Thông Tư 25 TC/TQD: Hướng Dẫn Cách Tính Toán Và Nộp Các Khoản ...

THÔNG TƯ

Hướng dẫn cách tính toán và nộp các khoản thu quốc doanh, thu chênh lệch tạm thời về lương và khấu hao

___________________________

 Giá bán buôn mới của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng công bố cho thi hành từ 1/10/1981 đã làm cho nhiều yếu tố trong giá thành, trong lợi nhuận xí nghiệp tăng lên, đồng thời do giá bán lẻ đã xác định trước nên các khoản thu nộp cho ngân sách, trong đó có cả mức thu quốc doanh, ở mỗi xí nghiệp đều có sự thay đổi quan trọng.

Để mức thu phù hợp với giá mới, Bộ Tài chính yêu cầu các Bộ, Tổng cục, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc, căn cứ vào giá xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp mới xác định lại mức thu nộp ngân sách Nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1981.

Dưới đây, xin hướng dẫn một số điểm cụ thể có liên quan đến thu chi tài chính xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp công tư hợp doanh và thu chi Ngân sách Nhà nước.

I. XÁC ĐỊNH CÁC MỨC THU QUỐC DOANH, THU CHÊNH LỆCH TẠM THỜI VỀ LƯƠNG VÀ KHẤU HAO:

Để xác định được các mức thu, cần xác định rõ giá thành, lãi định mức, giá xí nghiệp và giá bán buôn công nghiệp.

1/ Xác định giá thành mới phải thực hiện theo chỉ thị số 153-CT ngày 13/9/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Thông tư số 04-VGNN-KHCS ngày 23/7/1981 và số 327-VGNN/THBB ngày 27/8/81 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn việc tính toán giá xí nghiệp và giá bán buôn công nghiệp của xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, trong đó cần lưu ý:

a) Về tiền lương công nhân:

Theo sự hướng dẫn của Uỷ ban Vật giá Nhà nước thì xí nghiệp được tính lương trong giá bán buôn công nghiệp tăng gấp 4 lần so với mức lương trước đây, nhưng xí nghiệp chỉ được hạch toán vào giá thành hai lần để trả lương và phụ cấp tạm thời cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp, còn hai lần khác thuộc phần chi giá hàng cung cấp cho cán bộ, công nhân viên  do Ngân sách Nhà nước thu và bù, nên hai lần lương này xí nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước dưới hình thức chênh lệch về lương tạm thời do chưa hạch toán đầy đủ vào giá thành (gọi tắt là chênh lệch lương tạm thời) để Nhà nước làm nguồn vốn bù giá hàng cung cấp cho cán bộ, công nhân viên.

b) Về khấu hao tài sản cố định:

Đối với tài sản cố định tính theo giá hiện hành và chưa đánh giá lại thì mức khấu hao chung (bao gồm khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn) tính gấp 5 lần hiện nay và số tài sản cố định mới nhận trong những năm gần đây đã tính theo giá mới theo tỷ giá mới thì tính gấp 3 lần để làm giá bán buôn công nghiệp mới.

Do chưa đánh giá lại tài sản cố định nên mức khấu hao chung tăng từ 3 đến 5 lần tính trong giá bán buôn công nghiệp, nhưng trong giá thành thực tế chỉ có thể hạch toán theo mức khấu hao hiện hành (1 lần). Do đó, mức chênh lệch từ 2 đến 4 lần về khấu hao được trích nộp vào Ngân sách Nhà nước dưới hình thức chênh lệhc khấu hao chưa hạch toán đầy đủ vào giá thành (gọi tắt là chênh lệch khấu hao tạm thời).

Đối với những xí nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thì mức khấu hao trích trả nợ ngân hàng hàng năm là mức khấu hao hiện hành và đã được quyết định trong hợp đồng vay vốn.

