Học Thuyết Chính Danh Và ý Nghĩa Của Nó đối Với Công Tác Tuyển ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Học thuyết chính danh và ý nghĩa của nó đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay
  • doc
  • 24 trang
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Quốc còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới. Nho giáo của Khổng Tử được du nhập vào Việt Nam tư thời Bắc thuộc và ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cùng với Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo của Không tử đã tác động, chi phối nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, luân lý… Không phải ngẫu nhiên mà một số nhà khoa học được giải thưởng Nobel đã cho rằng, nhân loại muốn tồn tại được trong thế kỷ XXI, cần phải tìm học triết lý của Khổng tử. Còn học giả William James Durant, trong cuốn “The story of civilisation” đã nhận xét: Càng hiểu biết về Nho giáo và người sáng lập ra Nho giáo là Khổng tử, chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy những lời giáo huấn của ông rất ít bị lỗi thời trước những tiến bộ như vũ bão của khoa học và những biến đổi của thời thế. Nói đến Khổng tử, nói đến Nho giáo người ta nghĩ ngay đến học thuyết “Chính danh”. Giá trị học thuyết này là rất lớn, không những có ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử mà còn bám rễ vào các nền văn hoá của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Cho đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục… thể hiện trong học thuyết “Chính danh” của Khổng giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự. Vì vậy, việc nghiên cứu và trao đổi về những ảnh hưởng của học thuyết này trong xã hội ta hiện nay là việc làm cần thiết, hữu ích. Trang 1 Một kho tàng kiến thức đồ sộ và rất có giá trị như thế nếu biết khai thác và vận dụng những hạt nhân hợp lý sẽ cho ta một tầm nhìn rộng, đầy đủ và sâu sắc các vấn đề xã hội trong quá trình xây dựng một xã hội mới xã hội Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay điều kiện về kinh tế văn hoá, xã hội đã khác đi rất nhiều, những quan điểm xã hội, những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những học thuyết về xã hội mới ra đời mà mức độ tương thích với xã hội hiện đại rất lớn và hiệu quả trong việc định hướng phát triển xã hội ngày nay. Vậy vấn đề đặt ra là học thuyết “Chính danh” có giá trị như thế nào trong xã hội hiện nay? Chúng ta có thể vận dụng như thế nào vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong công tác tuyển chọn cán bộ công chức ở nước ta? Từ những vấn đề đặt ra đó bản thân lựa chọn nghiên cứu đề tài tiểu luận: “Học thuyết chính danh và ý nghĩa của nó đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay”. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài: Vấn đề nghiên cứu Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm và đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất ít bài viết nghiên cứu vấn đề học thuyết “Chính danh” và ý nghĩa vận dụng những quan điểm tích cực trong học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử vào công tác tuyển chọn cán bộ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Qua nghiên cứu đề tài giúp cho chúng ta hiểu rõ nguồn gốc hình thành và phát triển của Nho giáo, những tư tưởng cơ bản của Nho giáo, đặc biệt là những tư tưởng trong học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử. Ảnh hưởng và ý nghĩa giá trị của học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử trong việc ứng dụng, phát triển trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Trang 2 Nghiên cứu đề tài trên dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp lôgic về lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp và phương pháp so sánh đối chiếu... Đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi ý kiến để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: Về mặt lý luận và thực tiễn giúp cho chúng ta hiểu sâu về học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử, ý nghĩa trong cuộc sống xã hội ở nước ta hiện nay, từ đó có cơ sở để làm luận cứ trong việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ trong giai đoạn hiện nay. Góp phần bác bỏ những quan niệm, luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện “Chính danh” của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6. Kết cấu của đề tài: Chương 1: Tư tưởng của Khổng Tử và nội dung học thuyết “chính danh”. 