Hướng Dẫn Chế độ Phân Phối Lợi Nhuận Các Xí Nghiệp Sản Xuất Nông ...
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- English
- Cổng thông tin điện tử
- Trang chủ
- Tìm kiếm
- CSDLQG về văn bản pháp luật
- English
THỜI GIAN BAN HÀNH
- 1945 đến 1950
- 1951 đến 1960
- 1961 đến 1970
- 1971 đến 1980
- 1981 đến 1990
- 1991 đến 2000
- 2001 đến 2010
- 2011 đến 2020
CƠ QUAN BAN HÀNH
- Quốc hội
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Chủ tịch nước
- Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Các cơ quan khác
- Các tỉnh, thành phố
- Hiến pháp
- Luật, Bộ luật
- Nghị quyết
- Pháp lệnh
- Nghị định
- Quyết định
- Thông tư
- Thông tư liên tịch
LOẠI VĂN BẢN
Thông báo
Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn Quý độc giả trong thời gian qua đã sử dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại địa chỉ http://www.moj.gov.vn/pages/vbpq.aspx.
Đến nay, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương, Cục Công nghệ thông tin đã đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật vào sử dụng tại địa chỉ http://vbpl.vn/Pages/portal.aspx để thay thế cho hệ thống cũ nói trên.
Cục Công nghệ thông tin trân trọng thông báo tới Quý độc giả được biết và mong rằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy để khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật.
Trong quá trình sử dụng, chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến góp ý của Quý độc giả để Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật được hoàn thiện.
Ý kiến góp ý xin gửi về Phòng Thông tin điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp theo số điện thoại 046 273 9718 hoặc địa chỉ thư điện tử banbientap@moj.gov.vn .
Thuộc tínhLược đồBản inBỘ NÔNG NGHIỆP - BỘ TÀI CHÍNHSố: 37/TT-LB | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcHà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1982 | |
Thông tư THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP SỐ 37/TT-LB NGÀY 30-12-1982 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CÁC XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH Căn cứ quyết định số 146-HĐBT ngày 25-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung quyết định số 25-CP ngày 21-1-1981. Căn cứ vào đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận cho xí nghiệp sản xuất nông nghiệp quốc doanh thực hiện hạch toán kinh tế như sau.
I. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT BẰNG VẬT TƯ NHÀ NƯỚC GIAO VÀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT BẰNG VẬT TƯ TỰ TÌM KIẾM TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1. Đất đai là một trong những nguyên liệu sản xuất chủ yếu của các xí nghiệp sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm trên và để các xí nghiệp sản xuất nông nghiệp tiến hành sản xuất, Nhà nước cung cấp một số vật tư như xăng dầu, phân hoá học, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị, thức ăn đạm, khoáng; còn một số vật tư khác Nhà nước giao cho xí nghiệp tự sản xuất và khai thác tại chỗ như phân chuồng, phân xanh, thức ăn tinh, thô, đồng cỏ, hạt giống và sức kéo bằng súc vật (trâu, bò)... Tất cả các loại vật tư này đều phải coi là vật tư Nhà nước giao để lập kế hoạch sản xuất sản phẩm và tích luỹ cho Nhà nước. 2. Những xí nghiệp dùng vật tư tự tìm kiếm để trồng trọt, chăn nuôi riêng, phải hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm và kết quả lãi lỗ riêng. Những xí nghiệp dùng vật tư tự tìm kiếm góp thêm với vật tư Nhà nước giao để thâm canh tăng sản lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, khó phân biệt kết quả sản xuất, tài chính do từng nguồn vật tư mang lại thì trường hợp này, công tác kế hoạch thống kê kế toán quy định như sau: Xí nghiệp lập kế hoạch giao nộp sản phẩm và tích luỹ tương ứng với vật tư Nhà nước giao, nếu có thâm vật tư tự tìm kiếm thì sản phẩm và tích luỹ tạo ra nhất thiết phải cao hơn kế hoạch Nhà nước, xí nghiệp được đăng ký vượt kế hoạch Nhà nước về số sản phẩm và tích luỹ làm bằng vật tư tự tìm kiếm. Khi quyết toán phần vượt kế hoạch, có thể do nhiều nguyên phấn đấu chủ quan (cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý, tự tìm kiếm vật tư...) nhưng để đơn giản công tác hạch toán, các thành tích này đều được hạch toán vào phần vượt kế hoạch Nhà nước. 3. Kết quả sản xuất nông nghiệp vừa phụ thuộc vào sự tác động chủ quan của con người, vừa phụ thuộc vào độ phì của đất đai. Để khuyến khích xí nghiệp vừa khai thác sản phẩm và hạ giá thành, vừa thực hiện tốt việc thâm canh vườn cây, đàn gia súc, bảo đảm lợi ích lâu dài, Nhà nước sẽ ổn định mức giao nộp sản phẩm và tích luỹ từ 3 đến 5 năm cho những xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất và điều kiện cung ứng vật tư tương đối ổn định, nhưng mức ổn định này tối thiểu không thấp hơn mức đã thực hiện bình quân 3 năm 1980-1981-1982. Phần vượt mức ổn định bất kể do nguyên nhân chủ quan nào đều được coi là vượt kế hoạch Nhà nước.
II. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH, GIÁ XÍ NGHIỆP, GIÁ BÁN BUÔN BÁN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 1. Hạch toán giá thành: a) Đối với những sản phẩm sản xuất bằng vật tư Nhà nước giao, xí nghiệp hạch toán giá thành theo giá chỉ đạo của Nhà nước. b) Đối với những sản phẩm được tổ chức sản xuất riêng bằng vật tư tự tìm kiếm thì phải hạch toán chi phí, tính giá thành riêng theo giá thực tế thu mua. c) Đối với những sản phẩm sản xuất bằng cả hai nguồn vật tư Nhà nước giao và vật tư tự tìm kiếm thì: Tất cả các loại vật tư sử dụng vào sản xuất (kể cả vật tư tự tìm kiếm) được hạch toán vào giá thành theo giá cung cấp vật tư của Nhà nước, công them với chi phí vận chuyển, bảo quản (nếu có) để tính vào giá thành cho số sản phẩm thuộc kế hoạch Nhà nước giao. - Xí nghiệp hạch toán riêng số chênh lệch giá của loại vật tư tự tìm kiếm (giá mua thực tế (-) giá cung cấp vật tư của Nhà nước) và phân phối số chênh lệch này cho sản phẩm sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm (gọi chung là sản phẩm vượt kế hoạch). Như vậy, giá thành sản phẩm sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm sẽ bằng giá thành sản xuất bằng vật tư Nhà nước giao cộng thêm (hoặc trừ bớt) khoản chênh lệch giá giữa hai loại vật tư đó. 2. Lợi nhuận định mức: a) Nguyên tắc xác định lợi nhuận định mức phải đủ để chi các quỹ xí nghiệp, tự bù chi ngoài giá thành, trả lãi vay ngân hàng và có khoảng 15 - 20% nộp ngân sách Nhà nước. Tại thông tư số 327-VGNN/THBB ngày 27-8-1981 Uỷ ban Vật giá Nhà nước đã quy định tỷ lệ lợi nhuận định mức bằng 125 giá thành toàn bộ của sản phẩm nông nghiệp. Khi tính theo tỷ lệ này nếu có trường hợp số lợi nhuận định mức quá nhiều hoặc quá ít so với yêu cầu trên thì xí nghiệp phải lập phương án tính toán lại và trình