Hội Chứng Vai Sườn - Điều Trị đau
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Hội chứng lâm sàng
- 2. Dấu hiệu và triệu chứng
- 3. Cận lâm sàng
- 4. Chẩn đoán phân biệt
- 5. Điều trị hội chứng vai sườn
- 6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp
- 7. Kinh nghiệm lâm sàng
1. Hội chứng lâm sàng
Hội chứng vai sườn bao gồm một nhóm các triệu chứng như đau một bên (không đối xứng) và kèm theo dị cảm ở bờ trong xương vai, đau lan từ vùng cơ Delta tới mu bàn tay, và giảm tầm vận động của xương bả vai. Hội chứng vai sườn thì thường gặp ở vai của những nhân viên chào hàng, bởi vì người ta thấy rằng những người này thường xuyên lặp đi lặp lại động tác với ra sau để nhận một thứ gì đó từ ghế sau xe.
Hội chứng vai sườn là một hội chứng lạm dụng (sử dụng quá mức) do lặp đi lặp lại các vận động không đúng cách các cơ xung quanh xương bả vai – cơ nâng vai, cơ ngực bé cơ răng trước, các cơ trám, và ở mức độ ít hơn có cơ dưới gai và cơ tròn bé. Hội chứng vai sườn là một hội chứng đau cơ mạc mạn tính, và điều kiện thiết yếu của hội chứng đau cơ mạc là phát hiện được các điềm đau khới phát (trigger point) thuộc cân cơ trên khám lâm sàng.
Mặc dù các “trigger point” thường khu trú ở phần cơ thể bị ảnh hưởng, nhưng cơn đau thường được lan đến các khu vực khác Loại đau quy chiếu này có thể bị chẩn đoán sai hoặc quy cho hệ thống cơ quan khác, do đó dẫn đến đánh giá và điều trị không hiệu. Kích thích cơ học vào “trigger point” bằng cách sờ nắn hoặc căng dần tạo ra sự đau chói tại chỗ và cả đau lan.
Ngoài ra, sự co rút không kiểm soát của các cơ bị kích thích, được gọi là dấu hiệu giật nảy (jump sign), thường xảy ra và là đặc trưng của hội chứng đau cân cơ. Hầu hết bệnh nhân bị hội chứng vai sườn đều có một “trigger point” rõ ràng ở cơ dưới gai, nó được biểu hiện rõ nhất bằng cách đặt bàn tay của bên bị đau lên trên cơ Delta của bên vai đối diện. Nghiệm pháp này làm xoang xương vai bên bị tổn thương sang phía bên, cho phép tìm kiếm và sau đó là tiêm vào “trigger point” ở cơ dưới gai. Có thể có các điểm khởi đau khác đọc theo bờ trong xương vai và có thể áp dụng phương pháp tiêm cho chúng
Dải giãn cơ thường được xác định khi sờ thấy điểm khởi đau thuộc cơ mạc. Bất chấp phát hiện thực thể vững chắc này, sinh lý bệnh của các điểm khởi đầu thuộc cơ mạc vẫn còn khó hiểu, nhưng người ta cho rằng điểm khởi đau là hậu quả từ vị tổn thương cơ bị tác động. Tổn thương này có thể là kết quả của một chấn thương đơn thuần, hoặc vị tổn thương lặp đi lặp lại, hoặc mất phản xạ có điều kiện mạn tính của các nhóm cơ chủ vận và cơ đối vận.
Ngoài tổn thương cơ, nhiều yếu tố khác có vẻ cũng làm bệnh nhân phát triển hội chứng đau cơ mạc. Ví dụ, một vận động viên không chuyện chưa quen với vận động thể thao có thể mắc hội đau cơ mạc. Tư thể xấu khi ngồi trước máy tính hoặc trong khi xem TV cũng có liên quan như một yếu tố đưa đến hội chứng. Chấn thương từ trước đó có thể gây ra sự bất thường trong chức năng của cơ và dẫn đến sự phát triển của hội chứng đau cơ mạc.
Tất cả những yếu tố này có thể được tăng cường nếu bệnh nhân kèm theo tình trạng dinh dưỡng kém hay đồng thời tồn tại những bất thường về tâm lý hoặc hành vi, bao gồm stress mạn tính và trầm cảm. Nhóm cơ liên quan trong hội chứng vai sườn có vẻ như đặc biệt nhạy cảm với hội chứng đau cơ mạc do stress gây ra.