1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại. 1.2. Nho gia và tư tưởng của Khổng Tử. 1.2.1. Nho gia. 1.2.2. Tư tưởng Khổng Tử. 1.3. Những nội dung cơ bản của học thuyết “Chính danh”. Chương 2: Những giá trị của học thuyết “chính danh” trong công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay. 2.1. “Chính danh” trong xã hội ta hiện nay. 2.2. Ý nghĩa của học thuyết “Chính danh” đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay. Trang 3 NỘI DUNG Chương 1: TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ VÀ NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH”. 1.1 Khái quát đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại. Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại là thời kỳ Xuân thu Chiến quốc - giai đoạn suy tàn của chế độ nô lệ và chế độ sơ kỳ phong kiến đang lên. Thời kỳ Xuân thu khoảng từ năm 770 trước Công nguyên, đến năm 475 trước Công nguyên, bắt đầu từ khi Chu Bình Vương dời đô về phía Đông, thuộc Lạc Ấp. Lạc Dương, Hà Nam ngày nay, còn gọi là thời kỳ Đông Chu. Thời kỳ Chiến quốc bắt đầu từ năm 475 trước Công nguyên, bằng sự nghiệp thống nhất đất nước cùa nhà Tần. Về kinh tế đã phát triển mạnh, việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt và dùng bò kéo cày đã khá phổ biến, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất hoang, góp phần nâng cao năng suất lao động. Thủ công nghiệp đã có bước phát triển mới, đặc biệt ở sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra một loạt ngành nghề mới bên cạnh các nghề cổ truyền, như nghề luyện kim, nghề đúc, rèn sắt, nghề nhuộm, làm đồ gốm... Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp buôn bán cũng phát triển hơn, tiền tệ bằng kim loại hình thành. Do đất nông dân vỡ hoang trở thành ruộng tư ngày càng tăng thêm, dẫn đến có chế độ mua bán ruộng đất tự do và bọn quý tộc thương nhân giàu có đã chiếm được nhiều ruộng đất trở thành những địa chủ lớn, chúng chuyển sang hình thức thuê mướn nhân công và cho phát canh thu tô. Quan hệ sản xuất phong kiến nông nô xuất hiện dần dần chiếm ưu thế trong đời sống xã hội. Về chính trị, suốt thời Xuân Thu, mệnh lệnh của “Thiên tử” nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy đồi. Nạn chư hầu chiếm ngôi “Thiên tử”, đại phu lấn quyền chư hầu Trang 4 tôi giết vua, cha giết con, anh hại em, vợ lìa chồng thường xuyên xảy ra. Các nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau hết sức khốc liệt. Những nước chư hầu mạnh thay nhau lên làm bá chủ thiên hạ. Để tập trung sức mạnh cho cuộc chiến tranh nên hầu hết các nước chư hầu đều thi hành chính sách “bá đạo” dựa trên sức mạnh để cướp bóc ép buộc nhân dân tham gia chiến đấu, chính điều này dẫn đến hàng loạt nước nhỏ bị tiêu diệt. Do vậy, dân đã nghèo khổ, lại càng thêm nghèo khổ, nên như ở nước Tần “thây người chết đầy đường”. Về văn hóa, xã hội: Chữ viết xuất hiện sớm, hệ thống chữ tượng hình ra đời có khả năng đồng hoá dân tộc. Văn hoá truyền thống: tác phẩm cổ xưa như Kinh Thi, Kinh thư, kinh nhạc...Văn học nghệ thuật: thơ ca nổi tiếng được lưu hành nhiều trong dân gian. Về khoa học kỹ thuật: người Trung Quốc để nhiều phát minh như thuốc súng, la bàn, yên ngựa, xe cút kit, giấy... Chính thời đại lịch sử đầy biến động đó đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc về nhiều lĩnh vực, đã kích thích lòng người, khiến những người tài giỏi đương thời tìm cách lý giải, tìm cách cứu đời cứu người. Điều đó đã làm nảy sinh hàng loạt các nhà tư tưởng triết hoc trong giai đoạn này với nhiều học thuyết khác nhau mà trong đó nổi bật nhất là các trường phái Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Âm dương gia và pháp gia. 1.2. Nho gia và tư tưởng của Khổng Tử. 1.2.1. Nho gia. Nho gia là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc cổ đại. Người sáng lập ra đạo nho là Khổng tử (551 - 479 trước C.N). Người kế tục nổi tiếng của Khổng Tử là Mạnh Tử (372 - 289 trước C.N) và Tuân Tử (298 - 238 trước C.N). Trang 5 Cơ sở hình thành triết học Nho gia từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đáng, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng tử đã phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hoá