Hướng Dẫn Viết Và Chấm Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Tư liệu khác
Hướng dẫn viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.65 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN VIẾT VÀ CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI.SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (SKKN) Sáng kiến: Ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn. Kinh nghiệm: Điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải. Sáng kiến kinh nghiệm: Là những điều hiểu biết mới, những ý kiến mới có được dotừng trải, do tiếp xúc với tài liệu và với thực tế , làm cho công việc được tiến hành tốt hơn. Trong thực tiễn công tác quản lí giáo dục, chỉ đạo và giảng dạy, mỗi nhà giáo và cán bộquản lí giáo dục đều có những suy nghĩ và việc làm mới, sáng tạo. Những suy nghĩ và việclàm sáng tạo đó được áp dụng nhiều lần trong thực tế có kết quả tốt; có tác động tích cực làmnâng cao và chuyển biến đến chất lượng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lí, giáo dục vàgiảng dạy, hoặc trong quá trình thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của cấp trên giao đã có nhiềubiện pháp cải tiến, sáng tạo mang lại thành công và nhiều hiệu quả tốt. Những việc làm đóđược xem là sáng kiến kinh nghiệm.II. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁC ĐỀ TÀI SKKN- SKKN về công tác quản lí, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường;- SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cánbộ, giáo viên ở đơn vị;- SKKN trong thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùngdạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thựchành, thực tập;- SKKN trong việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình vàSGK mới;- SKKN trong tổ chức học 02 buổi / ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường;- SKKN về nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lí các hoạt động tập thể trong vàngoài giờ lên lớp;- SKKN về cải tiến về nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương phápkiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêucầu xã hội;- SKKN trong công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp;- SKKN trong việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là lĩnh vực công nghệ thôngtin nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xâydựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử nhất là phương pháp sử dụng hiệu quả các đồdùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy;III.MỘT SỐ GỢI Ý VỀ VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Hình thức viết SKKNCăn cứ vào đặc điểm của từng cấp học, ngành học; căn cứ vào thực tế chỉ đạo việc xét chọn,đánh giá, công nhận SKKN của những năm qua, Sở GD& ĐT gợi ý một số cách viết chủ yếunhư sau:a. Viết dưới hình thức tổng kết kinh nghiệm:Lối viết này mang tính tổng hợp, khái quát, đòi hỏi người viết phải dùng lý luận về giáo dụchọc, tâm lý học để phân tích, đánh giá thực tế giáo dục. Cách viết này thường áp dụng trongviệc tổng kết đánh giá kinh nghiệm một cách toàn diện đối với một đơn vị hoặc một vấn đềlớn.b. Viết theo lối báo cáo thực tế:Cách viết này kinh nghiệm rút ra từ những thực tế việc làm cụ thể . Ở phần cuối của báo cáocó nêu ra khái quát những bài học kinh nghiệm; hình thức này áp dụng trong trường hợp báocáo, trình bày ở hội nghị sơ, tổng kết hoặc chuyên đề.c. Viết theo lối tường thuật:Theo cách này, người viết nêu lên những SKKN trong chỉ, quản lý, giáo dục và giảng dạyhoặc nhiệm vụ công tác khác của mình, thông qua những hoạt động cụ thể. Những hoạt độngđược chọn thật phải điển hình, tiêu biểu, phục vụ cho nội dung đề tài đã đựpc xác định. Điềuchủ yếu là thông qua những hoạt động này, người viết phải nêu lên được cụ thể, hợp lý cáchlàm mới, có tính sáng tạo, sáng kiến cải tiến, để giải quyết một thực tế chỉ đạo, quảnlý, giáodục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác của mình có kết quả tốt; cần nêu quá trình các hoạtđộng này theo diễn biến thời gian của giai đoạn trước và sau khi tác động các biện pháp chỉđạo, quản lí giáo dục, giảng dạy. Đây là cách viết phổ biến đối với cá nhân.2. Xác định đề tàiĐề tài giúp người viết xác định rõ phạm vi, định hướng để tập trung mọi suy nghĩ của mìnhvào một vấn đề.