Quy Luật Triết Lí âm Dương - Cộng đồng Học Tập 24h ...

Hai quy luật của triết lí âm dương

Triết lí âm dương cả hai quy luật cơ bản:

1) Quy luật về THÀNH TỐ: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm.

Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa (hơi nước bốc lên), trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng (mây tan đi), trong lòng đất âm chứa cái nóng dương (ở tâm trái đất nhiệt độ lên tới trên 4 ngàn độ). Trong mỗi người đều tiềm ẩn chất khác giới nên giới tính có thể biến đổi bằng cơ chế thức ăn (xưa) hoặc giải phẫu (nay). Quy luật này cho thấy rằng việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Chính vì vậy mà với các cặp đối lập có sẵn (từ trái nghĩa), tức là có vật so sánh tiềm ẩn, thì việc xác định âm dương có thể thực hiện rất dễ dàng, còn với các vật đơn lẻ thì dễ sinh ra lúng túng. Từ đây suy ra hai hệ quả phục vụ cho việc xác định bản chất âm/dương của một đối tượng:

a- Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác dinh được đối tượng so sánh.

Ví dụ: nam so với nữ thì mạnh mẽ (dương), nhưng so với hùm beo thì lại yếu đuối (âm); màu trắng so với màu đen thì dương, nhưng so với màu đỏ lại là âm… Nhờ sự so sánh này mà ta có thể xác lập được những thang độ âm dương cho từng lĩnh vực; chẳng hạn, về màu sắc ta có: đen ð trắng ð xanh ð vàng ð đỏ (từ đất đen nhú ra lá trắng, càng hấp thụ ánh nắng lá càng xanh, lâu dần lá chuyển sang vàng, rồi cuối cùng thành đỏ). Tuy nhiên, không phải cứ xác định được đối tượng so sánh rồi là có thể xác định được tính chất âm dương của chúng.

b- Để xác định tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định được đối tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh.

Đối với cùng một cặp hai vật, với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ta những kết quả khác nhau. Ví dụ: một người nữ so với một người nam xét về giới tính là âm nhưng xét về tính cách có thể lại là dương; nước so với đất, xét về độ cứng là âm, nhưng nếu xét về tính động thì lại là dương…

2) Quy luật về QUAN HỆ: âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.

Chẳng hạn, ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh… luôn đổi chỗ cho nhau. Ở xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt (âm); ngược lại, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi (dương). Cây từ đất đen (âm) mọc lên, lá xanh sang vàng rồi hóa đã (dương) và cuối cùng trở lại đen để về với đất. Người càng lành hiền (âm) thì càng hay nóng cục (dương). Từ chất nước (âm) nếu làm lạnh đến cùng chỉ thì hóa thành băng đá (dương)

Biểu tượng âm-dương ở hình 2.1 (hình thành trong Đạo giáo vào đầu Công nguyên) phản ánh đầy đủ hai quy luật về bản chất hòa quyện và quan hệ chuyển hóa của triết lí âm dương.

Hình 2.1: Biểu tượng âm-dương

Trong thực tế ta còn có thể gặp những cặp khái niệm mà ngay cả sau khi đã vận dụng hai quy luật của triết lí âm dương, việc xác định bản chất âm dương của chúng vẫn không dễ dàng gì hơn bởi lẽ chúng còn bị chi phối bởi những quan niêm xã hội. Cặp “trái phải” thuộc loại như thế (xem: Trần Ngọc Thêm – Tìm và bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB TP. HCM. 1996, tr 119-121)

Từ khóa » Trình Bày Hai Quy Luật Của Triết Lý âm Dương