Thế Nào Là Huyết áp Kẹt? - Medinet
Có thể bạn quan tâm
MEDINET
Cổng liên kết
Xem trên giao diện máy tính
Chuyên mục
Khối chức năng
- HỎI ĐÁP
- TRA CỨU
- THƯ VIỆN ẢNH
- BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
Tin tức sự kiệnBản tin truyền thông
Cập nhật: 9:32, 9/10/2020 Lượt đọc: 68211
Thế nào là huyết áp kẹt?Trong tất cả các bệnh lý về huyết áp thì vấn đề gặp phải và quan tâm nhiều nhất là các vấn đề xoay quanh bệnh tăng huyết áp và huyết áp thấp mà ít khi chú tâm đến huyết áp kẹt.
1. Huyết áp kẹt là gì?
Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành mạch được biểu hiện bởi hai thông số: Số tối đa phản ánh sức co bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch.
Huyết áp kẹt hay còn gọi là huyết áp kẹp, là hiện tượng khi hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg. Khi hiệu số này nhỏ hơn hoặc bằng 25mmHg cũng được xếp vào huyết áp kẹt.
Huyết áp kẹt xảy ra khi huyết áp tâm thu giảm hoặc huyết áp tâm trương tăng.
Ví dụ:
Người bình thường chỉ số huyết áp là 130/ 80mmHg nhưng do một vấn đề bệnh lý nào đó, huyết áp tâm thu giảm từ 130 mmHg xuống còn 100mmHg. Khi đó hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 100 - 80 = 20 (mmHg). Lúc này xảy ra hiện tượng huyết áp kẹt.
Hoặc, cũng ở trường hợp này, huyết áp tâm thu giữ nguyên, huyết áp tâm trương tăng từ 80mmHg lên 110mmHg, hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lúc này là 130-110=20 (mmHg). Trường hợp này cũng xảy ra hiện tượng huyết áp kẹt.
2. Những kiến thức cơ bản về huyết áp kẹt mà bạn cần biết
2.1. Nguyên nhân và dấu hiệu của huyết áp kẹt
Nguyên nhân gây nên huyết áp kẹt:
- Do bị mất máu nội mạch: Thường gặp trong các trường hợp biến chứng của suy tim hay sốt xuất huyết làm dịch thoát ra khỏi lòng mạch hoặc do bị chấn thương.
- Do các bệnh lý về van tim mà chủ yếu là do hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá. Trong bệnh cảnh hẹp van động mạch chủ, huyết áp tâm thu sẽ giảm do bị giảm lượng máu tống ra khỏi thất trái. Ngược lại, trong hẹp van hai lá, huyết áp tâm trương lại bị tăng lên do máu bị ứ lại ở thì tâm trương. Các hiện tượng này xảy ra đều gây nên tình trạng huyết áp kẹp.
- Do các bệnh lý khác ở tim như suy tim, cổ trướng, tràn dịch ngoài màng tim gây chèn ép tim...
Huyết áp kẹt làm giảm hiệu lực bơm máu của tim gây nên tình trạng giảm tuần hoàn hoặc tuần hoàn bị ứ trệ. Biểu hiện:
- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng.
- Tức ngực khó thở, hơi thở ngắn, có thể hụt hơi.
- Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém và đôi khi có cảm giác ớn lạnh.
- Huyết áp kẹp nếu kéo dài dễ dẫn đến suy tim do tạo ra lực cản ngoại vi lớn làm phì đại thất trái.
2.2. Cách xử trí khi bị huyết áp kẹt và cách phòng ngừa huyết áp kẹt
Cách xử trí khi bị huyết áp kẹt:
- Nằm nghỉ ngơi thư giãn.
- Cố gắng hít thở sâu và đều.
- Ngừng các hoạt động công việc gắng sức để đảm bảo cho hoạt động của tim được điều hòa và ổn định.
- Liên hệ ngay bác sĩ có chuyên môn để được chỉ định dùng thuốc ổn định huyết áp kịp thời.
Cách phòng ngừa huyết áp kẹt:
- Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
- Theo dõi và kiểm soát huyết áp thường xuyên.
- Tuân trị điều thủ các bệnh lý nói chung và bệnh lý về tim mạch nói riêng.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
- Đến cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thăm khám ngay nếu như có biểu hiện bất thường.
Huyết áp kẹt hay huyết áp kẹp cũng là một vấn đề vô cùng nan giải trong y học. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà quan trọng là nó còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Không nên chủ quan và hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi cảm thấy sức khỏe của mình đang có vấn đề để được tư vấn điều trị và xử lý kịp thời.
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP - TPHCMTIN KHÁC
- 19 loại vắc xin phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiêm 23/10/2024
- 23 loại vắc xin quan trọng cho phụ nữ mang thai 22/10/2024
- 3Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 2) 7/10/2024
- 4Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 1) 4/10/2024
- 5[BĂNG RÔN] Chương trình khám sức khỏe cho người cao tuổi năm 2024 2/10/2024
- 6[Infographic] Những điều cần biết về bệnh do não mô cầu 26/9/2024
- 7Quy trình xử lý ca mắc/nghi mắc bệnh sởi tại trường học 10/9/2024
- 8Hỏi – Đáp về bệnh Sởi 29/8/2024
- 9Tờ rơi “Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi” 28/8/2024
- 10Thư ngỏ về việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi 12/8/2024
- 11Hỏi đáp về bệnh bạch hầu 13/7/2024
- 12Quy chuẩn phòng vắt, trữ sữa mẹ cơ bản tại nơi làm việc 10/7/2024
- 13LỢI ÍCH KHI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ 1/7/2024
- 14Vệ sinh tay cho trẻ: Hành động nhỏ - hiệu quả lớn 17/6/2024
- 15Bích chương về Phòng ngừa bệnh sởi 17/6/2024
Số điện thoại: 028 3930 9912 - Email: syt@tphcm.gov.vn
Từ khóa » Phản Biết Huyết áp Tâm Thu Và Tâm Trương
-
Huyết áp Tâm Thu Và Huyết áp Tâm Trương | Vinmec
-
Huyết áp Tâm Trương Là Gì? Chỉ Số Thế Nào Là Bình Thường, Thấp, Cao?
-
Huyết áp Tâm Thu, Huyết áp Tâm Trương Và Những điều Bạn Chưa Biết?
-
Chênh Lệch Huyết áp Tâm Thu Và Tâm Trương Khi Nào đáng Lo Ngại?
-
Tình Trạng Huyết áp Tâm Trương Thấp Có đáng Lo Ngại Không?
-
Huyết áp Tâm Trương, Tâm Thu Là Gì? - MedJin
-
Huyết áp Tâm Thu So Với Huyết áp Tâm Trương Có Gì Khác Biệt?
-
Huyết áp Tâm Thu Là Gì? Chỉ Số Bao Nhiêu Là Tốt Với Người Bình Thường
-
Chỉ Số Huyết áp Tâm Thu Và Huyết áp Tâm Trương Là Gì?
-
Huyết áp Tối đa Và Tối Thiểu, Chỉ Số Nào Quan Trọng
-
Theo Dõi Huyết áp động Mạch - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Huyết áp Tâm Trương Cao Là Gì? Nguyên Nhân Và điều Trị • Hello Bacsi
-
Những điều Quan Trọng Cần Biết Về Huyết áp Kẹt
-
Huyết áp Tâm Thu Và Huyết áp Tâm Trương Là Gì? Cách Phân Biệt?