Đề tài có thể đề cập đến tất cả các vấn đề trong những nội dung hoạt động của đơn vị về quảnlý, chỉ đạo, về giảng dạy, giáo dục, về các hoạt động khác nhưng cần chọn một vấn đề, mộtkhía cạnh sâu sắc nhất để viết, không nên viết cả một vấn đề lớn quá rộng. Phạm vi của đề tàihẹp thì vấn đề viết thường sâu sắc hơn.3. Bố cục nội dung của một bản SKKN Để thuận lợi cho người viết SKKN, Phòng GD&ĐT yêu cầu bố cục, nội dung của mộtbản SKKN như sau: Phần 1: Đặt vấn đề (hoặc mở đầu hoặc tổng quan, hoặc một số vấn đề chung ). Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn đề tài để xem xét: - Lý do về mặt lí luận. - Lý do về mặt thực tiễn. - Lý do về tính cấp thiết, hoặc cần thiết. - Xác định mục đích nghiên cứu. - Bản chất cần được làm rõ của sự việc. - Đối tượng nghiên cứu. - Chọn phương pháp nghiên cứu nào? - Giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát (ở lớp, khối lớp, trường, huyện ) - Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu v.v (thời gian nghiên cứu trong bao lâu? khi nàobắt đầu? khi nào kết thúc?)(Phần này chỉ nên viết không quá 02 trang. Viết thành đoạn luận đủ các ý nêu trên mà khôngphải gạch đầu dòng trả lời các gợi ý đó). Phần 2: Nội dung. Phần này thường trình bày 03 vấn đề lớn (có thể gọi là các chương: chương 1, chương2, chương 3 vv ): 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 2. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. 3. Mô tả các giải pháp mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho chất lượng,hiệu quả công việc cao hơn. Các kết quả cụ thể chứng minh chất lượng, hiệu quả công việc cao hơn trước (bảngtổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh, ). Phần 3: Kết luận và kiến nghị Phần này cần nêu: 1. Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ SKKN. 2. Ý nghĩa quan trọng nhất. 3. Các kiến nghị quan trọng nhất được đề xuất, rút ra từ SKKN.(Phần 3 chỉ nên viết không quá 02 trang)4. Về hình thứcTất cả được đóng thành tập. Nói chung không quá dày (tối đa 20 trang ruột). Văn bản cầnđánh máy vi tính, được in 01 mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 (210x297), font Unicode,kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên (top) 3cm (=1,2’’), lề dưới (bottom)2cm (=0,8’’), lề trái (left) 3,5cm (=1,4’’), lề phải (right) 2cm (=0,8’’), dãn dòng đặt ở chếđộ 1,5 lines. Số trang được đánh góc dưới phía bên phải trang.Bìa chính phải ghi các mục: tên SKKN, họ và tên người viết SKKN, giới tính, dân tộc, ngàythánh năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác.Tên phần, chương (nếu có) cách dòng 1,5.Tên chương (nếu có) bắt buộc ở đầu trang.Tên tiểu mục (nếu có) không ở cuối trang.Tên chương, mục (nếu có) không được viết tắt.Trình bày hệ thống, khái quát, cụ thể, hấp dẫn, diễn đạt truyền cảm, văn phong khoa học(thường được sử dụng ở thể bị động), độ dài thích hợp, hợp lý, cân đối từng nội dung. Trìnhbày khách quan kết quả nghiên cứu, không gò ép, kết quả khảo sát phải chính xác với thực tế.Ghi chú: Nếu người viết không trình bày SKKN theo hình thức đã hướng dẫn trên thì Hộiđồng khoa học sẽ không nhận và xét duyệt SKKN đó.IV. CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XÉT CHỌN SKKN Mỗi cấp quản lí giáo dục, đơn vị, trường học đều phải thành lập Hội đồng khoa học củacấp mình do thủ trưởng đơn vị quyết định. Tất cả các SKKN đều phải được Hội đồng khoahọc cấp trường, cấp cơ sở đành giá xếp loại. Khi đánh giá, xét chọn và xếp loại một bản SKKN cần căn cứ vào tiêu chuẩn xếp loại,đối chiếu với yêu cầu, nội dung của một bản SKKN đã được quy định trên. Căn cứ vào tácdụng của SKKN đối với thực tế công tác chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy. Từ cách đặt vấn đề trên, việc xét chọn, xếp loại SKKN cần được đánh giá trên các mặtsau:1. Về nội dung:a. Một bản SKKN cần đảm bảo có đủ 03 phần cơ bản đã nêu trên, trong đó đánh giá cao phầnthứ hai (phần biện pháp).b. Nội dung của bản SKKN phải đảm bảo 04 tính chất chủ yếu là: tính khoa học, tính sángtạo, tính hiệu quả, tính phổ biến.