2/ Xác định lãi định mức dành cho xí nghiệp:

Về tỷ lệ lãi định mức dành cho dành cho xí nghiệp thì áp dụng thông tư số 05-TC ngày 30/3/1978 của Bộ Tài chính, được Uỷ ban Vật giá Nhà nước nhắc lại trong thông tư 327-VGNN. Tỷ lệ lãi định mức nói trên được tính trên giá thành mới (cao hơn giá thành cũ) nên về tỷ lệ thì không tăng nhưng lợi nhuận tuyệt đối sẽ tăng nhiều so với mức lợi nhuận tuyệt đối đầu so với mức lợi nhuận tuyệt đối cũ, cho nên cần kế hoạch hoá và thực hiện phân phối lợi nhuận một cách chặt chẽ.

Các khoảng chênh lệch lương, chênh lệch khấu hao tạm thời chưa hạch toán đầy đủ vào giá thành nên được tính vào giá xí nghiệp ngoài định mức lợi nhuận. Như vậy khi xác định giá xí nghiệp, phải tách riêng hai khoản thu chênh lệch tạm thời về lương và khấu hao đã hạch toán và trích nộp vào ngân sách.

Điều 3 trong quyết định số 177-CT ngày 29/9/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định là:

Giá bán vật tư mới

-

Chiết khấu vật tư

=

Giá bán buôn công nghiệp

hoặc

Giá chỉ đạo bán lẻ mới

 

-

 

Chiết khấu thương nghiệp

 

=

 

Giá bán buôn công nghiệp

Trong điểm g của chỉ thị số 153-CT ngày 18/9/1981 có quy định "đến ngày 1/10/1981 những sản phẩm nào chưa kịp làm giá bán buôn vật tư, giá xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp thì các Bộ sản xuất và các Bộ tiêu thụ, thống nhất với Uỷ ban Vật giá Nhà nước xác định giá tạm tính để các cơ sở giao nhận thanh toán với nhau." Theo thông tư số 127-CT ngày 11/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về kiểm kê và thông tư số 20 liên Bộ Tài chính - Thống kê - Uỷ ban Vật giá Nhà nước ngày 19/9/1981 hướng dẫn về giá tạm tính, xí nghiệp được sử dụng giá tạm tính làm cơ sở tính mức thu quốc doanh, tính lợi nhuận định mức và tính các khoản chênh lệch lương và khấu hao tạm thời .

4/ Xác định mức thu quốc doanh mới và mức thu chênh lệch lương, chênh lệch khấu hao tạm thời:

a) Về mức thu quốc doanh mới:

Trên cơ sở giá thành, lãi định mức, giá xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp mới, mức thu quốc doanh mới được xác định như sau:

Giá xí nghiệp mới

=

Giá thành

+

Lợi nhuận định mức

+

Chênh lệch tạm thời về lương và khấu hao

Giá bán buôn công nghiệp

=

Giá bán buôn vật tư mới hoặc giá chỉ đạo bán lẻ mới

-

Chiết khấu vật tư hoặc chiết khấu thương nghiệp

 

 

Mức doanh thu mới

=

Giá bán buôn công nghiệp mới

-

Giá xí nghiệp mới

 

 

b) Mức chênh lệch tạm thời (2 lần) lương và mức chênh lệch (từ 2 đến 4 lần) khấu hao:

- Xác định mức chênh lệch lương và khấu hao tạm thời theo công thức sau đây:

Chênh lệch lương tạm thời

=

Quỹ tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương tạm thời của công nhân viên trong danh sách

Quỹ tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương tạm thời của công nhân viên trong danh sách bao gồm:

1/ Lương cấp bậc và phụ cấp lương tạm thời của công nhân sản xuất chính được hạch toán trong "khoản mục lương" của giá thành các loại sản phẩm của xí nghiệp gọi tắt là giá thành.

2/ Lương cấp bậc và phụ cấp lương tạm thời của công nhân phục vụ thiết bị hạch toán trong "khoản mục chi phí sử dụng máy móc" của giá thành.

3/ Lương cấp bậc và phụ cấp lương tạm thời của công nhân phụ và nhận viên phân xưởng hạch toán trong "khoản mục chi phí phân xưởng" của giá thành.

