáo sư Trần Hữu Tước
      • Giáo sư Hồ Đắc Di
      • Giáo sư Hoàng Đình Cầu
      • Giáo sư Tôn Thất Tùng
      • Giáo sư Đăng Văn Ngữ
  • Tin hoạt động
    • Tin hoạt động Tổng Hội
      • Hội nghị MASEAN lần thứ 17 tại Thái Lan
      • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI
      • Họp Ban Thường vụ khóa XV
    • Tin hoạt động Hội thành viên
  • Y đức
    • Gương sáng ngành y
    • Chuyện về ngành y
    • Các quy định về y đức
  • Chương trình AVANT
  • Phác đồ điều trị
    • Phác đồ của Việt Nam
      • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
      • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN TIẾN TRIỂN
      • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG GAN THẬN
    • Khuyến nghị của WHO
  • Chuyên khoa
    • Hỏi đáp
    • Dinh dưỡng
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Nhi khoa
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Ngoại khoa
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Nội khoa
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Y học cổ truyền
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
      • Tấm lòng người thầy thuốc
    • Truyền nhiễm
    • Y học thường thức
  • Tạp chí
    • Tạp chí trong nước
    • Tạp chí nước ngoài
  • Thư viện
    • Hình ảnh
      • Menu con cấp 2
      • Menu con cấp 22
    • Tài liệu
    • Video
  • Liên hệ
Trang chủ Chuyên khoa y học Y học cổ truyền Học Thuyết Âm Dương Cập nhật: Lượt xem: Cỡ chữ I. Định nghĩa Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh phát triển, tiêu vong được gọi là học thuyết âm dương. Trong y học học thuyết âm dương quán triệt từ đầu cho đến cuối, từ đơn giản cho đến phức tạp, trong toàn bộ quá trình cấu tạo của cơ thể, trong sinh lý bệnh, sinh lý, chẩn đoán bệnh và các phường pháp chữa bệnh YHDT (thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công…. II. Các quy luật căn bản trong học thuyết âm dương 1. Âm dương đối lập Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt của âm dương. VD: Ngày và đêm, nước và lửa, hứng phấn và ức chế 2. Âm dương hỗ căn Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau (để phát triển). Hai mặt âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển. VD: Có đồng hoá thì mới có dị hoá, không có đồng hoá thì dị hoá cũng không thực hiện được, có số âm mới có số dương, hứng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não. 3. Âm dương tiêu trưởng: Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quy luật này nói nên sự vận động không ngừng sự chuyển hoá lẫn nhau giữa âm và dương. VD chuyển hoá khí hậu 4 mùa. Quy luật này có các trạng thái của vận động sau:– Âm tiêu dương trưởng (lạnh giảm và nóng tăng)– Dương tiêu âm trưởng (nóng giảm và lạnh tăng)– Dương cực sinh âm và âm cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn VD trong quá trình phát triển của bệnh tật Bệnh thuộc phần dương (sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (mất nước), hoặc bệnh tại phần âm (mất nước, điện giải, mất máu) ảnh hưởng phần dương ( gây trụy mạch, hạ huyết áp, choáng gọi thoát dương). 4. Âm dương bình hành Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng nhưng luôn luôn lập lại được thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên mâu thuấn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất. * Từ 4 quy luật trên của học thuyết âm dương, trong y học khi vận dụng người ta thấy được một số phạm trù sau (3 phạm trù): a. Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong một điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối. VD Tuyệt đối : hàn thuộc âm đối lập nhiệt thuộc dương, Tương đối: lương thuộc âm đối lập ôn thuộc dương Trên lâm sàng: sốt là nhiệt thuộc dương nhưng nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn, nếu sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lương) b. Trong âm có dương, trong dương có âm Âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển. VD sự phân chia thời gian trong ngày (24h): ban ngay thuộc dương, nhưng từ 6 – 12 h trưa là phân dương trong dương, từ 12 – 18h là phần âm trong dương; ban đêm thuộc âm, nhưng từ 18 – 24h là phần âm trong âm, từ 0 – 6h là phần dương trong âm. Trên lâm sàng thấy khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt thì tránh cho ra mồ hôi nhiều vì gấy mất nước và điện giải Triệu chứng bệnh thì có triệu chứng của hàn và của nhiệt, hư và thực cùng xuất hiện Về cấu trúc cơ thể thì tạng thuộc âm – phủ thuộc dương, nhưng trong tạng và phủ lại có cả âm và dương, như tạng can có can âm và can dương…. c. Bản chất và hiện tượng Thông thường thì bản chất phải phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh: bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Nhưng có khi bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau, hiện tượng này gọi là sự “thật giả hay chân giả”, trên lâm sàng khi chẩn đoán bệnh cần phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đùng nguyên nhân bệnh. VD: Bệnh truyền nhiễm gây tr/ chứng sốt cao (chân nhiệt), nhưng do tình trạng nhiễm độc biến chứng gây trụy mạch ngoại biên làm cho chân tay lạnh, vã mồ hôi lạnh giả hàn), trường hợp này phải dùng thuốc mát để điều trị. Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn), gây mát nước nhiều và mất điện giải gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh, xuất hiện các triệu chứng co giật, sốt (giả nhiệt), trường hợp này dùng thuốc ấm nóng để điều trị nguyên nhân bệnh. III. Ứng dụng học thuyết âm dương trong y học 1. Về cấu tạo của cơ thể và sinh lý Âm bao gồm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, bên trong, phía dưới. TK thực vật ( ức chế) …….. Dương bao gồm: phủ, kinh dương, khí (cn hoạt động…), phần lưng, phía trên, TK động vật…… Tạng thuộc âm, do trong âm có dương và ngược lại nên ta có bảng sau:
Tạng Âm Dương
Phế Phế âm Phế khí
Thận Thận âm Thận dương
Can Can huyết Can khí
Tâm Tâm huyết Tâm khí
Tỳ Tỳ âm Tỳ dượng
CN sinh lý Vật chất và dinh dương Hoạt động cơ năng
2. Về quá trình phát sinh và phát triển bệnh a. Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được biểu hiện bằng thiên thắng và thiên suy: Hội chứng Thiên thắng: Dương thắng gây chứng nhiệt (sốt, mạch nhanh, khát nước, phân táo, nước tiểu đỏ, mạch sác… Âm thắng gây chứng hàn (người lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng, nước tiểu trong….. Hội chứng Thiên suy: Dương hư: các trường hợp lão suy, hội chứng hứng phấn TK giảm (ức chế) Âm hư: mất nước điện giải, hội chứng ức chế TK giảm ( hứng phân) b. Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương: Như bệnh tại phần dương ảnh hưởng dến phần âm (dương thắng tắc âm bệnh), VD như sốt cao kéo dài gây mất nước. Như bệnh tại phần âm ảnh hưởng đến phần dương (âm thắng tắc dương bệnh), VD như ỉa chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc TK gây ra tr/ chứng sốt, co giật và có thể gây trụy mạch thoát dương c. Sự mất thăng bằng âm dương gây ra các chứng bệnh (tr chứng) ở những vị trí khác nhau tùy theo vị trí đó thuộc về phần âm hay dương: Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng, vì phần dương thuộc biểu, thuộc nhiệt Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, người lạnh, nước tiểu trong dài vì phần âm thuộc lý thuộc hàn. Âm hư sinh nội nhiệt: như mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô, nước tiểu đỏ…. Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, chân tay lạnh vì phần dương khí bên ngoài bị giảm sút. 3. Về chẩn đoán bệnh a. Dựa vào tứ chẩn để khám bệnh: Vọng, văn, vấn thiết, để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các tạng phủ kinh lạc b. Dựa vào 8 cương lĩnh: Để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế trung nhất của người bệnh (biểu- lý, hư – thực, hàn – nhiệt, âm – dương), trong đó âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương; thường bệnh ở biểu là thực, nhiệt thuộc về dương; bệnh ở lý là hàn , là hư thuộc về âm. Dựa vào tứ chẩn mục đích khai thác các triệu chứng bệnh và căn cứ vào bát cương để bệnh tật được quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ kinh lạc… 4. Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh a. Chữa bệnh: Là điều hòa lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư – thực, hàn – nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau như châm cứu, thuôc, xoa bóp, khí công… b. Về thuốc: Được chia thành 2 loại: Thuốc lạnh, mát (hàn lương) thuộc âm dùng chữa bệnh thuộc dương. Thuốc nóng, ấm (nhiệt ôn) thuộc dương dùng để chữa bệnh hàn thuộc âm. c. Về châm cứu: Bệnh nhiệt dùng châm, hàn dùng cứu; bệnh hư thì bổ, thực thì tả. Bệnh thuộc tạng (thuộc âm) dùng các huyệt du sau lưng( thuộc dương); bệnh thuộc phủ (thuộc dương) dùng các huyệt mộ ở vùng ngực, bụng (thuộc âm), tuân theo nguyên tắc “ theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương” Bài giảng tổng hợp Bài giảng YHCT Y Hà Nội Về trang trước Lên đầu trang Gửi email In trang Các dịch vụ khác: Cách nhớ nhanh các đường kinh y học cổ truyền ( P3) (68824 Lượt xem)Học thuyết Ngũ hành (277298 Lượt xem)Bài thuốc hay từ vỏ trái măng cụt (5423 Lượt xem)Trị nhiệt miệng hiệu quả bằng bài thuốc dân gian (10282 Lượt xem)Hà thủ ô chữa thiếu máu (8404 Lượt xem)Cây trong vườn trị giời leo (6682 Lượt xem)Ớt “vị thuốc” diệu kỳ chống lại ung thư (6252 Lượt xem)Thuốc quý từ quả chanh (11213 Lượt xem)Hạt mã đề - bạn tốt của gan thận (5384 Lượt xem)8 tác dụng nổi bật của quả vải (43182 Lượt xem) CHUYÊN KHOA Y HỌC Tin tức Thông báo Thuốc lá Phổ biến kiến thức Y học Công khai Nội khoa Sản phụ khoa Nhi khoa Y học cổ truyền Y học thường thức Truyền Nhiễm Dinh dưỡng Ngoại khoa Y đức - Y nghiệp Tạp chí trong nướcXem tất cả Tạp chí Y học Việt Nam tháng 4 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 4 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 4 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 2/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 2/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 2/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2 - số đặc biệt/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2 - số đặc biệt/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2 - số đặc biệt/2020 THƯ VIỆN HÌNH ẢNH THƯ VIỆN VIDEO
  • Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu các hội ngành toàn quốc năm 2017
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI
  • Hội nghị khoa học thường niên lần thứ IV
  • Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập THYHVN
  • Tổng hội Y học Việt Nam với MASEAN
  • Bác Hồ với GS. Trần Hữu Tước
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006-2010
  • Hội nghị MASEAN IX tại ks.Daewoo
  • Hội nghị MASEAN lần thứ 12 tại Malaysia
  • Hội thảo khoa học Giải pháp chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa
  • Vi chất dinh dưỡng và sức khỏe huyết học
  • I am a good antimicrobial steward
  • PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên trả lời VTV về cách đeo khẩu trang đúng cách phòng virus Corona
  • VTV1 - Hội nghị MASEAN lần thứ 18
  • VTC14 - Hội nghị MASEAN lần thứ 18
  • Hội nghị khoa học thường niên lần 5
  • Hội nghị khoa học thường niên lần 4
  • Khúc ca ngành Y - Trường Đại học Y Dược Huế
  • Giới thiệu tổng quan Khối ngành Y dược
Liên kết websiteWHObn2MASEAN2bnbn3bn1Công đoàn Y tế Việt NamViện Y học ứng dụng Việt Nam
TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM Địa chỉ: 68A Phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 024. 3 943 9323 Email: vanphongtonghoiyhoc@gmail.com - Website: tonghoiyhoc.vn DMCA.com Protection Status
Đang online: 7 Tổng số truy cập: 10.795.879 Bản quyền 2015 thuộc về Tonghoiyhoc.vn Website được thiết kế bởi Tất Thành X ĐÓNG LẠI

Từ khóa » Trình Bày Hai Quy Luật Của Triết Lý âm Dương