Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - FAMILY HOSPITAL

1. Hội chứng buồng trứng quá kích là gì? – Hội chứng quá kích buồng trứng (HCBTQK) là tình trạng đáp ứng quá mức với việc kích thích buồng trứng. Đây là một biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản. – Tỷ lệ mắc phải quá kích buồng trứng mức độ trung bình, nặng chiếm 3-10% các trường hợp và lên đến 20% đối với nhóm phụ nữ có nguy cơ cao.

2. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng buồng trứng quá kích là gì?

Đặc trưng của hội chứng quá kích buồng trứng là sự tăng trưởng về kích thước của buồng trứng

– Trẻ tuổi (< 35 tuổi). – Chỉ số khối cơ thể thấp. – Hội chứng buồng trứng đa nang. – Tiền sử dị ứng. – Tiền sử quá kích buồng trứng trước đó. – Có thai. – Sử dụng hCG ngoại sinh liều cao hoặc lặp lại. – Dùng phác đồ GnRH agonist. – Số lượng nang noãn phát triển nhiều (trên 35). – Chọc hút được >24 nang noãn hoặc AFC >24. – AMH >3,4 ng/ml. – Nồng độ Estradiol huyết thanh cao (>3500 pg/mL).

3. Triệu chứng thường gặp của hội chứng buồng trứng quá kích là gì? – Các triệu chứng của HCBTQK thường xuất hiện từ 3- 6 ngày sau khi tiêm hCG. Tuy nhiên trong một số trường hợp triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn. Triệu chứng thường gặp của HCBTQK bao gồm: – Căng bụng, đau bụng. – Buồn nôn và nôn. – Tiêu chảy. – Lượng nước tiểu giảm. – Khó thở. – Phù, tăng cân. – Các triệu chứng có thể trầm trọng và kéo dài hơn nếu bệnh nhân có thai

4. Hội chứng buồng trứng quá kích được phân độ như thế nào?

5. Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra những biến chứng gì? – Nhiễm trùng: Thường gặp như nhiễm trùng đường niệu, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tĩnh mạch, viêm mô tế bào xung quanh vị trí chọc dò ổ bụng, nhiễm trùng vết thương, áp xe mông tại vị trí tiêm,… – Sốc giảm thể tích do mất dịch qua đường tiêu hóa hoặc khoảng kẽ. – Sốc nhiễm trùng, sốc do phân bố thể tích tuần hoàn do viêm nặng. – Sốc tắc nghẽn đường ra do tràn dịch màng ngoài tim với triệu chứng chèn ép tim hoặc tràn dịch phổi.

6. Hội chứng buồng trứng quá kích được điều trị theo nguyên tắc nào? – Việc quản lý bệnh phụ thuộc vào mức độ nặng và có tình trạng hôn mê hay không. – Điều trị triệu chứng, hồi sức được áp dụng trong hầu hết các trường hợp. – Đối với tình trạng buồng trứng quá kích nhẹ và trung bình có thể điều trị tại nhà để giảm triệu chứng, tuy nhiên bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian 2-3 ngày điều trị.

7. Hội chứng buồng trứng quá kích được điều trị như thế nào? 7.1. Điều trị nội khoa – Những bệnh nhân quá kích buồng trứng nhẹ, trung bình:

+ Cần bổ sung đủ lượng dịch cho cơ thể (khoảng 2 lít nước mỗi ngày), ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm và tránh quan hệ tình dục, tránh các hoạt động thể lực mạnh. + Cần theo dõi lượng nước cung cấp vào/ thải ra, trọng lượng cơ thể, theo dõi vòng bụng. + Đặc biệt cần lưu ý khi tăng cân từ 1 kg/ ngày trở lên và nước tiểu dưới 500 mL/ngày là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng nặng lên.

– Đối với các trường hợp quá kích buồng trứng nặng điều trị nhằm duy trì huyết động học, huy động dịch từ khoang thứ ba trở lại tuần hoàn máu và hỗ trợ hô hấp: + Điều trị hạ kali máu, hạ huyết áp và giảm tưới máu thận được ưu tiên. + Dung dịch muối đẳng trương hoặc dung dịch tinh thể cân bằng là dung dịch để hồi sức ban đầu. + Hồi sức vận mạch được chuẩn độ để duy trì lượng nước tiểu phù hợp (20-30 ml/ g) và để đảo ngược quá trình cô đặc, duy trì tưới máu cơ quan.