liên Bộ (nếu xí nghiệp trung ương) hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu là xí nghiệp địa phương) xem xét quyết định. b) Đối với sản phẩm sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm thì lợi nhuận định mức (tính theo số tuyệt đối) bằng lợi nhuận định mức của sản phẩm sản xuất bằng vật tư Nhà nước giao. 3. Giá xí nghiệp và giá bán buôn sản phẩm nông nghiệp: Từ trước đến nay Nhà nước chưa quy định giá xí nghiệp, giá bán buôn sản phẩm nông nghiệp quốc doanh (trừ sản phẩm cao su sơ chế), do vậy hầu hết các nông sản phẩm hiện nay đều tạm thanh toán theo giá chỉ đạo thu mua nông sản quy định cho khu vực tập thể. Gần đây giá thành của nhiều mặt hàng đã cao hơn giá chỉ đạo thu mua nói trên, nên nhiều xí nghiệp nông nghiệp bị lỗ. Hiện nay Bộ Nông nghiệp cùng Uỷ ban Vật giá Nhà nước và các ngành có liên quan đang khẩn trương nghiên cứu xây dựng giá xí nghiệp, giá bán buôn sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần quyết định số 95-HĐBT ngày 26-9-1981 của Hội đồng bộ trưởng và chế độ quản lý giá hiện hành của Nhà nước. Trong khi chưa có quy định mới, trước mắt liên bộ tạm thời hướng dẫn như sau: a) Đối với sản phẩm cao su sơ chế: Nhà nước đã quy định giá bán buôn vật tư, Tổng cục Cao su sẽ cùng Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng giá xí nghiệp, xác định mức thu quốc doanh theo chế độ hiện hành. b) Đối với các mặt hàng nông sản khác: Nếu giao theo giá chỉ đạo thu mua của khu vực tập thể mà vẫn có khoản thu nộp ngân sách, đủ lợi nhuận định mức chi các quỹ xí nghiệp, chi ngoài giá thành thì vẫn tạm giao theo giá trên cho đến khi có quy định mới. Nếu những mặt hàng giao theo giá chỉ đạo thu mua của khu vực tập thể mà bị lỗ, hoặc không có tích luỹ, không đủ lợi nhuận định mức để chi quỹ xí nghiệp, chi ngoài giá thành, thì xí nghiệp phải kiểm tra phân tích loại trừ các khoản chi bất hợp lý, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở giá thành xác định lại, xí nghiệp được cộng thêm lợi nhuận định mức quy định ở đoạn a, điểm 2, mục II trên đây để lập giá xí nghiệp tạm thời trình cơ quan có thẩm quyền duyệt. Xí nghiệp được dùng giá xí nghiệp tạm thời này để thanh toán với người nhận hàng cho đến khi có quy định mới. c) Đối với sản phẩm sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm (gọi chung là sản phẩm vượt kế hoạch). Do giá vật tư tự tìm kiếm thực tế thường cao hơn giá vật tư Nhà nước cung ứng, nên sản phẩm sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm có giá thành cao hơn giá thành của sản phẩm trong kế hoạch Nhà nước giao. Để sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm có đủ số lợi nhuận định mức (số tuyệt đối) bằng với lợi nhuận định mức của sản phẩm kế hoạch Nhà nước giao, giá xí nghiệp của những sản phẩm này tính bằng giá thành toàn bộ sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm cộng thêm với lợi nhuân định mức (tức là bằng giá xí nghiệp của sản phẩm thuộc kế hoạch Nhà nước giao cộng thêm khoản chênh lệch giá giữa 2 loại vật tư đó). Xí nghiệp được thanh toán cho người nhận hàng theo giá này. Nếu giá xí nghiệp tạm thời quá cao, các cơ quan thương nghiệp không mua xã hội cũng không chấp nhận (nghĩa là không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ nhưng bị lỗ) thì xí nghiệp phải xem xét chuyển hướng sản xuất, Ngân sách Nhà nước không cấp bù lỗ và không cấp bù quỹ xí nghiệp.
III. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP QUỸ XÍ NGHIỆP. 1. Đối với phần kế hoạch được Nhà nước cung ứng vật tư hoặc trong mức ổn định kế hoạch: Nếu đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước, hoàn thành mức ổn định giao nộp sản phẩm và tích luỹ thì ngoài việc trích lập quỹ phát triển sản xuất theo chế độ hiện hành, sẽ được trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bằng 24% tổng quỹ lương thực hiện cả năm của công nhân sản xuất ra sản phẩm thuộc phần kế hoạch Nhà nước cung ứng vật tư (loại trừ các khoản cho không hợp lý trong quỹ lương như sản phẩm hỏng, lương ngừng việc vượt định mức cho phép, các khoản cho sai chính sách chế độ tiền lương hiện hành của Nhà nước) trong đó dành 70% cho quỹ khen thưởng, 30% cho quỹ phúc lợi. Sau khi trích các quỹ nói trên, số lợi nhuận còn lại nộp ngân sách Nhà nước. 2. Đối với phần lợi nhuận sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm mà xí nghiệp hạch toán hoặc phần lợi nhuận vượt kế hoạch Nhà nước giao, xí nghiệp được trích 60% số lợi nhuận đó để bổ sung cho các quỹ theo tỷ lệ sau: - 60% cho quỹ khen thưởng. - 20% cho quỹ phúc lợi. - 20% cho quỹ phát triển sản xuất. Số lợi nhuận còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Phải loại trừ khoản lợi nhuận tăng hoặc giảm do nguyên nhân khách quan (như thay đổi giá cả vật tư theo quyết định của Nhà nước) khi xét duyệt, công nhận, công bố hoàn thành kế hoạch. 3. Trường hợp xí nghiệp không hoàn thành 3 chỉ tiêu pháp lệnh chủ yếu: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện; sản phẩm chủ yếu giao nộp theo tiêu chuẩn chất lượng quy định, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách (lợi nhuận thực hiện hụt kế hoạch hoặc không đạt chỉ tiêu nộp lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách), thì cứ mỗi phần trăm không hoàn thành của một chỉ tiêu chủ yếu phải giảm trừ 2% số tiền trích theo mức cơ bản của mỗi quỹ. Nếu xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch nộp lợi nhuận thuộc phần kế hoạch sản xuất bằng vật tư Nhà nước giao mà không có lý do chính đáng thì phải bù cho đủ số lợi nhuận kế hoạch Nhà nước giao, phần còn lại mới coi là lợi nhuận vượt kế hoạch bằng vật tư tự tìm kiếm. Nếu số vật tư tự tìm kiếm tổ chức sản xuất riêng, hạch toán giá thành và lãi lỗ riêng thì trong trường hợp này xí nghiệp cũng được lấy lợi nhuận tự tìm kiếm bù cho phần lợi nhuận thiếu hụt thuộc kế hoạch Nhà nước giao. Nếu bù đủ thì khi xét duyệt hoàn thành phần kế hoạch do Nhà nước cung ứng vật tư sẽ được coi là đã hoàn thành kế hoạch nộp lợi nhuận. 4. Đối với sản xuất sản phẩm phụ: Khi tiêu thu sản phẩm phụ, xí nghiệp phải nộp các khoản thuế (hoặc thu quốc doanh) theo chế độ hiện hành. Lợi nhuận sản xuất sản phẩm phụ được trích 70% vào các quỹ và phân phối theo tỷ lệ sau: - 60% cho quỹ khen thưởng - 20% cho quỹ phúc lợi - 20% cho quỹ phát triển sản xuất. Số lợi nhuận còn lại nộp ngân sách Nhà nước. 5. Đối với đơn vị có lợi nhuận sản xuất bằng phương thức vay ngoại tệ của ngân hàng để nhập vật tư chủ yếu sản xuất mặt hàng xuất khẩu: Đơn vị phải chấp hành đúng chế độ của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về tín dụng ngân hàng và quản lý ngoại tệ. Mọi khoản thu chi phải hạch toán riêng và quy ra tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Nhà nước quy định. Phần lợi nhuận đơn vị thu được do vay ngoại tệ của