Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng (OHSS) - Chớ Vội Coi Thường
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng quá kích buồng trứng trong khi tiến hành IVF tuy không thường gặp nhưng có thể gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu. Thậm chí nếu bị nặng sẽ đe dọa cả tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, các chị em cần nhận biết sớm các triệu chứng, nhanh chóng thông báo cho bác sĩ và đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
1. Hội chứng quá kích buồng trứng là gì?
Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS – Ovarian hyperstimulation syndrome) là bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ sau khi tiêm thuốc hormone để kích thích sự phát triển của trứng. Đó là những trường hợp phải tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), kích thích rụng trứng hoặc thụ tinh trong tử cung nhằm hỗ trợ khả năng mang thai.
Hội chứng quá kích buồng trứng – bạn có mắc hay không?
Hàm lượng hormone quá nhiều trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng quá kích buồng trứng, với biểu hiện chủ yếu là buồng trứng trở nên sưng và gây đau. Một số ít bệnh nhân có thể gặp phải tình huống nghiêm trọng hơn, với triệu chứng tăng cân nhanh chóng, đau bụng, nôn mửa và khó thở.
Đôi khi, bệnh lý này xảy ra một cách tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ, không liên quan đến các phương pháp điều trị vô sinh.
Hội chứng kích ứng buồng trứng nhẹ thường gặp phụ nữ làm IVF với tỷ lệ ảnh hưởng là 33% (tức cứ 100 phụ nữ thực hiện IVF thì sẽ có khoảng 33 người mắc bệnh). Tuy nhiên, chỉ có 1% (1 trên 100 người) sẽ tiến triển đến mức độ trung bình hoặc nặng. Đa số các triệu chứng của bệnh nhân sẽ tự hết trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì những triệu chứng trung bình đến nặng thường biểu hiện khá trầm trọng.
2. Các triệu chứng thường gặp
Quá kích buồng trứng thường xuất hiện từ 3 đến 6 ngày sau khi tiêm kích thích trưởng thành nang noãn bằng hCG. Đôi khi, trong một số trường hợp, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện muộn hơn sau khoảng 10 ngày kích thích bằng hCG. Chủ yếu liên quan đến các hCG cho nhau thai tiết ra.
- Các biểu hiện đầu tiên đó là người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, đau bụng lâm râm, khó chịu, tức bụng một chút.
- Mức độ vừa: Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau bụng dưới nhẹ, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, xuất hiện dịch trong ổ bụng khi siêu âm
- Nặng hơn nữa, bệnh nhân sẽ thấy đau bụng dưới, bụng căng cứng, bụng to dần, khó thở, nôn nhiều, dịch trong ổ bụng xuất hiện nhiều, khó thở, nhịp thở nhanh, hạ huyết áp, tiểu ít.
- Rất nặng: Dịch ổ bụng, dịch màng phổi xuất hiện rất nhiều. Bệnh nhân đồng thời mắc suy thận, tràn dịch màng tim, thuyên tắc mạch, hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), thiếu oxy máu, tiểu rất ít hoặc thậm chí vô niệu.
3. Những ai có nguy cơ mắc quá kích buồng trứng?
- Tuổi còn trẻ
- Nhẹ cân (chỉ số khối cơ thể BMI< 18)
- Bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- Có dùng liều cao gonadotropin ngoại sinh
- Nồng độ estradiolhuyết thanh cao hoặc tăng nhanh
- Có tiền sử bị quá kích buồng trứng
4. Quá kích buồng trứng có nguy hiểm không?
Do nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh còn chưa được sáng tỏ nên các biện pháp dự phòng đóng vai trò quan trọng bao gồm ngừng toàn bộ chu kỳ hoặc ngừng sử dụng gonadotropin, chỉ tiêm hCG khi E2 đã giảm, giảm liều hCG, thay thế hCG bằng GnRH đồng vận, truyền albumin trong và ngay sau khi chọc hút noãn hoặc sử dụng trưởng thành noãn non (IVM), đặc biệt với các bệnh nhân buồng trứng đa nang.
