Hướng Dẫn Viết Bài Phỏng Vấn Chân Dung Nhân Vật

Muốn viết bài phỏng vấn chân dung nhân vật bạn cần có những kiến thức cơ bản nào? Làm thế nào để viết được bài chân dung nhân vật khi mới bắt đầu?

Mình xuất thân là dân học làm báo ra nên câu chuyện làm thế nào để phỏng vấn nhân vật, khai thác thông tin từ họ và viết thành bài hoàn thiện đưa đến độc giả luôn được chú trọng trong suốt quá trình ở trên giảng đường. Tuy nhiên, mình thấy tay nghề viết của mình lên cao khi được thực hành đều đặn, thường xuyên. Từ khi còn đi học, mình đã làm cộng tác cho các báo nên được luyện kỹ năng phỏng vấn và viết bài chân dung. Tuy nhiên, cơ duyên cho mình phụ trách biên tập cho trang thông tin chính thức của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ, đây là nơi mình viết gần 700 bài viết chân dung nhân vật tiêu biểu trên trường quốc tế.

Nếu bạn muốn dấn thân vào con đường viết lách tự do chuyên nghiệp và chọn ngách đi của bản thân là viết về chân dung nhân vật, bạn có thể đọc một vài chia sẻ của mình bên dưới để hiểu rõ hơn về dạng bài này.

Viết phỏng vấn nhân vật

Nội Dung

  • Kiến thức cơ bản về bài viết phỏng vấn chân dung nhân vật
  • Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
  • Cách lên câu hỏi phỏng vấn
  • Quy trình hoàn thiện bài phỏng vấn chân dung nhân vật

Kiến thức cơ bản về bài viết phỏng vấn chân dung nhân vật

Phỏng vấn là một hoạt động trung tâm của nền báo chí hiện đại, cũng là phương tiện chính để phóng viên, người viết sử dụng để thu thập các dữ liệu cho mình trong mục tiêu tạo nên một bài viết thuyết phục. Ở đâu có báo, có tạp chí, có các website tin tức, thì ở đó có phỏng vấn. Phỏng vấn là cách giúp người viết đáp ứng được những tò mò khi tìm hiểu về đời sống, công việc của các nhân vật nổi tiếng. Phỏng vấn cũng là cách để người viết thu thập thông tin từ chuyên gia với các số liệu nhằm tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Những câu hỏi được soạn từ người viết để nhân vật trả lời sau đó được biên tập và viết lại thành 2 loại cơ bản nhất: Bài phỏng vấn, Bài tường thuật.

Bài phỏng vấn là bài bao gồm các câu hỏi và câu trả lời được ghi chép nguyên vẹn trong bài viết. Bài phỏng vấn dạng này thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên báo chí nhưng tần suất không nhiều bằng dạng Bài tường thuật. Các nhân vật được phỏng vấn phải là nhân vật có điểm nổi bật nhất định, họ nổi tiếng hoặc có tiếng nói trong xã hội.

Bạn có thể tham khảo dạng này mà mình đã viết trên Cafebiz – CEO Utopia Eco Lodge Resort Dương Xuân Phi – Chuyện về “gã điên” huy động vốn 5 tỷ cho 5% cổ phần startup chỉ bằng livestream trên Facebook

Dạng thứ 2 là Bài tường thuật. Sau khi bạn thu thập được những câu trả lời từ nhân vật, bạn sẽ biên tập lại thành một bài viết dưới góc nhìn của riêng bạn. Trong bài viết, bạn sẽ chèn một vài trích dẫn của nhân vật với các nội dung phù hợp được nhắc đến trong bài viết.

Bạn có thể tham khảo dạng này mà mình đã viết trên báo Vnexpress – Nữ cử nhân tiếng Anh về quê làm nông nghiệp sạch

Riêng với bản thân mình thì mình chọn thể loại tường thuật để viết về nhân vật nhiều hơn là thể loại phỏng vấn trực tiếp mà mình chia sẻ ở trên. Và các phóng viên cũng như các tờ báo lớn cũng sẽ ưu tiên lên sóng các bài tường thuật nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy các tờ tạp chí lại có các bài phỏng vấn dài với đầy đủ câu hỏi cũng như câu trả lời. Bạn có thể tùy vào văn phong của từng tờ báo, tạp chí mà bạn muốn làm việc cùng để viết đúng ý họ. Hoặc bạn có thể xem thử mình thích hợp với phong cách nào để luyện thiên về thể loại đó hơn.

KHÓA HỌC CỦA HANHNGUYENWRITER
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊM

Nếu viết phỏng vấn để đăng lên website của chính bạn thì bạn có quyền quyết định dạng viết nào mình muốn. Nếu viết phỏng vấn để đăng lên báo/tạp chí, bạn cần đọc các bài viết tương tự mà họ đã đăng để trình bày theo định dạng tương tự. Có như thế, bài viết của bạn mới đủ sức thuyết phục họ lựa chọn đăng.

Cách lên câu hỏi phỏng vấn

Để có bài viết chất lượng, bạn cần có những câu hỏi ấn tượng. Việc đưa các câu hỏi ấn tượng sẽ khiến cho nhân vật có hứng thú trả lời nhiều hay ít. Một khi nhân vật trả lời càng chi tiết bạn càng có cơ sở để tạo nên một bài viết hay. Để tạo nên các câu hỏi hay như thế nào, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn ở buổi học sau nhé.

Bạn hãy đặt mình vào vị trí của độc giả để trả lời câu hỏi rằng mình muốn biết gì về nhân vật này? Mình tò mò về cuộc sống của họ, về cách họ học, về cách họ làm việc, về các mục tiêu của họ, về quan điểm cuộc sống, về các bí quyết giúp họ trở thành người mà họ muốn… Càng có sự tò mò về nhân vật bạn càng có đủ động lực để giúp mình khai thác sâu về họ để làm nên bài viết chất lượng hơn.

Những dạng câu hỏi trong phỏng vấn

Bạn nên lưu ý các dạng câu hỏi để dùng khi phỏng vấn bao gồm: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi gợi ý.

Câu hỏi đóng (yes/no question) là những câu hỏi có đáp án là có hoặc không. Ví dụ: Anh có cảm thấy cô đơn trong thời kỳ covid này không ạ?; Chị có thấy vui khi nhận được giải thưởng vừa rồi không ạ?…

Trong phỏng vấn, bạn không nên sử dụng quá nhiều câu hỏi đóng vì càng nhiều câu hỏi dạng này, nhân vật càng lười trả lời thêm, thậm chí khi bạn hỏi câu mở thì họ vẫn trả lời rất ngắn.

Câu hỏi mở: Là các dạng câu hỏi nhằm khuyến khích nhân vật trả lời càng nhiều càng tốt.

Một ví dụ về câu dạng này: Điều gì khiến chị quyết định ảnh trở thành một doanh nhân?

Tại sao chị lại lựa chọn con đường khởi nghiệp? Chị có thể chia sẻ lý do các sản phẩm của chị có sự khác biệt nhất định trên thị trường?

Câu hỏi khuyến khích, gợi ý: Sử dụng dạng câu hỏi này với mục đích khuyến khích hoặc gợi ý cho nhân vật trả lời thêm những nội dung mà độc giả sẽ tò mò.

Một ví dụ như: Bí quyết nào để chị quản lý thời gian hiệu quả trong lúc cảm nhận nhiều vai trò khác nhau?; Chị có thể gửi đến các bạn trẻ lời khuyên hữu ích nào về con đường mà chị đã trải qua? Những bài học cuộc sống mà chị có thể chia sẻ trẻ thế độc giả trẻ?

Trong bài phỏng vấn bạn cần sử dụng linh hoạt các câu hỏi hỏi để khuyến khích nhân vật trả lời nhiều hơn và và hấp dẫn hơn. Đặc biệt một trong lúc bạn đưa câu hỏi đóng bạn cần kèm theo một câu hỏi mở cho câu trả lời có hoặc không của nhân vật.

Bạn nên nhớ một bài phỏng vấn hay có chiều sâu là bài phỏng vấn mà nhân vật trả lời nhiều, đúng trọng tâm câu hỏi hỏi mà bạn muốn khai thác.

———–

Cách lên bộ câu hỏi phỏng vấn

Bạn có thể đăng ký khoá học HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN CHÂN DUNG NHÂN VẬT của mình TẠI ĐÂY để nhận các kiến thức chuyên sâu hơn về nội dung này nhé!

viết bài chân dung nhân vật

Quy trình hoàn thiện bài phỏng vấn chân dung nhân vật

Để có được cuộc trò chuyện (gặp mặt trực tiếp, qua voice/video meeting, email) diễn ra suôn sẻ, bạn khai thác hết những gì bạn cần thì sự chuẩn bị kỹ là điều bạn nên lưu tâm. Ngoài việc tìm hiểu thật rõ nhân vật trước khi gửi họ các câu hỏi sẽ giúp bạn có được kết nối tốt với nhân vật và họ sẽ cởi mở hơn vì nhận thấy bạn có tìm hiểu trước khi phỏng vấn.

Bill Browne, một biên tập viên chính của tờ Gazette đã kể lại thời gian đầu tiên ông làm phóng viên và đi đến phỏng vấn một tác giả sách nổi tiếng. Ông ấy vẫn chưa biết bà thực sự đã làm được những gì (bà một mình chèo thuyền đi vòng quanh thế giới). Rồi ông tiếp cận nhân vật với một câu hỏi chung chung: “Xin bà cho biết về hứng thú của bà đối với môn chèo thuyền?” và bà ấy nói: “Anh đúng là chẳng nghiên cứu gì cả, giờ chắc anh đang cố nghĩ ra điều gì đó thực tế hơn để hỏi tôi đây”.

Đó là bài học lớn mà ông ấy đã trải qua trong lần đầu tiên làm bài phỏng vấn của đời mình.

Mình tin rằng với sự chuẩn bị chu đáo, bạn sẽ có được ấn tượng ngay phút đầu tiên với nhân vật để rồi đến cuối buổi phỏng vấn, bạn sẽ thu về thật nhiều thông tin thú vị từ họ trước khi cho ra một bài viết hoàn hảo thu hút độc giả.

Để hoàn thiện một bài phỏng vấn bạn cần trải qua những quy trình sau đây

  1. Xác nhận nhận nhân vật nào cần phỏng vấn

Bạn cần lựa chọn nhân vật nào mình muốn kết nối, họ làm trong lĩnh vực gì, bạn muốn khai thác điều gì đặc biệt ở họ?

  1. Nghiên cứu các thông tin về nhân vật

Bạn có thể tìm hiểu các thông tin về nhân vật được công khai trên mạng xã hội hoặc các bài viết về nhân vật có trên báo chí ( nếu có). Đây là bước nhận định được nhân vật là người như thế nào để bạn tiếp cận dễ dàng hơn. Ngoài ra ra nếu đã xuất hiện trên báo chí bạn có thể lựa chọn các câu hỏi và vấn đề khai thác mà báo chí vẫn chưa đề cập đến.

  1. Liên hệ với nhân vật

Bạn có thể để tìm nhân vật trên trang Facebook, hoặc Linkedin, hoặc nhờ người quen kết nối.

Để nhân vật đồng ý dễ dàng bạn cần nêu rõ bạn là ai, đang làm ở đâu, mục đích mà bạn muốn phỏng vấn là gì, để nhân vật có sự tin tưởng mở lòng với bạn. Sẽ có trường hợp nhân vật từ chối phỏng vấn, trong trường hợp này hãy tôn trọng nhân vật và hẹn một dịp khác đủ duyên hơn.

  1. Lên bộ câu hỏi gửi nhân vật

Bạn cần soạn các câu hỏi để gửi cho nhân vật trước sau đó hỏi nhân vật muốn lựa chọn hình thức nào trả lời. Có thể gặp mặt trực tiếp, có thể thông qua gọi điện, hoặc có thể ghi âm, soạn nội dung gửi qua email. Bạn hãy ưu tiên để nhân vật chọn hình thức phù hợp nhất với họ!

  1. Biên tập câu hỏi và viết thành bài hoàn chỉnh

Dù lựa chọn hình thức đăng nguyên bài phỏng vấn có câu hỏi và câu trả lời thì bạn cũng nên biên tập lại câu hỏi cũng như câu trả lời từ nhân vật. Việc biên tập giúp bạn nhóm được các câu hỏi và câu trả lời nếu cùng chủ đề. Nhân vật đôi khi trả lời không trau chuốt lắm nên bạn cần biên tập lời của họ sao cho hay hơn nhưng vẫn đúng ý mà họ muốn nói.

Bạn cũng có thể sử dụng tư liệu phỏng vấn để viết thành một bài hoàn chỉnh với độ dài từ 1000 – 1200 chữ chia sẻ chân dung nhân vật theo văn phong của mình.

  1. Gửi cho nhân vật bài viết

Sau khi có bài viết hoàn thiện, bạn cần gửi cho nhân vật để xem họ cần chỉnh sửa gì hoặc các ý mình viết có đúng không. Việc này vừa giúp bạn xác minh lại nguồn tin lần nữa trước khi xuất bản, vừa tạo được thiện cảm và sự tôn trọng từ bạn dành cho nhân vật.

  1. Xuất bản bài viết

Và cuối cùng, sau khi hoàn thiện mọi khâu, bạn nhớ xin vài tấm hình đẹp của nhân vật hoặc tìm chúng trên facebook để cho vào bài viết thêm sinh động nhé.

5/5 - (3 bình chọn) Nhận bài viết qua EmailĐể không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào

Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.

EmailNameĐĂNG KÝ Tags: cách viết chân dung nhân vậthạnh nguyễn writerhướng dẫn viếtphỏng vấn nhân vậtviết chân dung nhân vật

Từ khóa » Các Dạng Câu Hỏi Phỏng Vấn Báo Chí