và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì vậy mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng lớn khác trên thế giới, người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng Tử một cách trực tiếp mà chủ yếu qua các ghi chép của học trò ông. Khó khăn nữa là thời kỳ “đốt sách, chôn nho” của Tần Thuỷ Hoàng hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời đã làm cho việc sưu tập các tài liệu về ông thêm khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau này vẫn còn một số tài liệu cơ bản để nghiên cứu như: Tứ thư, Ngũ kinh, Luận ngữ… Nho giáo cũng phân chia thành các thời kỳ phát triển và có những nội dung không hoàn toàn giống nhau. Nho giáo nguyên thuỷ: Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định và giải thích bộ lục kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ gọi là ngũ kinh. Về sau Khổng tử mất, các học trò của ông tập hợp những lời dạy viết ra cuốn Luận Ngữ học trò xuất sắc của ông là Tăng Sâm (Tăng tử), dựa vào lời ông mà viết cuốn Đại học, cháu nội ông là Khổng Cấp (Tử Tư) viết cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc một người theo phái Nho gia và cũng truyên bá đạo Nho sau đó học tro ông ghi lại những lời dạy của ông và lấy tên ông đặt cho sách: Mạnh Tử. Từ thời Khổng đến Mạnh Tử gọi là giai đoạn Nho giáo nguyên thuỷ vì chỉ có sự phát triển chứ không có sự mở rộng theo một tư tưởng mới. Từ thời điểm này mới hình thành hai khái niệm Nho gia và Nho giáo. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Còn Nho giáo thì mang nặng tính tôn giáo hơn. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành “thánh đường” và Khổng Tử trở thành “giáo chủ”. Trang 6 Hán Nho: đến đời Hán, Đại học và Trung Dung được gộp vào Lễ ký. Hán Vũ Đế đưa Nho gia lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về hệ tư tưởng. Và từ đây Nho gia trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hai nghìn năm. Tống Nho: đời Tống, Trung dung và Đại học được tách ra khỏi Lễ ký và cùng với Luận Ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ “Tứ thư”. Tứ thư và ngũ kinh trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho thời đó. Những nhân vật nổi tiếng của đạo Nho là Chu Hy (Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (ở phương tây gọi là Tân Khổng giáo). Điểm khác biệt của Tống Nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố “tâm linh” (lấy từ phật giáo) và các yếu tố “siêu hình” (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. Nội dung cơ bản của Nho gia đó là một học thuyết chính trị nhằm cải tạo xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu và kiểu mẫu đó theo Nho gia là Quân Tử. Để trở thành người quân tử, con người trước hết phải tự đào tạo, phải tu thân. Sau khi tu thân xong người quân tử phải có bổn phận hành đạo. Đạo ở đây không đơn thuần là đạo lý, Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và đạo ở đây bao chứa cả nguyên lý vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là những nguyên lý đó do Nho gia đề xướng và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Còn “tiểu nhân” tức những người dân ngu dốt phải biết kính “thiên tử” và phục tùng mệnh lệnh của “thiên tử”, dân đối với vua, theo đạo Khổng phải coi như cha mẹ. 1.2.2. Tư tưởng Khổng Tử. Khổng tử tên thật là Khổng Khâu tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Ông sinh năm 551 trước công nguyên, đó là lúc mà xã hội Trung Quốc cổ đại loạn lạc, các vua chúa Trang 7 chuyên tâm hưởng thụ hoặc chém giết nhau để xưng hùng, xưng bá. Đạo lý nhân luân xáo trộn, vinh nhục không rõ ràng. Thiện ác khó phân biệt. Năm 33 tuổi, nước Lỗ loạn lạc Khổng Tử đến nước Tề, sau đó lại quay về nước Lỗ, dạy học và nghiên cứu sách. Ông san định Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch, Kinh lễ... và soạn Kinh Xuân thu. Môn đệ của ông chép lại những lời dạy làm thành bộ “Luận ngữ”. Ông hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức - chính trị nổi tiếng, gọi là Nho giáo. Nội dung cơ bản của tư tưởng Khổng Tử gồm có 3 vấn đề cơ bản, đó là: Thế giới quan, luân lý đạo đức và học thuyết “Chính danh”. Trong quan điểm về thế giới quan, xuất phát từ tư tưởng của “Kinh dịch”, Khổng Tử cho rằng, vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hóa không ngừng