4/ Lương cấp bậc và phụ cấp lương tạm thời của nhân viên quản lý hành chính hạch toán trong "khoản mục chi phí quản lý xí nghiệp" của giá thành.

Ngoài ra, còn tính thêm lương cấp bậc và phụ cấp lương tạm thời của côgn nhân viên dôi thừa được hạch toán ngoài giá thành.

Chênh lệch khấu hao tạm thời

=

Khấu hao hạch toán trong giá thành

x

Từ 2 đến 4 lần

Khấu hao hạch toán trong giá thành bao gồm:

1. Khấu hao hạch toán trong "Khoản mục chi phí sử dụng máy móc" của giá thành.

2. Khấu hao hạch toán trong "Khoản mục kinh phí phân xưởng" của giá thành.

3. Khấu hao hạch toán trong "Khoản mục quản lý phí xí nghiệp " của giá thành.

Chênh lệch khấu hao tạm thời này bao gồm cả mức chênh lệch khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn.

II. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THU CHÊNH LỆCH TẠM THỜI VỀ LƯƠNG VÀ KHẤU HAO

1. Cách lập kế hoạch mức thu tạm thời về chênh lệch lương và chênh lệch khấu hao:

Theo bản hướng dẫn cách tính toán giá xí nghiệp và gián bán buôn côgn nghiệp của Uỷ ban Vật giá Nhà nước thì từ 1/10/1981 phát sinh khoản chênh lệch lương và khoản chênh lệch khấu hao tạm thời; Các xí nghiệp và đơn vị kihn tế phải lập kế hoạch nộp 2 khoản chênh lệch này vào ngân sách theo cách dưới đây:

- Phải tính khoản chênh lệch lương và chênh lệch khấu hao tạm thời đồng thời với việc tính kế hoạch phân phối lợi nhuận, thu quốc doanh, khấu hao cơ bản, hoàn vốn lưu động thừa, v.v.....

- Chi chung các khoản chênh lệch tạm thời vào biểu tính kế hoạch tích luỹ và phân phối lợi nhuận và biểu quan hệ thu nộp với ngân sách của các khoản lợi nhuận thu quốc doanh v.v....

Lấy biểu số 34-KHCN làm ví dụ thì kết quả tính toán sẽ như sau:

Kế hoạch tích luỹ  và phân phối lợi nhuận:

Thứ tự

Khoản

Ước thực hiện 9 tháng

Kế hoạch Quý 4/1981

1

.........

 

 

2

.........

Tr

Tr

6

Tổng giá thành toàn bộ hàng hoá bán trong kỳ

120,00

90,00

7

Doanh thu hàng hoá bán trong kỳ

150,00

130,00

8

Thu quốc doanh hàng hoá bán kỳ này

24,00

12,10

9a

Thu chênh lệch lương

-

7,80

 

Tỷ lệ so với doanh thu

 

6,%

9b

Thu chênh lệch khấu hao tạm thời

 

15,600 tr

 

- Tỷ lệ so với doanh thu

 

12,%

10

Lợi nhuận bán hàng kỳ này

6,00

4,5%

2. Cách trích nộp khoản chênh lệch lương và chênh lệch khấu hao tạm thời:

Hai khoản thu này là khoản thu tạm thời, khi nào có chủ trương của Nhà nước hạch toán đầy đủ vào giá thành thì khoản chênh lệch này không còn nữa. Nhưng hiện nay 2 khoản thu này rất quan trọng và rất lớn, làn nguồn thu để Nhà nước đảm bảo bù giá hàng bán cung cấp hàng tháng cho cán bộ, công nhân, viên . Do đó, việc trích nộp khoản chênh lệch lương và chênh lệch khấu hao tạm thời phải thực hiện 1 tháng 2 kỳ: kỳ đầu nộp 50% kế hoạch tháng và số còn phải nộp cuối tháng trước (nếu có), thời gian nộp từ ngày 5 đến ngày 10 của tháng; kỳ hai nộp theo mức ước tính bằng cách lấy số doanh thu thực hiện trong tháng nhân với tỷ lệ nộp theo kế hoạch trừ số nộp kỳ I; Thời gian nộp kỳ I từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng; Hàng tháng và hàng quý, xí nghiệp phải quyết toán để thanh toán việc thu nộp; Nếu trong tháng hoặc trong quý chưa nộp đủ số phải nộp thì phải nộp đủ vào kỳ I đầu tháng hoặc đầu quý sau; Nếu nộp thừa thì số vượt đó được trừ vào mức phải nộp của kỳ I tháng sau hoặc tháng đầu quý sau.

