Tìm Hiểu Học Thuyết Chính Danh Của Khổng Tử

Trang chính
Trang chủ ¤ Gửi bài ¤ Lịch học tập ¤ Kết quả điểm ¤ Tìm kiếm
Giới thiệu chung ¤ Lịch sử trường ¤ Sơ đồ tổ chức ¤ Chức năng - nhiệm vụ ¤ Ảnh tư liệu Tin tức - hoạt động ¤ Hoạt động của trường ¤ Đảng ủy ¤ Công đoàn ¤ Đoàn thanh niên Đào tạo - bồi dưỡng ¤ Chương trình khung ¤ Lịch học tập ¤ Kết quả điểm ¤ Văn bản Khoa học - tư liệu ¤ Đề tài khoa học ¤ Thông tin lý luận - thực tiễn ¤ Danh mục sách ¤ Danh mục tiểu luận
Thông tin lý luận và thực tiễn Thứ ba, 17-12-2024

motor Teco

Nhà phân phối motor Teco ở Việt Nam

dong co Siemens

chuyen cung cap dong co Siemens

hạt giống sen mini

chuyên cung cấp hạt giống sen mini Nhật Bản

hoa lan hồ điệp

chuyên cung cấp hoa lan hồ điệp ở TPHCM

shop quần áo đá banh

LONI sport là shop quần áo đá banh ở TPHCM

hoa tuoi

Shop hoa tuoi cung cap hoa tuoi o tphcm

Đặt quần áo đá banh

Chuyên đặt quần áo đá banh ở TPHCM

Giày bóng đá

Cung cấp giày bóng đá giá rẻ ở TPHCM

Hạt giống hoa

Cung cấp hạt giống hoa ở TPHCM - giao hạt giống hoa toàn quốc

kho lạnh

Thiết kế và thi công kho lạnh tiêu chuẩn châu Âu

Màn nhựa PVC

Phân phối màn nhựa PVC Extruflex của Pháp Tìm hiểu học thuyết chính danh của Khổng Tử Tác giả: Nguyễn Thị Thủy

