Triết Lý âm Dương Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ghé Thăm

Từ xưa đến nay, triết lý âm dương đã luôn gắn bó với cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của người dân phương Đông và trong đó có Việt Nam ta. Nó được thể hiện qua nhiều chiều hướng, góc độ, xoay quanh đời sống con người từ xã hội đến tín ngưỡng. Để hiểu rõ hơn về triết lý âm dương thì hãy tham khảo bài viết triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam dưới đây nhé!

Triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam được hiểu như thế nào?

Âm dương được hiểu như là một phạm trù triết học. Mọi sự vật hiện tượng luôn có mâu thuẫn với nhau nhưng lại thống nhất với nhau theo quy trình vận động, phát triển và tiêu vong.. Ví dụ: số chẵn là Âm, số lẻ là Dương; mùa đông lạnh là âm, mùa hè nóng là dương,…

triết lý âm dương cơ sở văn hóa việt nam

Chúng ta có thể thấy, thế giới bao la, lộn xộn, con người khao khát và cần hiểu được chúng để tồn tại. Sự hiểu biết đầu tiên đó là phân loại, nhận diện mọi thứ xung quanh có liên quan đến cuộc sống con người. Trước hết, con người nhận thấy có hai cặp “Trời- Đất” và “Mẹ- Cha” và nhiều cặp đôi khác, được gọi chung là cặp Âm Dương. Đây là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập nên các cặp đôi đối lập mới trong giới tự nhiên. Vậy là thế giới không lộn xộn, lung tung mà có một trật tự, đó là từng cặp đôi tông tại với nhau. Từ triết lý trên dẫn đến tư duy, cách sống của người Việt có khuynh hướng cặp đôi. Ví dụ: vật tổ của người Việt là một cặp đôi tiên rồng; cặp ông Tơ- bà Nguyệt,…

Những ảnh hưởng của triết lý âm dương  đến văn hóa Việt Nam.

Ảnh hưởng của triết lý âm dương trong xã hội xưa và nay về mặt tư duy

Quy luật “trong âm có dương”, “trong dương có âm” nghĩa là không có cái gì thuần chất được thể hiện qua lối tư duy như: “Trong nắng chứa đựng cái mưa”,…

triết lý âm dương cơ sở văn hóa việt nam

Quy luật âm dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau theo xu hướng: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm. Đây là lối tư duy theo quan hệ nhân quả: “sướng lắm khổ nhiều”, “Trèo cao ngã đau”,…

triết lý âm dương cơ sở văn hóa việt nam

Từ hai quy luật trên, có thể rút ra được triết lý sống quân bình của con người Việt ta. Đó là tránh sự thái quá, bất cập; thích nghi cao với mọi hoàn cảnh sống; luôn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, không nản chí.

Ảnh hưởng của triết lý âm dương trong xã hội xưa và nay về mặt đời sống

Chúng ta có thể thấy rằng, ảnh hưởng của triết lý âm dương biểu hiện rõ qua ba nhu cầu của đời sống, đó là nhu cầu ăn, nhu cầu mặc và nhu cầu ở.

Đối với nhu cầu ăn, nhấn mạnh tính cộng đồng, tính mực thước truyền thống. Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt thức ăn năm thức âm và dương tương ứng với ngũ hành. Tính tổng hợp trong lối ăn Việt là phối hợp nhiều món ăn trong một bữa, một món ăn gồm nhiều thứ kết hợp với nhau. Nấu như vậy để kết hợp hài hòa giữa các món để hài hòa âm dương, tam tài, ngũ hành/ngũ vị. Trong bữa ăn mọi người ăn chung một mâm, không chia phần, trước khi ăn mời chào lễ độ. Ăn bằng đũa, các món ăn được chế biến đặc sắc,… văn hóa ẩm thực Việt còn nhiều món đặc sắc ở từng vùng đất.

Đối với nhu cầu mặc, luôn đề cao hai yếu tố âm tính và dương tính. Trang phục Việt Nam, đầu tiên là thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nghề nông nghiệp. Sau nữa, theo quan điểm thẩm mỹ và phù hợp với công việc. Phụ nữ thường mặc váy, áo và yếm. Nam giới thường đóng khố, quần đùi. Áo lễ hội của phụ nữ là chiếc áo dài có hai loại tứ thân và năm thân, cài khuy bên trái, nam giới cài bên phải. Sang thế kỷ 20, chiếc áo dài của phụ nữ được cải tiến một bước và trở thành kiểu áo vừa truyền thống mà vừa hiện đại được coi là biểu tượng văn hóa Việt Nam.

Đối với nhu cầu ở, người Việt chú trọng vấn đề về phong thủy. “Phong” là gió (thuộc dương); thủy là nước (thuộc âm). Phong thủy là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành vi khí hậu của một ngôi nhà. Căn nhà trước hết là để phục vụ yêu cầu đối phó với thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt và thuận tiện với nghề nông, thích hợp với miền sông nước và khí hậu nóng ẩm gió mùa của Việt Nam. Đặc biệt kiểu nhà sàn, nhà bè, nhà thuyền, kiến trúc mái cong có tính thẩm mỹ. Nói chung nhà cửa rộng, chắc chắn phù hợp thời tiết.

Ảnh hưởng của triết lý âm dương trong tín ngưỡng Việt Nam

triết lý âm dương cơ sở văn hóa việt nam

Với tín ngưỡng phồn thực (phồn là nhiều, thực là nảy nở), trống đồng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực. Dấu tích để lại trên các hình vẽ của trống đồng, trên thạp đồng và một số trò chơi cổ xưa. 

Với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, từ xưa ông cha ta luôn coi trọng tín ngưỡng đa thần, lấy chất âm tính làm căn bản, vì vậy mà có tục thờ Mẫu hay tín ngưỡng sùng bái loài vật Tiên, Rồng,…

Với tín ngưỡng sùng bái con người, do ảnh hưởng triết lý âm dương sâu sắc, nên con người xưa quan niệm chết là từ cõi dương về cõi âm, từ đó đến nay con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Ví dụ lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Có thể thấy ảnh hưởng của triết lý âm dương trong đời sống văn hóa Việt Nam xưa và nay đều biểu hiện chủ yếu ở nhiều góc độ: tự nhiên, xã hội, tín ngưỡng. Nó góp phần làm tôn vinh giá trị truyền thống, dung hòa với vẻ đẹp hiện đại, là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp hiện đại trong mỗi phong tục của người Việt. Như vậy, triết lý âm dương có ảnh hưởng cả về chiều sâu và chiều rộng đối với tính cách và văn hóa người Việt Nam. Hy vọng bài viết triết lý âm dương cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Từ khóa » Trình Bày Hai Quy Luật Của Triết Lý âm Dương