theo đạo của nó. Sự vận động và biến đổi ấy của vạn vật bắt nguồn từ mối liên hệ, tương tác giữa hai lực “âm” và “dương” trong một thể thống nhất “Thái cực”. Cái lực vô hình để âm - dương tương tác, trung hòa, để vạn vật sinh hóa không ngừng ấy, Khổng Tử gọi là “Đạo”, là “Thiên lý”. Nhưng vì “Đạo” hay “Thiên lý” là huyền bí, sâu kín, mầu nhiệm, nó lưu hành khắp vũ trụ, định phép sống cho vạn vật mà con người ta không thể cưỡng lại được, nên Khổng Tử gọi là “Thiên mệnh”. Do tin vào “Thiên mệnh”, nên Khổng Tử coi việc hiểu biết mệnh trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện, ông viết “Không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử” (“Luận ngữ”, Nghiêu viết, 3). Đã tin có mệnh biết mệnh thì phải sợ mệnh và thuận mệnh. Đó là cái đức của người quân tử. Khổng Tử khuyên: “Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bật đại nhân, sợ lời thánh nhân” (“Luận ngữ”, Quý thị, 8). Do quan niệm như vậy, nên Khổng Tử tin vào số mệnh và ông đã nói : Sống chết có mệnh, giàu sang do ở trời (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 5). Trang 8 Tuy nhiên, Khổng tử lại không tán thành quan điểm cho rằng, con người cứ nhắm mắt dựa vào “Thiên mệnh”. Ông luôn luôn yêu cầu con người phải chú trọng vào sự nổ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn việc thành hay bại như thế nào, lúc đó mới là tại ý trời. Khổng Tử cũng tin có quỷ thần và cho rằng, quỷ thần là do khí thiêng trong trời đất tạo thành, mắt ta không nhìn thấy được, tai ta không nghe thấy được... Tuy nhiên, ông phê phán mê tín sung bái quỷ thần, kêu gọi mọi người hãy chú trọng vào công việc làm của mình, bời vì: “Đạo thờ người chưa biết thì sao biết được đạo quỷ thần. Không hiểu được con người sống, thì không có tư cách hỏi chuyện sau khi chết” (“Luận ngữ”, Tiên Tấn, 11). Theo ông, trí thông minh, khôn ngoan của con người đối lập với mê tín quỷ thần. Ông dạy bọn thống trị hãy từ bỏ sùng bái quỷ thần, ra sức nghiên cứu chính sách cai trị cho hợp lý (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 7). Như vậy, trong quan điểm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những tính chất mâu thuẫn. Khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn tự vận động, biến hóa, không phụ thuộc vào mệnh lệnh của trời. Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát, nhưng mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh của con người, đó là một bước lùi trong tư tưởng triết học của ông. Cũng như thế, một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần, nhưng mặt khác, ông lại nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống. Thực chất mâu thuẫn trong tư tưởng, tâm trạng và thái độ của Khổng Tử là phản ánh những mâu thuẫn của đời sống hiện thực thời bấy giờ. Cùng với quan điểm về vũ trụ và con người, học thuyết về luân lý đạo đức; chính trị xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất hữu cơ trong triết học của Khổng Tử trên tư tưởng “thiên nhân tương đồng”. Những nguyên lý đạo đức căn bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Trang 9 Tử là: nhân, lễ, trí, dũng… cùng với hệ thống quan điểm về chính trị, xã hội như “nhân trị”, “Chính danh”, “thượng hiền”, “quân tử”, “tiểu nhân” của ông. Trong những phạm trù đạo đức ấy của Khổng Tử, chữ “nhân” được ông đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức, chính trị khác như một hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán, tạo thành bản sắc riêng trong triết lý nhân sinh của ông. Về tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng “lễ nghĩa” và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất của cuốn Luận Ngữ: Dùng mệnh lệnh, pháp luật đễ dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hoá dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng” sự biết sỉ nhục là sự mở rộng của trách nhiệm nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của pháp gia. Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của các nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận mối quan hệ về thần dân và vua, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phải đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này của ông được học trò là Trang 10 Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì vậy hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi lẽ kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là nhà vua. Những tư tưởng sâu sắc của Khổng tử về thế giới, về xã hội, về con người, đặc biệt là học thuyết “Chính danh” và đạo đức đã đưa ông lên tầm cao của nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng. 1.3. Những nội dung cơ bản của học thuyết “Chính danh”. Khổng tử khi sinh thời, ông thường nói với học trò rằng “(Ngô) thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo lý đời xưa. Các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử ngày nay đều cho rằng, trong các tác phẩm như Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Luận Ngữ… thì chỉ có quyển Luận Ngữ được xem là đáng tin cậy nhất vì những lời phát biểu của Khổng tử trong sinh thời mà phần lớn là đàm thoại với học trò của ông. Do đâu mà Khổng tử đề ra học thuyết “Chính danh”? Trong thời đại của mình, Khổng Tử nhận thấy tình trạng rối ren, phức tạp của xã hội phong kiến thời Chu. Xã hội mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn. Ông lấy làm tiếc cái thời đầu nhà Chu như Chu Võ Vương, Chu Công… sao mà thời đại tươi đẹp, phong hóa tốt tươi đến thế! Ông nhìn thấy tình cảnh “tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân của một sáng một chiều”. Mọi sự việc, nguyên nhân đều có cái cớ của nó. Mà cái cớ này không tự dưng mà có, nó được tích tập dần dần qua thời gian mà đến một thời điểm nào đó, thì sẽ xảy ra kịch tính như trên. Kinh dịch có câu “Đi trên sương mà băng giá tới” (Lý sương kiên băng chí) là thuận với lẽ diễn tiến tự nhiên của mọi sự vật. Khổng tử thấy tình trạng xã hội thời ông hỗn loạn đến nỗi “tôi giết vua, con giết cha” là tệ hại lắm rồi, nhưng ông là người không thích bạo lực, không thích làm cuộc thay đổi triệt để để triệt tiêu cái tệ trên bằng bạo lực cho nên Trang 11 ông mới đề ra học thuyết “Chính danh” nhằm để cải tạo xã hội, giáo hóa xã hội dần dần. Bản tính ông thích ôn hòa, thích giáo huấn dần dần hơn là bạo lực, mà bạo lực chưa chắc gì đã giải quyết triệt để cái tệ “tôi giết vua, con giết cha” nói trên mà bất quá chỉ thay thế cuộc thí quân này bằng cuộc thí quân khác hoặc vụ giết cha này bằng vụ giết cha khác. Bạo lực bất quá chỉ giải quyết việc trước mắt, tức thời, chỉ trị được ngọn chứ làm sao trị được gốc của tình hình trên, chỉ có cuộc cách mạng tư tưởng mới trị được gốc của cái tệ tôi giết vua, con giết cha nói trên. Khổng tử cho rằng mỗi vật và mỗi người trong xã hội đều có một công dụng nhất định. Nằm trong mối quan hệ nhất định mỗi vật, mỗi người đều có một địa vị bổn phận nhất định và tương ứng với nó là một danh nhất định. Mỗi “danh” điều có tiêu chuẩn riêng. Vật nào, người nào mang “danh” nào phải được thực hiện và phải thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không phải thì gọi bằng “danh” khác. Đó chính là học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử - một học thuyết được xem là quan trọng trong toàn bộ tư tưởng của ông. Khổng tử đã giải thích: “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 1). “Chính danh” thì người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh “Vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua” (“Luận ngữ”, Bát Dật, 19). “Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 11). Đó là một nước thịnh trị, lễ nghĩa, nhân, đức, danh phận vẹn toàn. Khi Tử Lộ hỏi về việc chính trị, Khổng Tử nói, muốn trị nước, trước tiên “ắt phải sửa cho chính danh”, vì “nếu không chính danh thì lời nói sẽ không đúng đắn sẽ dẫn tới việc thi hành sai… Cho nên nhà cầm quyền xưng danh thì phải đúng với phận với nghĩa; đã xưng đúng danh phận, thì phải tùy theo đó mà làm” (“Luận ngữ”, Tử Lộ, 3). Theo học thuyết “Chính danh”, Khổng Tử đã chia xã hội thành những mối quan hệ cơ bản, trong đó mỗi quan hệ là một Trang 12 “luân”. Trong xã hội, theo Khổng Tử có 5 mối quan hệ chính là: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Đặc biệt trong luân lý, đạo đức, Khổng Tử luôn nhấn mạnh đến quan hệ vua tôi và cha con. Đối với quan hệ vua tôi, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và chủ trương “thượng hiền” không phân biệt đẳng cấp xuất thân của người ấy. Trong việc chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự…” (“Luận ngữ”, Tử Lộ, 2), “vua phải tự mình làm thiện, làm phải trước thiên hạ để