- Tính khoa học: Đây là yêu cầu cơ bản của một bản SKKN. Tính khoa học của mỗi bảnSKKN thể hiện ở các biện pháp giải quyết, các biện pháp đó phải:+ Phù hợp với đường lối, chủ trương giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước.+ Phù hợp với yêu cầu, nội dung giáo dục theo từng cấp học; từng đơn vị.+ Phù hợp với nguyên tắc và phương châm giáo dục.+ Phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh.- Tính sáng tạo: Đây cũng là yếu tố cơ bản của một SKKN. Do đó, khi đánh giá cần hết sứctrân trọng những biện pháp sáng tạo dù là nhỏ, vì qua đó người viết SKKN đã biết vận dụngmột cách linh hoạt, sáng tạo sáng kiến của mình vào nhiệm vụ hoạt động của mình phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh giáo dục ở địa phương mà vẫn đảm bảo được yêu cầu khoa học củaquá trình thực hiện nhiệm vụ.2. Về hình thức:Đảm bảo các yêu cầu về hình thức đã nêu ở phần trên.3. Về cách đánh giá và xếp loại:a. Cách đánh giá:- Thang điểm: 20 điểm, lẻ đến 0,5 điểm.- Tiêu chí đánh giá:+ Tính mới trong khoa học sư phạm (sáng tạo): 5 điểm.+ Tính chính xác của các kết quả quan sát hoặc thí nghiệm: 5 điểm.+ Tính hiệu quả: 5 điểm.+ Tính phổ biến (phạm vi ứng dụng): 5 điểm.Tổng cộng: 20 điểm.b. Mức đánh giá:- Loại tốt: Từ 17 điểm đến 20 điểm.- Loại khá: Từ 14 điểm đến 16,5 điểm.- Loại đạt yêu cầu: Từ 10 điểm đến 13,5 điểm.- Loại không đạt yêu cầu: Dưới 10 điểm. (Trường hợp không đạt yêu cầu có thể đề nghịviết lại theo ý kiến góp ý của Hội đồng).- Hội đồng sẽ căn cứ vào đánh giá của từng thành viên và quyết định xếp loại sau khi thốngnhất chung của Hội đồng khoa học theo số điểm nêu trên.

Tài liệu liên quan

  • Phieu cham sang kien kinh nghiem Phieu cham sang kien kinh nghiem
    • 1
    • 2
    • 5
  • Hướng dẫn viết và chấm chọn  SKKN năm học 2010-2011 của PGD & ĐT Chợ Mới Hướng dẫn viết và chấm chọn SKKN năm học 2010-2011 của PGD & ĐT Chợ Mới
    • 5
    • 700
    • 0
  • HD VIẾT CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc HD VIẾT CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc
    • 4
    • 2
    • 5
  • CV số 2698/GD&ĐT-CNTT v/v Hướng dẫn viết và áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm CV số 2698/GD&ĐT-CNTT v/v Hướng dẫn viết và áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
    • 9
    • 1
    • 2
  • Tài liệu Hướng dẫn Viết và chấm SKKN Tài liệu Hướng dẫn Viết và chấm SKKN
    • 1
    • 564
    • 0
  • Bài giảng HƯỚNG DẪN VIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM Bài giảng HƯỚNG DẪN VIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
    • 10
    • 1
    • 2
  • CÁCH VIẾT BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH VIẾT BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
    • 2
    • 15
    • 41
  • Tài liệu Hớng dẫn viết đề tài sáng kến kinh nghiệm doc Tài liệu Hớng dẫn viết đề tài sáng kến kinh nghiệm doc
    • 7
    • 598
    • 2
  • Hướng dẫn làm đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm Hướng dẫn làm đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm
    • 7
    • 2
    • 13
  • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM _ Hướng dẫn học sinh học tập về Phương trình Hóa học và tính theo Phương trình Hóa học SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM _ Hướng dẫn học sinh học tập về Phương trình Hóa học và tính theo Phương trình Hóa học
    • 25
    • 870
    • 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(23.1 KB - 4 trang) - Hướng dẫn viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Nhận Xét Skkn