HỎI ĐÁP VỀ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 4

a

Ảnh: Giờ thực hành môn tin học trường tiểu học Nghĩa Phong - Nghĩa Hưng - Nam Định Khi dạy học sinh tiểu học xác định từ phức nào đó đã cho có phải là từ ghép hay từ láy ta cần căn cứ vào đâu? Trả lời:

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, dựa vào một số giáo trình tôi xin mạn pháp trao đổi về giải pháp giúp cho giáo viên và học sinh có thể xác định một cách đơn giản, nhanh chóng, chính xác một từ phức đã cho là từ láy hay từ ghép

nhớ ở Tiểu học khi ra bài tập dạng này là kiều :các từ phức sau từ nào là từ ghép từ nào là từ láy?các từ láy hay từ ghép có phương thức láy như sau:

a. Xác định từ láy:

a1. Từ láy xác định được thành tố gốc:

Đây là kiểu từ láy mà nghĩa của nó được xác định nhờ cấu trúc của bản thân nó trên cơ sở nghĩa từ vựng của thành tố gốc. Muốn xác định chúng, ta phải dựa vào nghĩa của thành tố gốc của từ.

VD: đẹp đẽ, vuông vắn, nhỏ nhen, nhanh nhẹn, giỏi giang,…

a2. Từ láy không xác định được thành tố gốc:

Đây là các từ láy mà các thành tố tạo nên nó hoàn toàn không có nghĩa, nghĩa của nó không thể giải thích được qua cấu trúc của bản thân nó.Vì thế, khi gặp các từ này, giáo viên không nên giải thích về các thành tố của chúng.

VD: đủng đỉnh, lẽo đẽo, vằng vặc, bâng khuâng, nhí nhảnh, thao láo, luộm thuộm, bùi ngùi, nơm nớp, tẩn mẩn,…

a3. Từ láy cùng hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về hình thức chữ viết:

Đây là kiểu từ láy mà giáo viên và học sinh rất dễ nhầm lẫn do bị các con chữ k, c, q đánh lừa. Xét về hình thức chữ viết, chúng là các con chữ khác nhau. Nhưng xét về hình thức ngữ âm thì cả ba con chữ trên đều được dùng để biểu hiện một âm /-k/ duy nhất. Nhưng khi kết hợp, chúng được thể hiện bằng những con chữ khác nhau. Do vậy, khi gặp các từ láy loại này, giáo viên cần lưu ý để giảng giải cho học sinh khỏi bị nhầm lẫn.

VD: cong queo, cập kênh, cuống quýt, cồng kềnh, kềnh càng, kệch cỡm, kề cà, quanh co,…

a4. Từ láy vắng (khuyết) phụ âm đầu:

Nhìn bề ngoài, đây là các từ không hề có biểu hiện của từ láy. Giáo viên và học sinh rất dễ nhầm lẫn, không xếp chúng vào hệ thống từ

láy vì nhìn bề ngoài, hiện tượng láy của chúng không thể hiện bằng các con chữ . Nhưng thực chất đây là kiểu láy vắng (khuyết ) phụ âm đầu.

VD: oi ả, óng ả, óc ách, ầm ĩ, ỉ ôi, êm ả, ồn ã, êm ái, ấm ức, ỡm ờ, ấp úng,…

b. Xác định từ ghép có phương thức láy:

Đối với loại từ này, nhìn bề ngoài, chúng có hình thức ngữ âm phù hợp với từ láy, nhưng cả hai âm tiết đều có nghĩa. Nó có khả năng hoạt động độc lập, ý nghĩa của chúng lại do nghĩa của các tiếng kết hợp nhau tạo nên, giống nghĩa của các từ ghép hợp nghĩa. Vì thế, muốn xác định xem chúng là từ ghép hay từ láy thì ta phải xét đến từng âm tiết của nó. Nếu cả hai âm tiết đều có nghĩa, có khả năng hoạt động độc lập thì chúng là từ ghép, còn một trong hai từ không có nghĩa thì nó là từ láy.

VD: ngẩn ngơ, non nước, nhún nhảy, tội tình, vùng vẫy, tươi tốt, bãi bờ, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, mặt mũi,…

c. Xác định danh từ định danh sự vật.