nêu gương và phải chịu khó lo liệu giúp đỡ dân” (“Luận ngữ”, Tử Lộ, 1). Ông còn nói, nhà cầm quyền cần phải thực hiện ba điều: “Bảo đảm đủ lương thực cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng binh lực hùng mạnh để đủ bảo vệ dân, phải tạo lòng tin cậy của dân đối với mình. Nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt những điều kiện trên thì trước hết hãy bỏ binh lực, sau đó đến bỏ lương thực, nhưng không thể bỏ lòng tin của dân đối với vua, nếu không, chính quyền xã tắc sẽ sụp đổ” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 7). Nếu “việc chính trị, vua cai trị nước nhà mà biết đem cái đức mình bỏ hóa ra, thì mọi người đều phục theo. Tuy như ngôi sao Bắc Đẩu ở một chỗ mà có mọi vì sao chầu theo” (“Luận ngữ”, Vi Chính, 1). Ngược lại dân và bề tôi đối với vua phải như đối với cha mẹ mình, phải tỏ lòng “trung” của mình đối với vua. Ấy là “Chính danh”, là “phục lễ vi nhân”. Về đạo cha con, Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ “hiếu” làm đầu và cha đối với con phải lấy lòng “từ ái” làm trọng. Trong đạo hiếu của con với cha mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi phải ở “tâm thành kính”. “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng loài thú vật như chó ngựa người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên, nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu” (“Luận ngữ”, Vi Chính, 7). Trang 13 Trong việc trị nước như tu thân, học đạo sửa mình để đạt được đức “nhân”, “lễ” được Khổng Tử rất mực chú trọng. Lễ ở đây là những quy phạm, nguyên tắc đạo đức của nhà Chu. Ông cho rằng, do vua không giữ đúng đạo vua, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con…nên thiên hạ “vô đạo”. Phải dùng lễ để khôi phục lại trật tự, phép tắc, luân lý xã hội, khiến cho mọi người trở về với “đạo”, với “nhân” và trở thành “Chính danh”. Lễ ở Khổng Tử là những phong tục, tập quán, những quy tắc quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật nhà nước, như: sinh, tử, tang, hôn, tế, lễ, triều sinh, luật lệ, hình pháp… Theo Khổng Tử, lễ quan hệ với nhân rất mật thiết. Nhân là chất, là nội dung, lễ là hình thức biểu hiện của nhân. “Nhân là cái nền tơ lụa trắng tốt mà trên đó người ta vẽ nên những bức tranh đẹp” (“Luận ngữ”, Bát Dật, 8). Ông khuyên người “ta chớ xem điều trái lễ chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớ làm điều trái lễ” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 1), thì khi đó sẽ đạt được “nhân”, xã hội ổn định, vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ… đều “Chính danh định phận”. Như vậy, trong triết học của Khổng Tử các phạm trù, “nhân”, “lễ”, “trị”, “dũng”, “chính danh định phận… có nội dung hết sức phong phú, thống nhất với nhau và luôn thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó luôn cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra của lịch sử và đây có lẽ là thành quả kết tinh rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của ông. Song, do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp, học thuyết triết học của Khổng Tử luôn chứa đựng những mâu thuẫn, giằng co, đan xen giữa những tư tưởng tiến bộ với những quan điểm bảo thủ, phản ánh tâm trạng giằng xé của ông trước biến chuyển của thời cuộc. Hầu hết các nhà Nho, các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử đều thừa nhận rằng học thuyết “Chính danh” là một phát kiến mới của Khổng tử. Do chính ông quan sát thấy được tình trạng lộn xộn, mất tôn ti trật tự, trên cho ra trên, dưới cho ra dưới, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi,… nên ông mới đề ra Trang 14 học thuyết “Chính danh”. Thực chất, học thuyết “Chính danh” không những chỉ có giá trị ở thời ông. Nói theo cách nói của học giả Nguyễn Hiến Lê khi viết lời mở đầu cho cuốn Khổng Tử đã phát biểu rằng “Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó có giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không. Và nếu sau mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.” Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” TRONG CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN CÁN BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY . 2.1. “Chính danh” trong xã hội ta hiện nay. Về đường lối chính trị: Đảng ta đã “xưng danh” là Đảng Cộng sản, Nhà nước ta là Nhà nước “Nhà nước xã hội chủ nghĩa”, trong quá trình đổi mới, Nhà nước ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Xã hội chủ nghĩa là đích đến của sự phát triển, phồn vinh, công bằng, văn minh tiến bộ cho một xã hội trong mối quan hệ cả về phát triển kinh tế với hoàn thiện văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Đó chính là việc thể hiện sự “Chính danh” của mình trên thế giới. Về kinh tế: Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, Trang 15 kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể; Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân; thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Về tư tưởng văn hoá xã hội: Nhà nước xác lập cơ chế dân chủ đại diện thông qua bầu cử và bãi miễn các đại biểu nhân dân vào các chính quyền dân cử. Đồng thời nhà nước đã cụ thể hoá các chính trị, xã hội quyền tư do cá nhân, tự do ngôn luận trong Hiến pháp. Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân được bày tỏ nguyện vọng của mình về những vấn đề quan tâm và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của họ. Nhà nước gắn bó với nhân dân, chú trọng giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Nhà nước kiên quyết xử lý, ngăn chặn những hành vi xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân. Nhà nước chủ trương tự do tư tưởng và giải pháp tinh thần nhằm phát huy mọi khả năng của con người. Nhà nước quy định các quyền tự do trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng và bảo đảm cho mọi người thực hiện các quyền đó như tự do ngôn luận, tính ngưỡng, nghỉ ngơi, lao động… Xét những lý luận trong học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử từ ngàn xưa ta thấy rằng chính phủ ta đang ra sức định “danh” và tiến hành những bước làm “Chính danh” từ bộ máy đến công viên chức nhà nước. “cán bộ là đầy tớ của dân”; “Nhà nước của dân do dân và vì dân”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Lấy dân làm gốc”, “Chính phủ điện tử”… là những Trang 16 cái “danh” đã được đặt ra từ tiêu chuẩn của một đất nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Không khó để thấy rằng: Chính phủ - bằng những quyết định của mình - đã làm rất nhiều việc chăm lo đời sống cho dân, phát triển kinh tế, cải cách hành chính, chính phủ cũng cương quyết xử lý những tổ chức, cán bộ làm những việc không đúng đắn để thiết lập lại trật tự kỷ cương (ví dụ: vụ xử lý những cán bộ có chức quyền to trong vụ án Trương Văn Cam (Năm Cam) và đồng bọn phạm tội, vụ tham nhũng tại PMU18 - Bộ Giao thông vận tải, vụ nhận hối lộ, mua bán côta ở Bộ Thương mại, vụ đất đai ở Đồ Sơn, Phú Quốc…). Mới đây, việc chính quyền Hà Nội cương quyết xử lý những nhà xây dựng trái phép, cũng là biểu hiện rõ sự “Chính danh” trong quản lý xã hội. Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đối thoại trực tuyến với dân một cách ngày thẳng minh bạch về những vấn đề quốc gia đại sự. Đây là một việc là có ý nghĩa về dân chủ, tạo tiền đề cho một giai đoạn đối thoại ngay thẳng trong quan hệ Nhà nước với nhân dân. Phải nói ngay rằng, những việc làm của Đảng và Nhà nước là những việc làm chính danh. Chính danh - ở phạm trù nhân sinh - là người nào mang danh nào (chiếu theo hệ quy chiếu ngày nay là vị trí công tác, danh phận xã hội, gia đình) thì phải thực hiện chức phận tương ứng. Đảng và Nhà nước đã làm nhiêu việc vì dân vì sự phồn vinh của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn, mà Đảng ta đã chỉ rõ 4 nguy cơ. Trong đó có nguy cơ về tệ tham ô, tham nhũng, thoái hoá biến chất về đạo đức, phẩm chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên lợi dụng chức quyền, sơ hở của pháp luật làm điều trái phép, trái lương tâm sa hoa, lãng phí, làm mất đi thuần phong mỹ tục của dân tộc, phai nhạt về mục tiêu lý tưởng, quan liêu xa rời quần chúng...đang làm ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Vẫn còn diễn ra tình trạng cửa quyền, hách dịch, cố bày ra những thủ tục hành dân, làm việc với dân theo kiểu ban ơn chứ không phải trách nhiệm… ở Trang 17 những nơi đó không có chính danh công, viên chức Nhà nước và đương nhiên trật tự kỷ cương bị bóp méo, gây bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt gần đây một số cá nhân có chức vụ trong tổ chức xã hội, tôn giáo như Nguyễn Văn Lý, Lê Công định, Ngô Quang Kiệt… mà dư luận trong nước đã đề cập đến gần đây, đã không vì “chính danh, định phận” đã rêu rao, xuyên tạc sự thật về những gì mà Nhà nước và Đảng ta đã và đang thực hiện vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 2.2. Ý nghĩa của học thuyết “Chính danh” đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay. Học thuyết “Chính danh” do đức Khổng tử phát kiến cách đây hơn 2.500 năm từ thời Trung Quốc còn đang ở chế độ phong kiến phân quyền với lòng mong muốn của ông phục hồi lại chế độ, lễ lạc tốt đẹp của thời nhà Chu ban đầu khi ông nhận thấy tình trạng xã hội khá lộn xộn, mất tôn ti trật tự. Ông vốn là người khoan hòa, tuy có tư tưởng cách mạng như không thích chiến tranh, do đó ông mới đề ra học thuyết chính danh để cải tạo xã hội một cách dần dần. Nghiên cứu về đức Khổng Tử, ai cũng phải công nhận rằng học thuyết “Chính danh” là một phát kiến của ông và đó là đóng góp quan trọng của ông cho Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Dân tộc Việt Nam, tuy có biết đến học thuyết “Chính danh” của Khổng tử nhưng lại vận dung nó rất uyển chuyển để cứu dân, cứu nước, chống xâm lăng điển hình qua một số vị anh hùng trung lịch sử dân tộc như Sư Vạn Hạnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…. Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu cao chính nghĩa để chiến đấu vì độc lập tự do, giải phóng dân tộc, chống quân xâm lược, Pháp, Nhật, rồi Mỹ được cả dân tộc và nhân dân tiến bộ hòa bình thế giới ủng hộ vì cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa, nên cuối cùng, dù kẻ thù có mạnh cỡ Trang 18 nào, chúng có nham hiểm đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng giành được thắng lợi chung cuộc, buộc kẻ thù phải chấp nhận sự thất bại trước ý chí và “chính nghĩa” của dân tộc ta. Bên cạnh những hạn chế do điều kiện lịch sử và quyền lợi giai cấp trong học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử có thể thấy được những giá trị rất to lớn mà công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước cần phải khai thác. Học thuyết của ông làm phong phú thêm lý luận trong quá trình đổi mới đồng thời còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong xây dựng bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong tuyển chọn đội ngũ cán bộ công chức. Cụ thể, trong giai đoạn hiện nay cần tuyển chọn đào tạo và sử dụng một đội ngũ cán bộ công chức vừa hồng, vừa chuyên với một “Chính” (hiệu) “danh” (chính xác) đáp ứng đúng yêu cầu của một xã hội mới xã hội Xã hội chủ nghĩa. Chúng ta biết rằng, tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh: “Mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí...”, “Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành của hệ thống chính trị...”, "Đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ...", "Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài…(1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 292 - 296 1 Trang 19 Đảng ta rất chú trọng công tác tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ “đức và tài” phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người cán bộ có “Chính danh” và mẫu mực thì nhân dân mới tin yêu, nể phục. Đảng ta thực hiện đúng đắn nguyên tắc thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ. Đánh giá, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Mặt khác, trong tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ cần coi trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách, phương phức và lề lối làm việc. Mỗi cán bộ trong tổ chức phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng, hay nói khác hơn là phải thể hiện “cái danh” của mình. Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, cán bộ được tuyển chọn phải là người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực, nhiệt tình trong công tác và bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; coi trọng sự nỗ lực cá nhân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững giữa cán bộ với nhân dân, phát huy quyền làm chủ và chăm lo sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Tiêu chuẩn chung của cán bộ trong thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng, trước hết là, phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trang 20 Tải về bản full

Từ khóa » Thuyết Chính Danh