Khổng Tử (551 – 479 TCN), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người Ấp Trâu, nước Lỗ, ông là nhà Triết học, nhà chính trị học và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc. Do sống trong thời buổi “Thiên hạ đại loạn” nên hoài bão suốt đời của ông là làm sao lập lại trật tự kỷ cương xã hội, nhằm làm cho “an dân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và hoài bão ấy thể hiện trong thuyết “Chính danh”. Khổng Tử cho rằng, mỗi vật, mỗi người sinh ra điều có một địa vị, công dụng nhất định. Ứng với mỗi địa vị, công dụng đó là “danh” nhất định. Vật nào, người nào trong thực tại điều có danh hợp với nó, nếu không danh sẽ không hợp với thực, là loạn danh. Chính danh là danh và thực phải phù hợp với nhau. Ông cho rằng, sở dĩ xã hội loạn lạc là do danh không phù hợp với thực, từ đó dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xã hội, Khổng Tử chủ trương phải giáo hoá đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “Chính danh, định phận”. Danh và phận của mỗi người trước hết hết do xã hội quy định, Khổng Tử đã quy tất cả các quan hệ xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản (Ngũ luân) như sau: + Vua – Tôi: bề tôi phải lấy chữ trung làm đầu + Cha – Con: bề con phải lấy chữ hiếu làm đầu + Chồng – Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu + Anh – Em: phải lấy chữ hữu làm đầu + Bạn – Bè: phải lấy chữ tín làm đầu Năm mối quan hệ này có tiêu chuẩn riêng: + Vua thì phải nhất + Tôi thì phải trung + Cha phải hiền từ + Con phải hiếu thảo + Phu xướng phụ tuỳ… Trong năm quan hệ đó Khổng Tử nhấn mạnh ba quan hệ đầu là cơ bản nhất (Tam cương) cụ thể là: + Vua – Tôi: vua là trụ cột + Cha – Con: cha là trụ cột + Chồng – Vợ: chồng là trụ cột Như vậy, năm mối quan hệ đã nói rõ danh, phận, của từng người, vế sau phải phục tùng vế trước, nếu mỗi người thực hiện đúng danh, phận đó sao cho vua ở hết phận vua, tôi ở hết phận tôi, cha ở hết phận cha, con ở hết phận con,… thì có chính danh. Theo Khổng Tử nếu không chính danh thì lời nói không thuận, lời nói không thuận thì việc làm không thành, việc làm không thành thì lễ nhạc không kiến lập được, không kiến lập lại được lễ nhạc thì hình phạt không đúng, hình phạt không đúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu. Cho nên, người quân tử đã dùng cái danh thì phải nói ra được, nói rồi tất phải làm được, vì thế người quân tử phải thận trọng với lời nói của mình. Nếu danh không chính, nói và làm không đúng theo chức phận của mình, “trên” không nghiêm “dưới” loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha không ra cha, chồng không ra chồng, vợ không ra vợ,… Khổng Tử chó rằng , xã hội loạn là do nguồn gốc từ trên. Do vậy, ông rất đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân trong việc giữ lấy cái danh phận của mình, bởi vì nếu mỗi người tự chính được bản thân mình thì không cần hạ lệnh mọi việc sẽ được tiến hành, nếu ngược lại dù có hạ lệnh cũng chẳng ai theo. Khi Tử Lộ hỏi về việc chính trị, Khổng Tử nói, muốn trị nước, trước tiên ắc phải sửa cho chính danh, vì nếu việc chính sự là ngay thẳng, cứ làm gương về sự ngay thẳng thì không ai không dám ngay thẳng nữa. Vậy chính danh là gì? Khổng Tử giải thích như sau: chính danh là làm cho mọi việc ngay thẳng. Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên – dưới, vua – tôi, cha – con, chồng – vợ,… trật tự phân minh, vua lấy nghĩa mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua. Cụ thể là vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, chồng cho ra chồng, vợ cho ra vợ, con cho ra con,… Nói một cách khái quát là ai ở vị trí nào cũng phải làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình ở các cương vị đó theo thang bậc. Như vậy, theo Khổng Tử chính danh là điểm mấu chốt để đưa xã hội trở nên trật tự, nền nếp. Nhưng để có chính danh, mỗi người phải thực hiện đúng danh phận của mình không lạm quyền. Một xã hội có chính danh là một xã hội có trật tự kỷ cương, thái bình, thịnh trị. Đất nước ta đang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, một xã hội trật tự, ổn định có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, việc kế thừa tư tưởng chính danh của Khổng Tử là rất cần thiết, để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng một lối sống lành mạnh cùng với những chuẩn mực mới về danh. Vì chính những quan hệ đạo đức, cách ứng xử giữa người với người là nền tảng của trật tự xã hội, chúng ta phải lấy chúng ta mà rèn luyện, đó là phải xây dựng cho mình một lẽ sống hay một đạo lý phù hợp với chế độ mới. Lẽ sống, đạo lý đó là mình vì mọi người thì mọi người mới vì mình, đây là quan hệ hai chiều tạo ra sự đồng thuận giữa người với người và sự đồng thuận trong xã hội. Muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước yêu thương con người kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo,… Đối với đội ngũ cán bộ công chức phải là “công bộc” của nhân dân, lời nói phải đi đôi với việc làm, đúng với cương vị của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với từng gia đình, ông bà phải mẫu mực, con cháu phải hiếu thảo lễ phép, thương yêu đùm bộc giúp đỡ nhau, vợ chồng hoà thuận bình đẳng, cha mẹ phải quan tâm giáo dục con cái. Đối với nhà trường, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò,… như thế mới đẩy lùi được hành vi phi đạo đức do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, xây dựng một xã hội thịnh vượng, phồn vinh góp phần cùng đất nước đi lên./.

Đã xem: 54501
Xem bài viết năm: 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tìm kiếm
Tìm kiếm bài viết
Theo từ khóa:
Năm: Tất cả 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Ngày ban hành: -- 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 -- 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 -- 2024 2023 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992 1991 1990 1989 1988 1987 1986 1985 1984 1983 1982 1981 1980 1979 1978 1977 1976 1975 1974 1973 1972 1971 1970 1969 1968 1967 1966 1965 1964 1963 1962 1961 1960 1959 1958 1957 1956 1955 1954 1953 1952 1951 1950 1949 1948 1947 1946 1945
Đăng nhập/Đăng ký
Bí danh
Mật khẩu
Ghi nhớ
Online
Khách: 001
Thành viên: 000
Tổng cộng 001
Hits 004465932
IP của bạn: 103.110.85.167
Trang chủ ¤ Gửi bài ¤ Lịch học tập ¤ Kết quả điểm ¤ Tìm kiếm
- Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long- Cơ quan chủ quản: Trường Chính trị Phạm Hùng- Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trường Chính trị Phạm Hùng- Địa chỉ : 241 Đinh Tiên Hoàng - Phường 8 - Thành phố Vĩnh Long - Vĩnh Long - Điện thoại: 02703822315, 0270826098- Email: tctph.vinhlong@gmail.com

Từ khóa » Thuyết Chính Danh