Trong Tiếng Việt, ngoài từ láy và từ ghép có phương thức láy là các từ dễ lẫn lộn còn có một loại từ mà chúng ta cũng rất dễ nhầm lẫn xếp chúng vào loại từ láy, đó là các danh từ định danh sự vật . Khi gặp các từ loại này, giáo viên cần giải thích để học sinh hiểu chúng chỉ là các danh từ dùng để gọi tên một sự vật nào đó mà thôi chứ chúng không phải là từ láy.

VD: Ba ba, bươm bướm, bìm bịp, cào cào, chôm chôm, chuồn chuồn, châu chấu, chẫu chàng, chẳng chuộc, chào mào, đu đủ, điên điển,...

Dạy bài Từ chỉ hoạt động, trạng thái- Dấu phẩy( Tuần 8, tiếng việt 2, tập 1 trang 67) giáo viên có phải phân biệt cho học sinh rõ về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái hay không?

Đáp:

Ở cấp TIểu học, nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Việt nói chung, dạy phân môn Luyện từ và câu( LT&C) nói riêng luôn chú trọng thực hành, luyện tập hơn là lí luận. Đặc biết vơí các lớp 2,3 , nội dung tiết LT&C chỉ là thực hành, luyện tập để mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, nắm chắc nghĩa của từ, biết dùng từ đạt câu và sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả cao. Hs chỉ cần vận dụng những hiểu biết mang tính cảm nhận ( chưa mang tính “ lí thuyết”) về tiếng Việt để thực hành, luyện tập theo yêu cầu của bài học. Tiết LT&C Tuần 8 nói trên chỉ có 3 bài tập nhằm thực hiện các yêu cầu: Giúp học sinh nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu( Bài tập 1) Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chõ trống trong bài Đồng dao ( Bài tập 2) Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cụng làm một chức vụ trong câu ( Bài tập 3) Yêu cầu của Bài tập 1 nêu trong SGK là : Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau: a) Con trâu ăn cỏ. b) Đàn bò uống nước dưới sông c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. Khi dạy bài tập này, với đối tượng HS bình thường, Gv gợi ý các em nêu từ ngữ chỉ tên các con vật ( Con trâu, đàn bò), tên sự vật ( mặt trời), sau đó hướng dẫn học sinh tìm đúng các từ chỉ hoạt động của loài vật ( trâu: ăn, bò: uống), từ chỉ trạng thái của sự vật ( mặt trời: tỏa). Việc “ phân biệt” cũng chỉ dừng ở mức độ đó, giúp hs cảm nhận được: từ chỉ hoạt động thường dùng cho loài vật, nói về sự vật thì thường dùng từ chỉ trạng thái. Gv không cần sa đà vào việc giảng giải để phân biệt” từ chỉ hoạt động khác từ chỉ trạng thái ở chỗ nào/ hoặc Thế nào là từ chỉ hoạt động, thế nào là từ chỉ trạng thái” (!?) Với đối tượng HS gặp nhiều khó khăn trong học tập, Gv chỉ cần gợi ý các em nêu từ ngữ chỉ tên các con vật ( con trâu, đàn bò), tên sự vật ( mặt trời). sau đó nêu tiếp các từ chỉ họat động, trạng thái ( không tách 2 loại) của cả con vật và sự vật nêu trên( ăn, uống, tỏa)- trường hợp hs nêu cả cụm từ( vd: ăn cỏ, uống nước, tỏa ánh nắng, tỏa ánh nắng rực rỡ), Gv cũng có thể chấp nhận hoặc nói cho học sinh biết: các từ chỉ hoạt động, trạng thái ở 3 câu trên chỉ cần nêu là: ăn, uống, tỏa. Thực hiện tiếp bài tập 2 ( chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống…) Hs sẽ được củng cố thêm về một số từ chỉ hoạt động của con mèo trong bài đồng dao, được luyện tập kỹ năng lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Nhắn tin cho tác giả Lưu Đức Quỳnh @ 21:17 02/05/2011 Số lượt xem: 31894 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » êm ả Là Từ Loại Gì