Chứng từ và thủ tục nộp 2 khoản chênh lệch nói trên áp dụng như chứng từ và thủ tục nộp các khoản lợi nhuận và khấu hao cơ bản.

Ví dụ: Xí nghiệp A đã xác định tỷ lệ chênh lệch lương tạm thời quý 4/1981 bằng 6% và tỷ lệ chênh lệch khấu hao tạm thời bằng 12% số doanh thu. Đến ngày 30/10/1981 doanh thu bán hàng đã thu được tiền về là 60 triệu đồng thì số trích nộp ngân sách xác định như sau:

a) Chênh lệch lương tạm thời:

Số chênh lệch lương tạm thời phải nộp trong tháng

=

Doanh thu thực tế trong tháng

x

Tỷ lệ lương được trích

3,6 triệu

=

60,0 Tr

x

6%

Cách trích nộp ngân sách:

- Kỳ I xí nghiệp đã nộp vào ngân sách 50% kế hoạch tháng: 2,00 triệu đồng.

- Kỳ II xí nghiệp phải nộp tiếp: 1,6 triệu đồng.

b) Chênh lệch khấu hao tạm thời:

Số khấu hao tạm thời phải nộp trong tháng

=

Doanh thu thực tế trong tháng

x

Tỷ lệ khấu hao được trích

7,2 triệu

=

60 triệu

x

12%

Cách trích nộp ngân sách:

- Kỳ I xí nghiệp đã nộp vào ngân sách 50%

Kế hoạch tháng là: 3,00 triệu

- Kỳ I xí nghiệp phải nộp tiếp: 4,200 triệu

Để đảm bảo nguồn vốn bù giá cho ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương, Bộ Tài chính tạm thời quy định như sau:

- Mức chênh lệch lương tạm thời của xí nghiệp trung ương (bao gồm các xí nghiệp hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán, báo số được Ngân sách địa phương cấp bù giá hàng cung cấp) và xí nghiệp địa phương đều nộp 100% cho Ngân sách địa phương nộp vào loại I mục 8 Ngân sách địa phương.

- Mức chênh lệch khấu hao tạm thời của xí nghiệp trung ương thì nộp 100% vào ngân sách trung ương; của xí nghiệp địa phương thì nộp 100% vào ngân sách địa phương, nộp vào loại I mục 9 của mỗi cấp ngân sách.

3. Cách xác định lỗ và cấp bù lỗ:

Trường hợp lỗ của xí nghiệp phát sinh trong điều kiện giá xí nghiệp được kiểm tra xác định hợp lý cộng với mức thu quốc doanh ổn định, lớn hơn giá bán buôn công nghiệp mới:

Lỗ phát sinh

=

Giá bán buôn công nghiệp

-

Giá xí nghiệp mới (trong đó có mức chênh lệch tạm thời về lương và khấu hao 8 triệu)

+

Mức thu quốc doanh

Trường hợp 1:

 

 

Tr

 

Tr

 

Tr

12,0tr

=

30,0

-

36,0

+

6,0

Hoặc giá xí nghiệp mới (trong đó có chênh lệch lương và khấu hao tạm thời) công với mức thu quốc doanh lớn hơn giá bán buôn công nghiệp mới nên phát sinh lỗ.

