Huyết áp Tâm Thu Và Huyết áp Tâm Trương Là Gì? Cách Phân Biệt?

Nhiều người thường hay bảo nhau về huyết áp, bệnh huyết áp, nhưng trong huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thì lại không phân biệt được hai chỉ số này nằm ở đâu mặc dù đã mua máy đo huyết áp điện tử tại nhà.

Những khái niệm về huyết áp có rất nhiều thuật ngữ mà chúng ra thường xuyên không hiểu hết được. Cho nên, để dễ dàng hơn, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu xem huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì – hai chỉ số hình thành nên huyết áp ở cơ thể con người, và cách phân biệt giữa hai chỉ số này.

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương hiển thị trên máy đo huyết áp

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương hiển thị trên máy đo huyết áp

Tại sao phải hiểu biết về các chỉ số huyết áp?

Việc hiểu được những con số này thì thật ra không dễ chút nào vì chúng chứa những từ ngữ chuyên môn như “tâm thu”, “tâm trương”, “mi-li-mét thủy ngân” (mmHg). Tuy phức tạp, nhưng bạn vẫn phải hiểu chúng để có thể kiểm soát được huyết áp của mình, điều quan trọng là bạn phải biết ở mức nào được xem là bình thường, cũng như khi nào thì huyết áp bạn được xem là quá cao. Nếu bạn hiểu được những khái niệm đó thì bạn sẽ có thể tự đọc được kết quả xét nghiệm huyết áp của mình.

Tin liên quan

  • Bệnh huyết áp cao và tất cả những điều bạn cần biết
  • Trị huyết áp cao – thế nào mới là đúng cách?
  • Hoa hoè – Thảo dược quý trong điều trị huyết áp cao

Định nghĩa về huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương

  • Huyết áp

Trong y học, huyết áp được định nghĩa như sau: Huyết áp là máu từ tim chảy đến tất cả các bộ phận của cơ thể qua các động mạch và tĩnh mạch. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất (hay chỉ số trên) là huyết áp tâm thu, chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương.

  • Huyết áp tâm trương

Là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim giãn ra.

Đây là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra và con số này thường ít được chú ý đến, do chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch mà yếu tố này thì khó có thể thay đổi được.

  • Huyết áp tâm thu

Là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Con số này luôn được quan tâm hơn cả, vì thể hiện được khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan. Cụ thể, trong mỗi nhịp tim đập, một lượng máu được đẩy từ tim đi đến các cơ quan trong cơ thể, áp lực của lượng máu đó đặt trên thành động mạch gọi là huyết áp tâm thu.

Con số này biểu hiện phụ thuộc vào sức co bóp của tim và thể tích máu mỗi nhịp bóp. Nếu tim co bóp càng mạnh hoặc lượng máu đẩy đi càng nhiều thì chỉ số này sẽ càng cao và ngược lại.

Cách phân biệt giữa hai chỉ số huyết áp
Cách phân biệt giữa hai chỉ số huyết áp

Sự chênh lệch của hai chỉ số đo huyết áp nói lên điều gì? 

  • Huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương?

Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp tâm thu >140 mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày.

Chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn = 135/85 mmHg: nghĩa là huyết áp tâm thu (sys) = 135 mmHg, huyết áp tâm trương (dia) = 85 mmHg, tức là nguy cơ huyết áp cao, khi đó bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị (lưu ý là nên cẩn thận đo huyết áp 03 lần, mỗi lần cách nhau 01 tuần, nếu vẫn ở mức > 135/85 thì đi bệnh viện). Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị huyết áp cao và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), và theo dõi trong thời gian dài.

Hãy lưu ý rằng trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Ví dụ: Huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).

Bài nên xem
  • Mách bạn 05 bài thuốc chữa huyết áp cao hiệu quả từ cây nhà lá vườnMách bạn 05 bài thuốc chữa huyết áp cao hiệu quả từ cây nhà lá vườn
  • Giảo cổ lam – Thảo dược quý chữa bệnh huyết áp caoGiảo cổ lam – Thảo dược quý chữa bệnh huyết áp cao
  • Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương? 

Là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn ≤ 90 mmHg. Ví dụ: Bình thường huyết áp tâm thu của bạn là 140mmHg, hôm nay bạn đo nó còn ≤ 100mmHg thì khi đó gọi là tình trạng hạ huyết áp. Bạn cần nhập viện và cấp cứu ngay lập tức. Bên cạnh đó là biểu hiện khác bạn cần nắm được như hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, hay buồn ngủ và lười lao động là những dấu hiệu phổ biến nhất về hạ huyết áp.

Nhiều người chỉ nghĩ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm và chủ quan khi mình bị huyết áp thấp mà không hề biết rằng huyết áp thấp cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Kiểm tra thường xuyên về chỉ số để tránh rủi ro bệnh tật
Kiểm tra thường xuyên về chỉ số để tránh rủi ro bệnh tật

Qua một số thông tin trên đã cho thấy, việc phân biệt hai chỉ số biểu hiện cho huyết áp tương đối dễ dàng. Chúng ta có thể gọi huyết áp tâm thu là chỉ số trên, huyết áp tâm trương là chỉ số dưới để có thể dễ nhớ hơn. Ngoài ra, khi chúng ta đã hiểu biết hơn về các chỉ số huyết áp, cần lưu ý về chỉ số này với sức khỏe bản thân, nâng cao tinh thần cảnh giác với bệnh tật để không phải chịu đựng bất kì một loại bệnh về huyết áp nào nhé.

>> Xem thêm:Huyết áp là gì? Tại sao phải kiểm tra huyết áp định kì?

Từ khóa » Phản Biết Huyết áp Tâm Thu Và Tâm Trương