Mẫu Biên Bản Chấm Và Xét Duyệt Sáng Kiến Kinh Nghiệm Mới Nhất

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu biên bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm:
  • 3 3. Hướng dẫn làm bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm:
  • 4 4. Sáng kiến kinh nghiệm như thế nào là chuẩn?
  • 5 5. Một số lưu ý về sáng kiến kinh nghiệm:
  • 6 6. Giải quyết vấn đề trong viết sáng kiến kinh nghiệm:

1. Mẫu biên bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Mẫu biên bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm là mẫu giấy tờ với các nội dung ghi chép lại quá trình và kết quả chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm.

Mẫu biên bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm là mẫu giấy tờ để ghi chép lại chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cho cá nhân có sáng kiến kinh nghiệm

2. Mẫu biên bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tác giả :

Đơn vị :

Tên SKKN :

Môn (hoặc Lĩnh vực):

TT Nội dung Điểm Nhận xét
I Điểm hình thức (2 đim)
I.1 Trình bày đúng qui định (Văn bản SKKN được in (font unicode, cỡ chữ 14, dãn dòng 1.2, đóng quyển (đóng bìa, dán gáy,…) (1 điểm).
I.2 Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị) (1 điểm).
II Điểm nội dung (18 điểm)
II.1 Đặt vấn đề (2 điểm)

Nêu lý do chọn vấn đề mang tính cấp thiết (1 điểm);

Nói rõ thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu (0,5 điểm);

Có số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp (0,5 điểm).

II.2 Giải quyết vấn đề (14 điểm)

Nêu tên SKKN, tên các giải pháp phù hợp với nội hàm (1 điểm);

Nói rõ tác dụng của từng giải pháp (0.5 điểm);

Cách làm của mỗi giải pháp thể hiện tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả (3 điểm).

Phù hợp với thực tiễn của đơn vị và đối tượng nghiên cứu, áp dụng (1 điểm);

Nêu ví dụ tường minh áp dụng cho từng giải pháp cụ thể (3 điểm);

Có thể áp dụng được ở nhiều đơn vị (0,5 điểm);

Nội dung đảm bảo tính khoa học, chính xác ( 2 điểm);

Có các minh chứng cụ thể: phiếu điều tra chất lượng trước và sau khi thực hiện các giải pháp ứng dụng (1 điểm), biên bản thẩm định của tổ chuyên môn liên quan đến SKKN (1 điểm);

Khái quát hóa các giải pháp đã nêu (1 điểm).

II.3 Kết luận và khuyến nghị (2 điểm)

Có số liệu khảo sát sau khi thực hiện giải pháp (0,5 điểm);

Có bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các giải pháp của SKKN (0,5 điểm);

Khẳng định được hiệu quả mà mỗi SKKN mang lại (0,5 điểm);

Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN (0,5 điểm).

TỔNG ĐIỂM

Đánh giá của Ban chấm (Ghi tóm tắt những đánh giá chính):

Xếp loại :……..

(Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm

Xếp loại B : Từ 14 đến <17 điểm

Xếp loại C : Từ 10 đến <14 điểm

Không xếp loại: < 10 điểm)

Người chấm 1

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chấm 2

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm 201..

Trưởng Ban chấm

3. Hướng dẫn làm bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm:

– Ghi các nội dung cơ bản:

+ Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp;

+ Thành phần tham gia

+ Nội dung cuộc họp

+ Kết luận cuộc họp.

– cần ghi chính xác các thông tin

– không tẩy xóa biên bản tránh sai lệch thông tin trong biên bản.

4. Sáng kiến kinh nghiệm như thế nào là chuẩn?

– Tính mới và sáng tạo: Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm thể hiện ở nội dung phải là độc nhất, có nghĩa là chưa từng được công khai dưới mọi hình thức, không trùng lặp nội dung với những sáng kiến kinh nghiệm trước đó mà không có sự cải tiến, đổi mới. Tính sáng tạo khoa học được thể hiện ở cả nội dung và hình thức trình bày. Tác giả cần đảm bảo bài báo cáo của mình phải thể hiện được cơ sở lý luận, cơ sở thực tế, cơ sở dữ liệu, phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo… Để làm nổi bật được hiệu quả và tác dụng của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

– Tính thực tiễn và khả năng áp dụng, nhân rộng: Tác giả phải đưa ra những dẫn chứng, những số liệu thực tiễn về kết quả, hiệu quả so sánh giữa cách làm mới và cách làm cũ. Đồng thời phân tích triển vọng về khả năng áp dụng và nhân rộng: Dễ chế tạo, dễ áp dụng, dễ phổ biến, có thể ứng dụng đại trà trong đơn vị, trong toàn ngành giáo dục… đạt kết quả cao.

– Tính hiệu quả:  nếu được áp dụng, sáng kiến kinh nghiệm sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất về công sức và thời gian trong công tác dạy học, quản lý, hiệu quả trong việc tiếp nhận tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ năng của học sinh… Lưu ý: Hãy sử dụng bằng chứng, số liệu hiệu quả từ thực tế thực hiện của tác giả để nâng cao tính thuyết phục cho đề tài.

5. Một số lưu ý về sáng kiến kinh nghiệm:

– Ý tưởng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm rất đa dạng, phong phú. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân và thực tiễn công tác, giáo viên có thể lựa chọn đề tài theo lĩnh vực. Chẳng hạn như: Kinh nghiệm trong giảng dạy; Kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục học sinh; Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn trong công tác Đoàn, Đội; Kinh nghiệm bồi dưỡng, phụ đạo học sinh; Kinh nghiệm tổ chức hoạt động cụ thể nào đó…

– Công thức đặt tên đề tài: Việc xác định chính xác tên đề tài có tác dụng giúp người viết đi đúng hướng, tập trung nghiên cứu đúng trọng tâm của vấn đề. Tên đề tài chính là một vấn đề, một mâu thuẫn đến từ thực tiễn công tác mà tác giả sẽ đưa ra định hướng giải quyết, làm sáng tỏ. Ngoài ra, tên đề tài cũng cần khái quát được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài.

– Cách tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm: Để có một bài sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo, bạn nên tuân thủ đúng trình tự 4 bước: Bước đầu tiên, viết đề cương sẽ giúp bạn định hướng được nhưng công việc mà bạn sẽ phải làm, những nguồn tài liệu cần thu thập… đề cương càng chi tiết, công việc sau này của bạn càng thuận lợi và dễ dàng bấy nhiêu. Bước 2: Tìm kiếm, tổng hợp thông tin. Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, thu thập các số liệu để dẫn chứng và lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng loại. Bước 3: Viết bản thảo sáng kiến kinh nghiệm theo khung xương đã chuẩn bị trong phần đề cương và các nguồn thông tin và dựa vào thông tin đã thu thập, tìm hiểu ở bước 2. Bước 4: Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm, in thành tập.

6. Giải quyết vấn đề trong viết sáng kiến kinh nghiệm:

Trong sáng kiến kinh nghiệm, giải quyết vấn đề chính là nội dung trọng tâm nhất. Để khai triển nội dung được chi tiết và có chiều sâu nhất định. Thông thường, giải quyết vấn đề sẽ được chia thành 4 mục chính gồm:

– Những vấn đề lý luận chung: Mục đích chính của cơ sở lý luận là giúp tác giả định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những biện pháp, giải pháp tối ưu nhất cho những khó khăn, mâu thuẫn đã được đề cập ở mục đặt vấn đề bằng việc tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn.

– Thực trạng của vấn đề:  Thực trạng chính là tình hình của vấn đề, đề tài nghiên cứu trước khi có sự tham gia của giải pháp, sáng kiến mới. Tác giả cần chỉ ra những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải từ vấn đề, nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

– Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:  Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể  đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó.

– Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Thông thường, người viết sẽ sử dụng bảng biểu để tổng hợp kết quả, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trên thực tế. Trong phần này cần thể hiện được:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được ứng dụng ở đâu (lớp nào? khối nào? trường nào?) và đối tượng cụ thể là ai? Đối chiếu so sánh hiệu quả giữa cách làm cũ và phương pháp mới => Kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

– Cuối cùng là mục kết luận.

Bài viết trên đây, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cần thiết về Mẫu biên bản chấm và xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm và hướng dẫn cách làm biên bản chi tiết, ngoài ra chúng tôi cung cấp thêm thông tin liên quan về sáng kiến kinh nghiệm Căn cứ vào các thông tin đã cung cấp như trên, bạn đọc hoàn toàn có thể đưa ra được những sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả cao nhất, chính xác nhất.

Từ khóa » Cách Nhận Xét Skkn