Lỗ phát sinh

=

Giá xí nghiệp mới (trong đó có mức chênh lệch tạm thời về lương và khấu hao 8 triệu đồng)

+

Mức thu quốc doanh

-

Giá bán buôn công nghiệp

Trường hợp 2:

4 Tr0

=

30 Tr0

-

(28 Tr0)

+

6Tr0

- Trường hợp lỗ thứ nhất, bù lỗ được giải quyết như sau:

+ Miễn nộp mức thu chênh lệch khấu hao và lương tạm thời là 8,00 triệu đồng.

+ Xí nghiệp còn lỗ 4 triệu đồng được Ngân sách Nhà nước cấp bù.

+ Xí nghiệp phải nộp Ngân sách Nhà nước về thu quốc doanh 6,000 tr đồng (thu quốc doanh chỉ điều chỉnh khi Nhà nước thay đổi giá cả).

- Trường hợp thứ 2 bù lỗ được giải quyết như sau:

+ Giảm mức thu chênh lệch khấu hao và chênh lệch lương tạm thời là 4,000 tr đồng, giảm mức chênh lệch khấu hao trước, nếu thiếu thì mới giảm mức chênh lệch lương.

+ Thu vào Ngân sách địa phương 4 tr00 chênh lệch lương tạm thời và thu vào Ngân sách Nhà nước 6 tr00  đồng thu quốc doanh.

4. Hạch toán chênh lệch lương và khấu hao tạm thời:

- Hàng tháng trích nộp theo kế hoạch số chênh lệch lương và khấu hao tài sản cố định (cơ bản và sửa chữa lớn) kế toán ghi:

Nợ  TK 71 "Thanh toán với ngân sách" (71.4)

Có TK 51 "Tiền gửi Ngân hàng".

- Khi quyết toán đã được duyệt (việc hạch toán tiêu thụ, lỗ lãi vẫn theo chế độ hiện hành) xác định số thực tế phải nộp về 2 khoản chênh lệch trên, kế toán ghi:

Nợ  TK 99 "Lãi - Lỗ" "Thanh toán với ngân sách" (71.4)

Có TK 71"Thanh toán với ngân sách" (71.4)

Nếu số đã nộp nhỏ hơn số thực tế phải nộp thì xí nghiệp nộp tiếp cho đủ số phải nộp và hạch toán như trên (Nợ TK 71, có TK 51).

Nếu số đã nộp lớn hơn số thực tế phải nộp (dư nợ TK 71) thì số chênh lệch lớn hơn đó được chuyển sang trừ vào  số nộp của tháng sau.

Để quyết toán rành mạch với Ngân sách Nhà nước về hai khoản chênh lệch lương và khấu hao tạm thời, không lẫn lộn với các khoản nộp vào ngân sách khác, các xí nghiệp phải mở 2 tiết khoản thuộc tiểu khoản 71.4 là 71.4a " Chênh lệch lương tạm thời ", 71,4b " Chênh lệch khấu hao TSCĐ tạm thời " nhằm theo dõi riêng biệt số phải nộp, đã nộp cho mỗi loại chênh lệch nói trên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Đối tượng thi hành:

Thông tư này áp dụng cho tất cả các xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp công tư hợp doanh trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.

Đối với những trương hợp riêng biệt ở một số xí nghiệp thuộc một số ngành việc thi hành như sau:

1.1 Các xí nghiệp xây lắp bao thầu là đối tượng thi hành thông tư này nhưng vì trước mắt, Nhà nước chưa xaya dựng lại đơn giá mới, dự toán chưa điều chỉnh... nên chưa áp dụng đúng thu chênh lệch lương tạm thời và chênh lệch khấu hao tạm thời. Mặt khác xí nghiệp cũng không được hạch toán số chênh lệch này vào giá xây lắp.

1.2 Các xí nghiệp thuộc các ngành đánh bắt hải sản, vận tải dịch vụ chưa thực hiện chế độ thu quốc doanh thì phần chênh lệch giữa doanh thu và giá thành hàng hoá bán ra trong kỳ, trước tiên phải trích nộp vào Ngân sách Nhà nước khoản thu chênh lệch lương tạm thời và chênh lệch khấu hao tạm thời; số còn lại là lợi nhuận thuần tuý.

Trường hợp giá thành lớn hơn doanh thu và phát sinh lỗ thì xí nghiệp phải xin miễn nộp chênh lệch lương và khấu hao tạm thời. Nếu miễn nộp 2 khoản chenh lệch nói trên mà còn lỗ thì xí nghiệp phải xin bù lỗ.

1.3 - Các xí nghiệp thương nghiệp, vật tư, cung ứng được tính từ 3 đến 5 lần khấu hao trong chiết khấu thương nghiệp, vật tư nên cũng phải trích nộp chênh lệch tạm thời từ 2 đến 4 lần khấu hao vào Ngân sách Nhà nước.

2/ Quyền xét duyệt công bố và miễn giảm mức thu quốc doanh, mức chênh lệch lương và khấu hao tạm thời:

Việc xét duyệt, công bố, quyết định miễn giảm mức thu quốc doanh, mức chênh lệch lương và khấu hao tạm thời được quy định như sau:

- Đối với xí nghiệp địa phương thì xí nghiệp tính toán và đề nghị, Sở, Ty tài chính cùng với Sở, Ty chủ quản xem xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố duyệt, công bố và quyết định miễn giảm.

- Đối với xí nghiệp Trung ương thì xí nghiệp tính toán (có sự tham gia của Sở Ty Tài chính) và đề nghị, Bộ chủ quản xem xét và gửi cho Bộ Tài chính duyệt, công bố thi hành mức thu và mức miễn giảm.

3/ Hiệu lực thi hành:

- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1981 và huỷ bỏ những điểm hướng dẫn trong công đện số 116-TC ngày 2/10/1981 của Bộ Tài chính.

Để thi hành thông tư này Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, Tổng cục, các Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ thị cho các xí nghiệp, các đơn vị kinh tế trực thuộc:

a) Khẩn trương xây dựng giá xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp xây dựng mức thu quốc doanh mới, mức chênh lệch lương  và chênh lệch khấu hao tạm thời để  trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt công bố và thi hành theo thời gian đã quy định.

b) Căn cứ vào hệ thống giá mới, mức thu quốc doanh, mức chênh lệch lương  và khấu hao tạm thời để lập kế hoạch thu ngân sách quý 4/1981 và căn cứ vào thông tư số 16 của liên Bộ Tài chính-Ngân hàng Nhà nước để lập kế hoạch vốn lưu động định mức cho xí nghiệp.

c) Nộp hết khoản thu tồn đọng 9 tháng đầu năm 1981, nhất là khoản chênh lệch giá ở các công ty cấp I thương nghiệp và vật tư vào Ngân sách Nhà nước tháng 10/1981.

Những xí nghiệp vừa có nợ ngân sách về nộp thu quốc doanh, vwf khấu hao, vừa có lỗ chưa được ngân sách cấp bù không được tự tiện lấy thu quốc doanh lấy phần lợi nhuận phải nộp ngân sách để tăng thêm vốn lưu động cho xí nghiệp (xí nghiệp có lãi phải nộp ngân sách - thiếu vốn phải xin ngân sách cấp thêm), - trừ trường hợp đã có kế hoạch phân phối lợi nhuận thuần tuý (đã có định mức) được Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt.

d) Các Tổng cục hạch toán kinh tế, các liên hiệp các xí nghiệp, các xí nghiệp liên hợp, các Tổng công ty có các đơn vị hạch toán kế toán và báo sổ trực thuộc trụ sở ở nhiều địa phương khác nhau phải uỷ nhiệm cho các đơn vị này được trích nộp (hoặc sử dụng tài khoản chuyển chi) khoản chênh lệch lương tạm thời cho Ngân sách địa phương nơi đơn vị hoạt động.

a) Trong qúa trình thực hiện nếu có khó khăn, mắc mớ gì thì các xí nghiệp phản ánh kịp thời về cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp và Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Từ khóa » Bù Lỗ Cho Xí Nghiệp Quốc Doanh