7.2. Điều trị ngoại khoa – Chỉ định chọc dẫn lưu dịch cổ trướng khi xuất hiện triệu chứng khó thở, trướng bụng và thiểu niệu. – Chỉ định chọc dịch ổ bụng khi áp lực trong ổ bụng (IAP) trên 20 mmHg. – Phương pháp học dịch dưới hướng dẫn siêu âm và truyền thêm albumin trong trường hợp cần thiết được áp dụng để duy trì thể tích nội mạch.

8. Thời gian điều trị hội chứng buồng trứng quá kích mất bao lâu? – Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng. Dao động từ vài ngày đến vài tuần hoặc kéo dài hơn nếu có biến chứng. – HCBTQK tuân theo quá trình tự giới hạn, giảm dần theo sự suy giảm β-hCG trong huyết thanh.

9. Bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng quá kích cần theo dõi như thế nào? 9.1. Đối với mức độ nhẹ và trung bình – BN quá kích buồng trứng nhẹ và trung bình được theo dõi và điều trị tại nhà. – Uống nhiều nước > 2-3 lít mỗi ngày. – Cần cung cấp thêm các chất điện giải cần thiết như Oresol. – Nghỉ ngơi, ăn nhiều đạm thịt, trứng, cá, sữa, các hạt đậu, ngũ cốc. – Theo dõi cân nặng, BN tăng cân > 1 kg mỗi ngày cần đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng để được đánh giá, theo dõi. – Nếu các triệu chứng nặng lên thì đến BV tái khám ngay. Một số vấn đề cần được theo dõi như: – Tình trạng bụng có tăng dần không? – Đo vòng bụng mỗi ngày. Lưu ý: Đo cùng một vị trí và loại thước đo. – Có xuất hiện khó thở không? – Mức độ buồn nôn, nôn có tăng dần không? – Mức độ tiêu chảy có tăng dần không? – Lượng nước uống và nước tiểu mỗi ngày?

9.2. Mức độ nặng đến rất nặng – Bệnh nhân tình trạng nặng cần nhập viện điều trị nội trú. – Chọc dò chăm sóc vết thương, theo dõi dịch ra màu sắc và số lượng. Một số vấn đề cần được theo dõi: – Thể trạng sức khoẻ, mức độ căng bụng, khó thở. – Theo dõi vòng bụng, cân nặng cùng thời điểm (đo vòng bụng khi BN thở ra, sử dụng cùng một loại thước đo, cân). – Theo dõi tất cả lượng dịch đi vào: nước uống, trong thức ăn, dịch truyền,… – Theo dõi lượng dịch thải ra: lượng tiểu, nôn, đi đại tiện. – Theo dõi Hct, Albumin máu mỗi ngày.

10. Làm thế nào để dự phòng hội chứng buồng trứng quá kích?

– Dự phòng HCBTQK là biện pháp ưu tiên trong việc điều trị hỗ trợ sinh sản hiện nay. – NVYT cần nắm bắt được tiền sử và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân ngay từ ban đầu. – Lựa chọn phác đồ phù hợp và trưởng thành noãn bằng GnRH agonist. Các chiến lược giúp ngăn ngừa HCBTQK bao gồm: 10.1. Dự phòng tiền phát – Lựa chọn phác đồ điều trị hỗ trợ sinh sản phù hợp. – Lựa chọn trưởng thành noãn trong ống nghiệm cho phụ nữ có buồng trứng đa nang. – Lựa chọn phác đồ GnRH Antagonist cho những trường hợp dự trữ buồng trứng cao hoặc có tiền căn quá kích buồng trứng. – Chọn liều khởi đầu FSH thấp (150IU) 10.2. Dự phòng thứ phát – Trưởng thành noãn GnRH angonist khi có 1 trong 2 dấu hiệu sau: + Có ≥ 20 nang có kích thước ≥ 14mm. + Không chuyển phôi tươi khi có nguy cơ quá kích buồng trứng.

Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất trong điều trị bệnh lý phụ khoa cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt giúp chăm sóc phục hồi sức khỏe toàn diện cho chị em phụ nữ và sản phụ.

Từ khóa » Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Bệnh Học