Khi nghi ngờ bị hội chứng quá kích buồng trứng, cần chẩn đoán và làm xét nghiệm để phân biệt với các nguyên nhân khác gây tức bụng và đau bụng. Từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với người bệnh.
Trong đa số các trường hợp quá kích buồng trứng nhẹ và vừa, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết trong vòng từ 7 – 10 ngày.
Các mẹ có thể tự điều trị và theo dõi ngoại trú bằng cách:
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt nhẹ nhàng
- Uống nhiều nước, bổ sung điện giải
- Đo vòng bụng mỗi ngày, cân nặng và đo lượng nước tiểu 24h.
- Ăn khẩu phần tăng protein (thịt, cá, trứng, sữa…)
- Mang vớ hỗ trợ để ngăn ngừa cục máu đông
QKBT nặng xảy ra với tần suất khoảng 1% các chu kỳ bơm tinh trùng vào buồng tử cung và 0,5 – 5% các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.
Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe. Nhất là khi các mẹ có biểu hiện ngày càng nặng mà không được theo dõi và can thiệp kịp thời.
Do đó, khi quá kích mức độ nặng với các dấu hiệu như chán ăn, nôn nhiều, cân nặng tăng nhanh, khó thở, thiếu niệu hoặc vô niệu…, các mẹ đừng chần chừ mà hãy tái khám ngay tại cơ sở y tế đang điều trị nhé.
Thủ thuật chọc hút trứng được diễn ra an toàn và nhanh chóng, không gây đau đớn tại bệnh viện Đức Phúc
5. Phòng ngừa hội chứng quá kích buồng trứng như thế nào?
Để đẩy lùi nỗi lo âu mắc phải hội chứng OHSS và hạn chế mắc các biến chứng nguy hiểm, các chị em nên lựa chọn những cơ sở y tế có chuyên khoa vô sinh hiếm muộn uy tín.
IVF Đức Phúc chính thức đi vào hoạt động với tiêu chí chất lượng chuyên môn và dịch vụ theo tiêu chuẩn 5 sao, tự hào trở thành một trong những địa chỉ tin cậy và uy tín nhất cả nước về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản:
- Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, trong quá trình tiến hành các kỹ thuật IUI/IVF luôn sử dụng các phác đồ kích thích và gây trưởng thành noãn an toàn, hiệu quả, phù hợp với từng khách hàng.
- Trang thiết bị máy móc hiện đại chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ các kỹ thuật tiên tiến nhất
- Dịch vụ tận tình, chu đáo, thuận tiện và thân thiện với khách hàng.
- Phòng nội trú sạch đẹp, có nhân viên chăm sóc 24/7.
- Chúng tôi cũng tự hào sở hữu phòng Labo IVF hiện đại hàng đầu Việt Nam và trong khu vực, trong đó có hệ thống phòng chọc trứng hiện đại và đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng thực hiện thủ thuật.
- Phòng chọc trứng hiện đại và vô khuẩn tại IVF Đức Phúc
Do đó, sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mắc quá kích buồng trứng, đồng thời, phát hiện sớm các nguy cơ xảy ra quá kích buồng trứng để kịp thời xử lý, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra với các chị em phụ nữ.
Từ khóa » Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Bệnh Học
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG KHI DÙNG CÁC ...
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - FAMILY HOSPITAL
-
[PDF] ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG - Hosrem
-
Quá Kích Buồng Trứng: Hiếm Gặp Nhưng Nguy Hiểm - Tâm Anh Hospital
-
HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng Trong Thụ Tinh ống Nghiệm
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng - SlideShare
-
Quá Kích Buồng Trứng: Nỗi Lo Khi điều Trị Hiếm Muộn - YouMed
-
Những điều Chị Em Cần Biết Về Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng
-
Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng: định Nghĩa, Phân Loại Và điều Trị
-
Phác đồ Phòng Tránh Và điều Trị Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng ...