Sáu Kỹ Năng Trong Phỏng Vấn ( Bài 1) - Vũ Quang
Có thể bạn quan tâm
Như bạn biết, trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ rất thất vọng khi tiếp xúc với ai đó mà người đó không giao lưu bằng mắt với bạn. Nếu không nhìn vào mắt người đối thoại bạn làm sao đọc được suy nghĩ, trạng thái tình cảm của họ. Nếu lảng tránh ánh mắt bạn làm sao nhận thấy sự thay đổi cảm xúc, và mục tiêu của người đối thoại. Hãy dành cho họ một cái nhìn thân thiện, cởi mở và phóng khoáng.
Nhà báo Vũ Quang
Tuy nhiên hãy tự vệ trước những ánh mắt soi mói, rình rập bằng những ánh nhìn trung thực, thẳng thắn. Trên thực tế, nếu bạn thực sự cố nghe những gì đang được nói, bạn sẽ nhận ra rằng nó dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn nhìn thẳng vào vào người đối diện.
Mặc dù thực hiện giao tiếp qua ánh mắt một cách thường xuyên khi giao tiếp là quan trọng, nhưng bạn không cần nhìn chằm chằm liên tục vào mắt đối tượng giao tiếp. Bạn cần duy trì ánh mắt khi đối tượng của bạn đang nói và khi bạn đặt câu hỏi. Khi đang nói, thỉnh thoảng bạn cần dời ánh mắt khỏi đối tượng nhưng đừng nhìn ra những nơi không người. Cần nghĩ đến việc bạn ăn nói như thế nào và để cho ngôn ngữ cơ thể mình thực hiện nhiệm vụ của nó.
Khi tiếp xúc với các phóng viên ảnh hay phóng viên truyền hình, bạn đừng quan tâm đến các thiết bị đó, hãy hướng cái nhìn về người đối thoại, về nhà báo đang phỏng vấn chúng ta.
Kỹ năng sử dụng âm lượng thích hợp:
Giọng nói thế nào là thích hợp khi giao tiếp với báo chí ? Vâng có một nguyên tắc vàng trong phỏng vấn là âm lượng của người phỏng vấn và người trả lời phải tương đương. Đây là một vấn đề của kỹ thuật giao tiếp mà không được phép bỏ qua. Một âm lượng thích hợp sẽ làm bạn trở nên tự tin, hấp dẫn trong cuộc tiếp xúc.
Nếu bạn nói theo tiếng địa phương thì nên cố gắng luyện tập nói theo giọng chuẩn của người Hà Nội, đại diện cho vùng đồng bằng Bắc Bộ hoặc giọng Sài Gòn, đại diện cho đồng bằng Cửu Long. Đây là quan điểm chính thống của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Sẽ rất thiệt thòi khi bạn nói bằng tiếng địa phương khi giao tiếp và trả lời phỏng vấn.
Bạn chớ nói quá to trước ống kính máy quay phim, máy ảnh và trước các nhà báo. Một điều quan trọng hơn nữa trong giao tiếp và trả lời phỏng vấn là “bạn phải rất tin vào những điều mình nói”. Ngược lại bạn sẽ không thuyết phục được ai.
Kỹ năng đặt câu hỏi:
Trong cuộc sống, bạn sẽ rất thích thú khi nói chuyện với một người biết nêu vấn đề và biết đặt những câu hỏi thú vị. Vậy có công thức trong cách đặt câu hỏi không? Tôi tin có người nói không, có người bảo có. Vậy quan điểm của bạn thế nào? Câu trả lời là có, vậy công thức của nó là gì? Vâng công thức của nó chính là 5W và 1 H ( What, When, Where, Why, Who và How). Bạn hãy nhớ công thức này là công thức gắn liền với các nhà báo. Hơn thế nó là công thức trong giao tiếp xã hội cho mọi người, mọi giới. Khi bạn cảm thấy bí những câu hỏi bạn hãy nhớ đến công thức này và áp dụng thật nhanh nhạy, bạn sẽ không bao giờ bị lúng túng, mất bình tĩnh.
Ông hoàng phỏng vấn của Mỹ, Larry King đã đúc kết lại cuộc đời gần nửa thế kỷ dẫn và phỏng vấn các nhân vật nổi tiếng của thế giới trong các chương trình truyền hình rằng câu hỏi hay nhất mọi thời đại là: Why- tại sao, vì sao ?
Vậy tại sao các bạn không thường xuyên sử dụng “câu hỏi hay nhất mọi thời đại” trong cuộc sống, trong giao tiếp và trả lời phỏng vấn báo chí và truyền hình?
Đó là câu hỏi tại sao. Một câu hỏi thú vị không kém là câu hỏi how – như thế nào? Đây là câu hỏi hay xếp thứ hai sau câu hỏi why- tại sao.
Một điều vô cùng quan trọng là đừng bao giờ bạn đặt câu hỏi với hai ý. Đây là một lỗi tưởng đơn giản nhưng rất nhiều người mắc lỗi, kể cả những người đang là người dẫn chương trình, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ khá tên tuổi ở Việt Nam.
Trong một cuôc trò chuyện hay phỏng vấn nhà báo luôn nghĩ đến công chúng của mình. Họ luôn tìm kiếm điều gì là quan trọng nhất mà công chúng muốn biết.
Các dạng câu hỏi sau đây là những dạng câu hỏi nhà báo thường sử dụng khi phỏng vấn :
- Câu hỏi đóng: Đây là dạng câu hỏi nhà báo muốn chúng ta khẳng định thông tin , quan điểm về một sự kiện, vấn đề nào đó. Câu hỏi đóng chỉ cho chúng ta hai phương án trả lời là có hoặc không.
Ví dụ: Thưa ông thị trưởng, ông bị buộc tội nhận hối lộ liên quan đến công trình xây dựng nhà máy thực phẩm mới. Điều này có đúng không?
* Câu hỏi thông tin: Dạng câu hỏi này được sử dụng trong trường hợp nhà báo muốn có được thông tin ngắn gọn và chính xác. Nó cũng có thể là câu hỏi bổ trợ hoặc với mục đích chi tiết hóa đề tài.
Ví dụ: Có bao nhiêu người cần phải tái định cư ?
– 3 tỷ đô la là giá trị tài sản và 81.000 lao động của tập đoàn Sông Đà, con số này có ý nghĩa như thế nào, thưa Phó thủ tướng?
Trao đổi tại hiện trường
* Câu hỏi mở: Dạng câu hỏi này thường dài hơn, nó tạo cho người trả lời cơ hội đi sâu vào chi tiết, giải thích bối cảnh, nguyên nhân cũng như quan điểm cá nhân.
Ví dụ: Tại sao các ông lại dự định xây dựng nhà máy cán thép tại Hải Phòng?
– Thưa Phó thủ tướng, Tại sao chúng ta phải thành lập các tập đoàn kinh tế?
Câu hỏi đi sau một lời dẫn: Đây là dạng câu hỏi khi nhà báo nắm chính xác dẫn chứng mà họ nêu ra. Ngược lại nhà báo đã mạo hiểm biến cuộc phỏng vấn thành cuộc cãi vã.
Ví dụ: Phần lớn người dân ở Hải Phòng đều phản đối việc tái định cư. Tại sao các ông không tính đến việc xây dựng nhà máy cán thép ở một nơi khác?
- Câu hỏi mang tính đề xuất: Với câu hỏi này, ngầm ý một điều gì đó với hy vọng rằng đối tác sẽ tán thành hoặc phản đối một cách hết sức tự nhiên, sinh động.
Dạng câu hỏi này có thể buộc đối tác phải có lập trường rõ ràng và làm cho cuộc phỏng vấn có thêm kịch tính.
Tuy nhiên câu hỏi có tính đề xuất đôi khi có thể bị đối tác coi là sự khiêu khích. Điều này có thể làm hỏng bầu không khí của cuộc phỏng vấn, ảnh hưởng đến mức độ thông tin. Thâm chí đối tác có thể đặt câu hỏi ngược cho nhà báo.
Công chúng có cảm nhận rằng các câu hỏi của bạn không công bằng, thậm chí thiếu thiện chí, khiêu khích.
Ví dụ: Thưa ông thị trưởng, ông là người ủng hộ nhiệt tình cho nhà máy cán thép cũng như dự án tái định cư đi kèm theo nó. Vậy ông đã sẵn sàng chấp nhận việc rất nhiều người sẽ bị bị dỡ bỏ nhà cửa?
– Phó thủ tướng có e ngại, việc thành lập các tập đoàn kinh tế chỉ là phép tính cộng của tài sản và nguồn nhân lực?
– Bài toán cho việc xây dựng một thương hiệu mới cho tập đoàn Sông Đà trên cơ sở sáu thương hiệu của sáu tổng công ty Sông Đà, Licogi, Lilama, Coma, Dic, tổng công ty Sông Hồng sẽ được giải như thế nào?
- Câu hỏi kiểu diễn giải: Đây là dạng câu hỏi nếu như đối tác phỏng vấn không trả lời rõ ràng hoặc thậm chí cố gắng né tránh đưa ra phát ngôn rõ ràng. Câu hỏi diễn giải hợp lý sẽ khiến cho đối tác phải có lập trường rõ ràng và làm cho câu trả lời ban đầu của mình trở nên dễ hiểu với công chúng.
Ví dụ: Như vậy, điều đó có nghĩa là nhà máy cán thép không thể xây dựng ở khu vực khác của thành phố?
– Việc điều hành các tập đoàn kinh tế chưa từng có trong lịch sử đất nước sẽ được thực hiện như thế nào?
*Câu hỏi gián tiếp: Trong câu hỏi gián tiếp, nhà báo lấy phát ngôn của bên thứ ba làm câu hỏi đặt ra cho đối tác phỏng vấn. Thông thường, phát ngôn này sẽ đối lập với những gì mà đối tác phỏng vấn của nhà báo nghĩ và nói.
Làm như vậy, bạn có thể dấu đi những nhận xét, phê phán mà ai đó đã phát biểu. Phương pháp này giúp cho bạn trao đổi trực diện mà không gây ảnh hưởng xấu đến không khí của buổi phỏng vấn.
Ví dụ: Các nhóm hoạt động môi trường nói rằng nhà máy cán thép sẽ gây ra ô nhiễm không khí trầm trọng ở thành phố cảng Hải Phòng. Ông trả lời như thế nào đối với nhận định này?
( Còn tiếp)
Vũ Quang- VTV
Từ khóa » Các Dạng Câu Hỏi Phỏng Vấn Báo Chí
-
Kỹ Năng Phỏng Vấn Báo Chí (phần 2)
-
Cách đặt Câu Hỏi Phỏng Vấn Báo Chí - 123doc
-
[PDF] Câu Hỏi Trong Chiến Lược Phỏng Vấn Báo Chí
-
Một Số Kiểu Phỏng Vấn Thường Gặp Trong Báo Chí
-
15. Kỹ Thuật Phỏng Vấn - 24h Dans Une Rédaction
-
Phỏng Vấn Là Gì? Các Dạng Phỏng Vấn
-
Hướng Dẫn Viết Bài Phỏng Vấn Chân Dung Nhân Vật
-
PHỎNG VẤN BÁO CHÍ | Nghiepvubaochi
-
Gợi ý Cách đặt Câu Hỏi Trong Phỏng Vấn Báo Chí Hay Và Sáng Tạo Nhất
-
10 Kỹ Năng Của Nhà Báo để Có Cuộc Phỏng Vấn Thành Công - Infonet
-
[PDF] THỂ LOẠI PHỎNG VẤN TRÊN BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY
-
Phỏng Vấn Là Một Cuộc đấu Trí đặc Biệt
-
Phỏng Vấn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phỏng Vấn Trên Báo Chí: Những Lỗi Dễ Gặp Và Khó Chữa - CAND