ngân hàng để sản xuất, sau khi đã trả nợ, lãi vay ngân hàng bằng ngoại tệ, làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo chế độ hiện hành, được trích 60% vào các quỹ (không có trường hợp nào được trích bằng ngoại tệ) và phân bổ theo tỷ lệ sau: - 60% cho quỹ khen thưởng - 20% cho quỹ phúc lợi - 20 cho quỹ khuyến khích phát triển sản xuất. Số lợi nhuận còn lại nộp ngân sách Nhà nước. 6. Phạt vi phạm chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính: Nếu trong năm kế hoạch, đơn vị vi phạm các chế độ chính sách quản lý kinh tế - tài chính như chế độ giao nộp sản phẩm, chính sách giá cả, hợp đồng kinh tế, chế độ báo cáo thống kê và thu nộp ngân sách thì cứ mỗi vi phạm thuộc phần kế hoạch nào (kế hoạch sản xuất chính, kế hoạch sản xuất phụ) sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà giảm trừ quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi từ 2 đến 5% số tiền được trích. 7. Mức khống chế hai quỹ khen thưởng và phúc lợi: Nếu quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi trong cả năm của xí nghiệp được trích từ các nguồn khác nhau (sản xuất chính, sản xuất phụ) cộng lại mà mỗi quỹ vượt 6 tháng lương thực tế bình quân năm của công nhân viên sản xuất, thì số vượt đó xí nghiệp được để lại 30%, nộp cấp trên 20% để lập quỹ dự trữ tài chính tập trung, số còn lại (50%) nộp ngân sách Nhà nước, số để lại cho đơn vị (30%) được phân phối cho các quỹ theo tỷ lệ như phần vượt kế hoạch. Nếu xí nghiệp không hoàn thành các phần kế hoạch sản xuất, sản xuất phụ mà bị giảm trừ mức trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi quá lớn không đạt mức bình quân đầu người cả hai quỹ cộng lại bằng 60 đồng, thì sẽ được ngân sách trợ cấp cho đủ mức bình quân đó. Thông tư này áp dụng đối với xí nghiệp sản xuất nông nghiệp thuộc tất cả các ngành, kể cả xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương (nông trường quốc doanh, trạm trại hạch toán kinh tế) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1983. Riêng phần phân phối lợi nhuận trích lập quỹ xí nghiệp được áp dụng từ năm 1982, căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, tài chính đã giao năm 1982.
|
- Bộ Tư pháp
- Liên hệ
- Phản hồi
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739718 - Fax: 04.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.
Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.
Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Từ khóa » Bù Lỗ Cho Xí Nghiệp Quốc Doanh
-
Số: 127-TT/LB - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
-
Về Thu Ngân Sách Nhà Nước (18/06/2015 10:47) - Tin Bộ Tài Chính
-
Bài Tập Kế Toán Vĩ Mô - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình, Hướng Dẫn
-
Thông Tư 444-TC/GTTN Thủ Tục Cấp Bù Lỗ Biện Pháp Giải Quyết Chênh ...
-
[PDF] Công Chi Và Phát Triển Nhanh - Output File
-
Thông Tư Liên Tịch 37-TT/LB Hướng Dẫn Chế độ Phân Phối Lợi Nhuận ...
-
Thực Trạng Quản Lý Kinh Tế Và Nhiệm Vụ đổi Mới Cơ Chế Quản Lý Kinh Tế
-
Thông Tư 25 TC/TQD: Hướng Dẫn Cách Tính Toán Và Nộp Các Khoản ...
-
Chính Sách “chuyển Lỗ” - Giải Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ ...
-
Thông Tư Số 96-TTg Ngày 15/04/1960 Quy định Tạm Thời Quan Hệ ...
-
Nghị Quyết Về Cải Tiến Chế độ Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Cho địa ...
-
Không Có Tiêu đề
-
Đồng Chí Phạm Hùng - Người đứng đầu Chính Phủ Trong Năm đầu ...