Hướng Dẫn Cách Lập Báo Cáo Tài Chính Cho Người Mới Bắt đầu
Có thể bạn quan tâm
Khi là kế toán, các bạn sẽ biết và phải lập được Báo cáo tài chính. Đó cũng là cái đích mà các bạn phải đến với nghề kế toán. Trong bài này, IACHN hướng dẫn với các bạn cách lập báo cáo tài chính với những hướng dẫn chi tiết cụ thể nhất để bạn dễ dàng hoàn thiện báo cáo tài chính cho Doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của Doanh nghiệp. Nó là quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là văn bản chi tiết và đầy đủ nhất, phản ánh tình trạng của doanh nghiệp: bao gồm tình hình tài sản, nguồn vốn, luồng tiền và các kết quả hoạt động kinh doanh.
Việc lập báo cáo tài chính cho Doanh nghiệp phải hoàn thành bản báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC
1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Trước khi lập bảng CĐKT, kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ:
- Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
- Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi.
- Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần “tài sản”, nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần “nguồn vốn”.
- Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần “nguồn vốn”, nhưng ghi theo số âm.
2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC Tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình về doanh thu và chi phí và kết quả hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong một thời kỳ.
Báo cáo KQHĐKD là báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhầm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, doanh thu, thu nhập, và kết quả của từng hoạt động.
Bản chất của báo cáo tài chính:
- Bảng chất của báo cáo KQHĐKD phản ánh tình hình và kế quả hoạt động kinh doanh sản xuất theo từng thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ của đất nước.
- Báo cáo này còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét các doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai.
3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo dòng tiền ra, dòng tiền vào của doanh nghiệp. Có 2 cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ đó là báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phuong pháp gián tiếp.
Doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp sau:
(a) Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:
- Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:
+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;
+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính..
+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;
(b) Phương pháp gián tiếp:
Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
- Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
- Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);
- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
4. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định từ đoạn 60 đến đoạn 74 của chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày theo báo cáo tài chính” và hướng dẩn tại Chế độ báo cáo tài chính này.
Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ và tóm lược) doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lộc theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 27 “báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:
- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính về các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác (các thông tin trọng yếu),
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho loại trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dầu tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Trên đây là hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cho mọi kế toán viên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Big House để được tư vấn!
Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn độc lập IAC – Chi nhánh Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ kế toán Chuyên nghiệp Uy tín bao gồm dịch vụ kế toán trọn gọi, dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ làm kiểm toán báo cáo tài chính đảm bảo các tiêu chí Chính xác, Kịp thời, Khách quan, Bảo mật!
Từ khóa » Cách Làm Báo Cáo Tài Chính Hàng Tháng
-
Cách Lập Báo Cáo Tài Chính Cơ Bản, Chi Tiết Qua 7 Bước - MISA AMIS
-
Hướng Dẫn Cách Lập Và Nộp Báo Cáo Tài Chính Nhanh Chóng, Chính Xác
-
Hướng Dẫn Cách Làm Báo Cáo Tài Chính Trong Doanh Nghiệp
-
Cách Lập Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Theo Thông Tư 133 Mẫu B01a ...
-
Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính đầy đủ Và Chính Xác Nhất
-
6 Bước Lập Báo Cáo Tài Chính Nhanh, Hiệu Quả
-
Kinh Nghiệm Lập Báo Cáo Tài Chính đẹp
-
HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (BẢNG CÂN ...
-
Cách Làm Và Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 200 - Kế Toán 1A
-
Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Hướng Dẫn Lập Và đọc Bảng ...
-
Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Cách Lập Và đọc BCTC? - Ttax
-
Hướng Dẫn Lên Báo Cáo Tài Chính 2021 TT80 Học Kế Toán Online
-
Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính, Kiểm Tra Và Chỉnh Sửa Sổ Sách
-
Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính Tổng Hợp Của đơn Vị Kế Toán Nhà ...