Kinh Nghiệm Lập Báo Cáo Tài Chính đẹp

Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính đẹp chuẩn nhất

Hàng năm cứ đến vào dịp cuối năm và đầu năm sau thì những người làm kế toán rất vất vả trong việc lập Báo cáo tài chính. Để cho công việc này đỡ vất vả dồn vào cuối năm. Lamketoan.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm lập báo cáo tài chính để có số liệu hợp lý, đẹp mắt, phù hợp với luật thuế.

Tham khảo: Công văn xin nộp lại báo cáo tài chính

kinh-nghiem-lam-bao-cao-tai-chinh-dep

1. Công việc hàng tháng.

–  Hàng ngày kế toán cần phải hạch toán toàn bộ hoá đơn mua hàng hoá, nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào cũng như hoá đơn bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ.

–  Lập tờ khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý. Lưu ý khi lập tờ khai thuế  cần sắp xếp riêng hoá đơn đầu vào, đầu ra,  chứng từ kế toán gọn gàng, cẩn thận tránh kê khai sai.

–  Cân đối doanh thu, chi phí thường xuyên  để có phương hướng điều chỉnh chi phí làm giảm lợi nhuận.

–  Tính phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng.

–  Trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng.

–  Luôn cân đối hàng tồn kho để tránh việc xuất âm kho, tính sai giá vốn.

2. Cân đối số phát sinh tháng, quý và cuối năm. Và lập báo cáo tài chính

Bước 1: Kiểm tra chỉ tiêu thuế GTGT.

Căn cứ trên HTKK tháng, quý so với chỉ tiêu 40 so với dư có tài khoản 3331.

Căn cứ trên HTKK tháng, quý so với chỉ tiêu 43 so với dư có tài khoản 133.

Bước 2: Cân đối công cụ dụng cụ

Cân đối tài khoản 142, 242 trên bảng cân đối tài khoản so với giá trị còn lại của bảng phân bổ công cụ dụng cụ – về nguyên tắc số liệu phải trùng khớp nhau. 

Bước 3: Cân đối tài sản cố định

Căn cư số dư có trên TK 214 so với giá trị khấu hao luỹ kế trên bảng trích khấu hao tài sản cố định là phải khớp nhau.

Bước 4: Kiểm tra chi tiết các kho

Giá trị tồn kho trên báo cáo tồn kho nguyên vật liệu phải bằng dư nợ tài khoản 152.

Giá trị tồn kho trên báo cáo tồn kho hàng hoá phải bằng dư nợ tài khoản 156.

Giá trị tồn kho trên báo cáo tồn kho thành phẩm phải bằng dư nợ tài khoản 155.

Nếu lệch nhau có các nguyên nhân:

+ Khi khai báo kho là kho 155 còn định khoản thì ghi nhận vào TK 156 -> Nên kiểm tra điều chỉnh thống nhất.

+ Xuất bán hàng hoá trong khi hàng tồn kho hết -> Nên điều chỉnh hàng về trước hoá đơn về sau.

+ Xuất nguyên vật liệu trong khi NVL tồn kho không còn -> Nên lấy NVL khác thay thế.

Trên cột số lượng cuối kỳ, giá trị cuối kỳ có hiện tượng cột số lượng thì hết. Giá trị vẫn còn -> Do tình trạng hàng xuất bán hoặc xuất ra sản xuất trước hoá đơn nhập vào nên cần điều chỉnh ngày phiếu xuất về thời gian cùng ngày hoặc trước ngày xuất.

Cần kiểm tra cột số lượng, giá trị các mặt hàng tồn kho để tránh các lỗi sai trên.

Bước 5: Kiểm tra lương trên TK 334.

Kiểm tra chỉ tiêu 11 trên mẫu 05ABK-TNCN và mẫu 05BBK-TNCN phải trùng với phát sinh có của tài khoản 334.

Bước 6: Kiểm tra phận hệ giá thành

–  Kiểm tra chi tiết bảng tình hình lãi, lỗ theo từng mã sản phẩm so sánh với tài khoản doanh thu trên bảng cân đối số phát sinh so với giá vốn bán thành phẩm với công ty sản xuất.

–  Kiểm tra chi tiết TK 154 so với bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

Bước 7:  Kiểm tra tính hợp lý giữa tài khoản doanh thu và tài khoản chi phí.

Xem chênh lệch doanh thu và giá vốn đã phù hợp chưa. Phải để doanh thu lớn hơn giá vốn. Nếu vì lý do nào doanh thu nhỏ hơn giá vốn. Thì điều chỉnh lại định mức nguyên vật liệu hoặc điều chỉnh lại mức khấu hao TSCĐ hay phân bổ công cụ dụng cụ.

Bước 8: Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

–  Đối với tiền mặt xem tại mỗi thời điểm phải luôn luôn dương. Nếu như âm tiền thì phải làm hợp đồng mượn tiền cá nhân và hạch toán

Nợ TK 111

        Có TK 3338

Khi dương tiền đủ trả lại cho cá nhân

Nợ TK 3338

        Có TK 111

–  Đối với tiền gửi ngân hàng căn cứ sổ phụ kiểm tra ngược lại công nợ và xem số dư Nợ TK 112 luôn trùng với số dư còn lại trên tài khoản ngân hàng của công ty do ngân hàng thông báo.

Bước 9: Cuối cùng kết chuyển tính lợi nhuận.

Nếu lợi nhuận cao nên thêm chi phí như chi phí lương. Nhưng chi phí lương phải có hồ sơ nhân viên bản gốc có dấu của phường, xã làm căn cứ hồ sơ quyết toán.

Bước 10:  Cân đối chỉ tiêu.

Trước khi lập báo cáo tài chỉnh cần cân đối hết các chỉ tiêu trên cân đối số phát sinh rồi lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xem sự chênh lệch số tiền thuế TNDN đã nộp hàng quý so với cuối năm:

–  Nếu như sau khi làm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có số tiền thuế TNDN phải nộp lớn hơn các quý tạm tính đã nộp thì kế toán định khoản

Nợ TK 821

      Có TK 3334

–  Nếu như sau khi làm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có số tiền thuế TNDN phải nộp bé hơn các quý tạm tính đã nộp thì kế toán định khoản.

Nợ TK 3334

     Có TK 821.

Trên đây Lamketoan.vn chia sẻ các kinh nghiệm cần kiểm tra trước khi lập báo cáo tài chính.

Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Cách Làm Báo Cáo Tài Chính Hàng Tháng