Quá Kích Buồng Trứng: Hiếm Gặp Nhưng Nguy Hiểm - Tâm Anh Hospital

Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 0.5 – 10% trong số những ca làm IUI, IVF, nhưng quá kích buồng trứng (QKBT) có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe nếu bệnh nhân không được theo dõi và can thiệp kịp thời.

Quá kích buồng trứng là gì?

Quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome – OHSS) là biến chứng có thể xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong điều trị vô sinh, đặc trưng bởi hiện tượng gia tăng kích thước buồng trứng.

qua-kick-buong-trung

Số lượng nang trứng sẽ tăng cao khi xảy ra quá kích buồng trứng

Ở người bình thường, mỗi chu kì chỉ có 1 nang trứng phát triển và nang trứng này sẽ rụng khi đạt kích thước từ 20mm đến < 30mm. Tuy nhiên, ở một số người sử dụng thuốc kích trứng sẽ có hiện tượng nhiều nang trứng phát triển cùng một lúc và tất cả đều có kích thước nhỏ < 20mm. Lúc đó, hiện tượng quá kích buồng trứng xảy ra. (1)

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Dấu hiệu của quá kích buồng trứng?

Hội chứng QKBT có thể xảy ra vào 2 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn sớm khi triệu chứng xảy ra trong vòng 9 ngày sau khi chọc hút trứng/noãn (hoặc phóng noãn), thường xảy ra khi tiêm hCG để kích thích nang noãn trưởng thành.
  • Giai đoạn muộn xảy ra kể từ ngày thứ 10 sau khi chọc hút trứng/noãn, chủ yếu liên quan đến các hCG do nhau thai tiết ra. (2)

Dựa trên biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ và bệnh nhân có thể biết được mức độ nặng nhẹ khi bị quá kích buồng trứng.

Mức độ Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng
Biểu hiện lâm sàng Khó chịu, buồn nôn, đau bụng dưới nhẹ, tăng cân nhẹ.

Căng bụng nhiều, đau bụng trung bình.

Buồn nôn và nôn, tiêu chảy.

Xuất hiện dịch trong ổ bụng khi siêu âm.

>Dịch trong ổ bụng nhiều, tràn dịch màng phổi.

Rối loạn chức năng gan, phù toàn thân. Căng bụng rất nhiều. Khó thở, thở nhanh (>20l/phút).

Đau bụng vùng thấp, hạ huyết áp, thiểu niệu

Dịch ổ bụng, dịch màng phổi rất nhiều. Tràn dịch màng tim, suy thận.

Thuyên tắc mạch

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)

Thiếu niệu hoặc vô hiệu, thiếu oxy máu.

Kích thước buồng trứng khi siêu âm < 5 cm 5 – 7 cm 8 – 12 cm > 12 cm
Hematocrit < 41% 41% đến < 45% 45% đến < 55% > 55%
Bạch cầu < 10.000 mm3 10.000 -15.000/mm3 15.000 – 25.000/mm3 >> 25.000 mm3
Xét nghiệm khác Creatinime 1- 1,5 mg/dl. Thanh thải creatinine > 50ml/phút (nếu có) Hạ Natri máu, tăng Kali máu. Creatinime >1,5 mg/dl Thanh thải Creatinime < 50 ml/phút

QKBT hầu hết tự khỏi và các triệu chứng sẽ giảm dần sau 10-14 ngày. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng và bảo tồn thích hợp để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Trường hợp nặng và rất nặng ít khi xảy ra, nhưng nếu có, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và điều trị tích cực, kịp thời.

Trong giai đoạn hồi phục, buồng trứng có thể trở về kích thước bình thường sau 3-4 tuần và hoạt động lại bình thường sau đó.

Ai dễ bị quá kích buồng trứng?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ QKBT bao gồm:

  • Tuổi trẻ
  • Nhẹ cân (chỉ số BMI < 18)
  • Bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Liều cao gonadotropin ngoại sinh
  • Nồng độ estradiol huyết thanh cao hoặc tăng nhanh
  • Có tiền sử QKBT.

Bên cạnh đó, nguy cơ này tăng tỉ lệ thuận với số lượng nang noãn phát triển, số nang chọc hút được trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Nguy cơ sẽ xảy ra cao hơn khi dùng hCG ngoại sinh liều cao hoặc lặp lại nhiều lần để kích thích phóng noãn hoặc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể. Chu kỳ có thai cũng làm tăng nguy cơ, tăng mức độ nặng và thời gian QKBT.

Xử lý thế nào khi bị quá kích buồng trứng?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của QKBT mà bệnh nhân được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

  • Với thể nhẹ và vừa: Bệnh nhân có thể theo dõi điều trị tại nhà. Chú ý nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động, uống nhiều nước. Đo vòng bụng, cân nặng, theo dõi lượng nước tiểu mỗi ngày. Tuyệt đối kiêng giao hợp. Tái khám ngay khi có dấu hiệu chuyển nặng.
  • Với thể nặng và rất nặng: Bệnh nhân cần nhập viện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Làm gì để phòng ngừa quá kích buồng trứng?

choc-hut-noan

Tại IVF Tâm Anh, hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại hàng đầu Đông Nam Á giúp giảm tối đa nguy cơ QKBT, tăng khả năng thành công của các ca IVF

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Để dự phòng quá kích buồng trứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân khi điều trị vô sinh cần lựa chọn cơ sở hỗ trợ sinh sản có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm kích thích buồng trứng thuần thục, có thể phát hiện các nguy cơ xảy ra quá kích buồng trứng trên từng bệnh nhân để có biện pháp xử trí phù hợp. Bên cạnh đó, trung tâm có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị vô sinh sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ QKBT cũng như biến chứng cho bệnh nhân hiếm muộn.

Từ khóa » Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Bệnh Học