Sự cứng và mỏi cơ thường cùng tồn tại với những cơn đau, và chúng làm tăng sự hạn chế chức năng liên quan đến bệnh này và làm phức tạp hóa điều trị. Hội chứng đau cơ mạc có thể xây ra như một tình trạng bệnh chính hoặc kết hợp với các chứng đau khác, bao gồm cả bệnh rễ thần kinh và hội chứng đau theo vùng mạn tính. Bắt thường về tâm lý hay hành vi, bao gồm trầm cảm, thường, xuyên đi kèm các bất thường về cơ, và kiểm soát những rối loạn lý là một phần không thể thiếu của bất kỳ kế hoạch điều trị thành công nào.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
“Trigger point” là tổn thương bệnh học của hội chứng vai sườn, và nó được đặc trưng bởi một điểm khu trú rất nhạy cảm với đau cơ dưới gai. Như đã lưu ý ở trên, những “trigger point” ở cơ dưới gai này có thể được biểu hiện rõ nhất bằng cách đặt bàn tay của bên bị đau lên trên cơ Delta của bên vai đối diện.
Có thể hiện diện các “trigger point” khác dọc theo bờ trong xương vai. Kích thích cơ học vào “trigger point” bằng cách sờ nắn hoặc căng giãn gây ra đau chói tại chỗ cũng như đau quy chiếu. Dấu hiệu giật nảy là đặc trưng của hội chứng vai sườn, cũng như vậy đối với triệu chứng đau tại cơ dưới gai, nó lan từ vùng Delta tới mu bàn tay.
3. Cận lâm sàng
Sinh thiết các điểm khởi đau được xác định trên lâm sàng không phải lúc nào cũng cho thấy các đặc trưng mô học bất thường. Các cơ chứa các điểm khởi phát được mô tả hoặc như “nhậy cắn” (mối cắn) hoặc là chứa “thoái hóa bột”.
Tăng myoglobin huyết tương được báo cáo ở một số bệnh nhân bị hội chứng vai sườn, nhưng phát hiện này chưa được chứng thực bởi các nhà điều tra khác.
Thăm dò chẩn đoán điện học trong những bệnh nhân bị hội chứng vai sườn cho thấy sự tăng điện thế cơ ở một số bệnh nhân, nhưng một lần nữa, phát hiện này đã không được chứng thực lại.
Do thiếu các cận lâm sàng chẩn đoán khách quan, các bác sĩ phải loại trừ bệnh lý đi kèm khác có thể giống hội chứng vai sườn (xem “Chẩn đoán phân biệt”).
4. Chẩn đoán phân biệt
Việc chẩn đoán hội chứng vai sườn được dựa trên các phát hiện lâm sàng hơn là các xét nghiệm, chẩn đoán điện học, hoặc chụp X – quang chuyên biệt. Vì lý do này, một bệnh sử có chủ đích, thăm khám thực thể, cùng với việc tìm kiếm có hệ thống đối với các điểm khởi đau và xác định dấu hiệu giật nảy dương tính, phải được thực hiện trong tất cả các bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng vai sườn.
Các bác sĩ lâm sàng phải loại trừ các quá trình bệnh lý đi kèm có thể tương tự hội chứng vai sườn, bao gồm bệnh viêm cơ nguyên phát, rách gân cơ dưới gai đơn độc, bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis), bệnh collagen mạch máu.
Chẩn đoán điện học và nghiên cứu X – quang có thể giúp xác định các bệnh lý kèm theo như viêm bao hoạt dịch vai, viêm gân và cách chóp xoay. Các bác sĩ cũng phải xác định những bất thường về tâm lý và hành vi đi kèm cái mà có thể che dấu hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan.
5. Điều trị hội chứng vai sườn
Điều trị được tập trung vào việc chặn sự khởi phát đai tại cơ mạc và làm thư giãn kéo dài các cơ bị ảnh hưởng bởi vì cơ chế tác động chưa được hiểu rõ, nên cần phải chấp nhận “thử và sai” khi phát triển một kế hoạch điều trị.
Điều trị bảo tồn bao gồm tiêm vào điểm khởi đau với thuốc gây tê tại chỗ hoặc dung dịch muối là bước khởi đầu.
Bởi vì trầm cảm và lo âu tiềm tàng hiện diện ở nhiều bệnh nhân bị đau xơ cơ, nên việc kê thuốc chống trầm cảm là một phần khổng thể thiếu của hầu hết các kế hoạch điều trị. Pregabalin và gabapentin cũng cho thấy giúp giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến chứng đau cơ xơ cơ.
Ngoài ra, có một số phương pháp bổ trợ để điều trị đau xơ cơ của cột sống cổ, Chườm nóng và lạnh để điều trị thường được kết hợp với việc tiêm điểm khởi đau và thuốc chống trầm cảm để giải quyết triệu chứng đau.
Một vài bệnh nhân thấy giảm đau khi áp dụng sự kích thích thần kinh qua da (TENS) hoặc kích thích điện để làm mỏi các cơ bị ảnh hưởng.
Các bài tập cũng có thể làm dịu bớt các triệu chứng và cải thiện sự mệt mỏi đi kèm với bệnh.
Việc bơm một lượng nhỏ độc tố botulinum type A trực tiếp vào các điểm khởi đau đã được sử dụng thành công ở những bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị truyền thống, mặc dù hiện nay chỉ định này không được chấp thuận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược.
6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp
Tiêm vào điểm khởi phát là rất an toàn nếu chú ý cẩn thận tới giải phẫu lâm sàng liên quan. Kỹ thuật khử trùng phải được sử dụng cùng với biện pháp phòng ngừa nói chung để giảm nhỏ nhất biển chứng nhiễm trùng khi làm thủ thuật.
Hầu hết các biến chứng của việc tiêm vào điểm khởi đầu có liên quan đến chấn thương do kim gây ra tại chỗ tiêm và tại mô bên dưới. Tỷ lệ bầm máu và hình thành khối máu tụ có thể được giảm tiểu tiến hành ấn vào vùng tiêm ngay sau khi tiêm Tránh dùng kim quả dài có thể làm giảm tỷ lệ chấn thương cho các cơ quan bên dưới.
Cần đặc biệt chú ý để tránh tràn khí màng phối khí tiêm vào điểm khởi đau gần với khoang màng phối ở bên dưới.
7. Kinh nghiệm lâm sàng
Mặc dù hội chứng vụ sườn là một rối loạn hay gặp, nhưng nó thường không được chẩn đoán. Do đó, ở những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc hội chứng vai sườn, bắt buộc phải đánh giá cẩn thận để xác định các quá trình bệnh lý tiềm ẩn. Hội chứng và sườn thường tồn tại song song với nhiều rối loạn thực thể và tâm lý.
5 2 đánh giá Article Rating Cùng chủ đề: 03. Các hội chứng đau vai- Chèn ép thần kinh trên vai
- Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị
- Đau do viêm khớp vai
- Đau khớp cùng vai – đòn
- Viêm gân cơ nhị đầu
- Hoại tử vô mạch khớp ổ chảo cánh tay
- Viêm dính bao khớp vai
- Rách gân cơ nhị đầu
- Hội chứng gân cơ trên gai
- Rách cơ chóp xoay
- Hội chứng cơ delta
- Hội chứng cơ tròn lớn
- Hội chứng vai sườn
Từ khóa » Bài Tập Cơ Trám
-
Điểm Kích Hoạt Của Cơ Trám Và Cách điều Trị - Xương Khớp Quốc Tế ...
-
Chức Năng Của Cơ Trám Hay Cơ Rhomboid - Lịch Tập Gym
-
Đau Mỏi Vùng Cơ Trám - Rhomboid !!! - YouTube
-
CÁC BÀI TẬP PHCN CHO PHỨC HỢP VAI
-
11 động Tác Giãn Cơ Làm Giảm đau Vai Gáy Tức Thì
-
Cơ Trám – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bác Sĩ Luật - Điểm Kích Hoạt Của Cơ Trám Và Cách điều Trị... | Facebook
-
Bài Tập Hít đất Tốt Cho Nhóm Cơ Nào? | Vinmec
-
Cách Luyện Tập Các Nhóm Cơ Bị Lãng Quên • Leep.app
-
TẬP TẠO THUẬN THẦN KINH CƠ CẢM THỤ BẢN THỂ (PNF) CHI ...
-
Top 10 Bài Tập Lưng Xô Tốt Nhất để Xây Dựng Cơ Bắp
-
Hình Quả Trám
-
Cách Gấp Hình Quả Trám