Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Trong Thụ Tinh ống Nghiệm
Có thể bạn quan tâm
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố sau làm tăng nguy cơ QKBT:Tuổi trẻCân nặng thấpHội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)Kích thích buồng trứng liều quá caoNồng độ estradiol huyết thanh cao hoặc tăng nhanhTiền sử QKBT
Ngoài ra, nguy cơ này tăng tỉ lệ thuận với số lượng nang noãn phát triển, số nang chọc hút được trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Nguy cơ xảy ra cao hơn khi dùng hCG ngoại sinh liều cao hoặc lặp lại nhiều lần để kích thích phóng noãn hoặc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể. Chu kỳ có thai làm tăng nguy cơ, tăng mức độ nặng và thời gian QKBT.
Điều trị
Điều trị nội khoa là chủ yếu (bù dịch, điện giải, giải áp sớm), hạn chế các can thiệp ngoại khoa. Theo dõi tùy vào mức độ QKBT:
QKBT nhẹ và vừa: có thể điều trị ngoại trú
Nghỉ ngơi, hạn chế vận động
Uống nhiều nước
Ăn nhiều đạm
Theo dõi lại sau 1-2 ngày, nếu có các triệu chứng khó thở, nôn nhiều, tiểu ít thì phải khám lại ngay.
QKBT nặng: Cần nhập viện để theo dõi sát và xử trí kịp thời
QKBT nặng thường có các biểu hiện như:
Khó thở tăng lên
Đau bụng, chướng bụng
Nôn nhiều
Thiểu niệu, vô niệu
Rối loạn điện giải, cô đặc máu…
Truyền Albumin 25%, Dextrose 5%, Nacl 0,9%... để bù nước và điện giải cũng như kiểm soát lượng nước tiểu mỗi ngày. Chỉ định chọc hút dịch cũng có thể dược đưa ra khi xuất hiện tình trạng đau bụng nhiều và khó thở.
Phòng ngừa hội chứng QKBT
Sử dụng phác đồ và liều kích trứng phù hợp với từng bệnh nhân
Thay thế hCG bằng GnRH đồng vận ở bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng
Đông phôi toàn bộ
Chủ động làm IVM với những bệnh nhân nguy cơ cao
Tóm lại
QKBT là một biến chứng thường gặp trong kích thích buồng trứng thụ tinh trong ống nghiệm, với triệu chứng thường gặp là thoát dịch đa màng kèm sự to dần của 2 buồng trứng. QKBT thể nhẹ có thể theo dõi tại nhà và thường tự khỏi sau vài ngày, khi có thai QKBT có thể nặng lên gây khó thở, nôn nhiều, thiểu niệu, rối loạn điển giải, cô đặc máu.. cần phải nhập viện điệu trị.
QKBT hoàn toàn có thể dự phòng được, Điều quan trọng trong phòng ngừa và điều trị QKBT là kinh nghiệm trong kích thích buồng trứng, nắm rõ kiến thức về sinh lý bệnh, nguy cơ, đặc điểm lâm sàng của hội chứng này.
Khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học
Từ khóa » Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Bệnh Học
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG KHI DÙNG CÁC ...
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - FAMILY HOSPITAL
-
[PDF] ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG - Hosrem
-
Quá Kích Buồng Trứng: Hiếm Gặp Nhưng Nguy Hiểm - Tâm Anh Hospital
-
HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - SlideShare
-
Quá Kích Buồng Trứng: Nỗi Lo Khi điều Trị Hiếm Muộn - YouMed
-
Những điều Chị Em Cần Biết Về Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng (OHSS) - Chớ Vội Coi Thường
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng: định Nghĩa, Phân Loại Và điều Trị
-
Phác đồ Phòng Tránh Và điều Trị Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng ...