I AM ĐÀN BÀ ÁNH TRĂNG : GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Sư phạm >>
- Sư phạm văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.44 KB, 17 trang )
“I am đàn bà” của Y Ban ra đời đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều:khen có, chê có. Tác phẩm bị thu hồi vì bị kết án là dâm thư. Tuy vậytác phẩm vẫn được người đọc tiếp nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau.Bài viết này đi theo hướng tiếp nhận giải cấu trúc tác phẩm, để từ đógiải mã những thông điệp đằng sau hiển ngôn văn bản mà nhà văn muốngửi gắm trong tác phẩm.GIẢI CẤU TRÚC “I AM ĐÀN BÀ” CỦA Y BANCùng với hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang của các nhà vănnữ hậu hiện đại như “ Bóng Đè” của Đỗ Hoàng Diệu, “Cánh Đồng BấtTận” của Nguyễn Ngọc Tư…thì “I’m Đàn Bà” của nhà văn nữ Y Bancũng đã làm xôn xao dư luận. Tác phẩm này được nhà xuất bản Phụ Nữin và phát hành. Sau đó được in lại, rồi bị tịch thu. Vì thế nên tác phẩmđã làm nhiều độc giả tò mò muốn đọc, coi thử Y Ban đã viết cái gì trongđó mà bị kết án là dâm thư, là sex, nên mới bị tịch thu và cấm phát hànhnhư vậy.Hiển ngôn của văn bản, ta thấy “I am đàn bà” đậm chất sex.Nhưng nếu chỉ “đọc đơn giản” như vậy thì làm thế nào để thấy đượcnhững giá trị đằng sau của những câu chữ, chi tiết được Y Ban đưa vàotác phẩm. Trong một cuộc phỏng vấn trên báo về tập truyện “I am đànbà”, Y Ban đã nói: “Tôi dùng sex làm phương tiện và mục đích để1truyền tải ý đồ của mình”. Như vậy, nhà văn đã đề cập đến yếu tố sexnhư một yếu tố nổi của tảng băng chìm – ý nghĩa của tác phẩm. Muốnhiểu rõ “phần chìm” đó thì người đọc phải tiến hành giải cấu trúc củatác phẩm, mà bài viết dưới đây đi theo hướng giải cấu trúc dưới gócnhìn phân tâm học.Giải cấu trúc “I am đàn bà” dưới góc nhìn phân tâm học không chỉđơn thuần là phân tích về sex – libido – tính dục, mà còn là sự khám phánhững vô thức trong con người. Có như vậy, ta mới có cái nhìn toàn vẹnhơn về thông điệp, giá trị của tác phẩm.Kết cấu tác phẩm của rất độc đáo. Cốt truyện không được kể theotrình tự thời gian thường thấy. Đó là sự đan xen giữa lời dẫn của tác giảvà những ký ức của nhân vật về những chuyện xảy ra. Chỉ đến khi đọchết tác phẩm người đọc mới tự hình dung rõ cốt truyện, hiểu rõ hơn vềhoàn cảnh, tính cách, số phận của nhân vật hiện lên trong từng chi tiếtcủa tác phẩm.Mở đầu truyện với những chi tiết tưởng như không ăn nhập gì vớitoàn bộ câu chuyện, nhưng từ đó ta mới thấy rõ về lòng nhân hậu,thương người, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật “thị”. Trong một lần thị đikiếm mật ong trong rừng thì gặp một đứa bé mới sinh, bị bỏ rơi. Lúcđầu thị tưởng nó đã chết nên đã rất đau đớn, khóc vật vã. Thị khóc vìlòng thương cảm, vì bản năng tình người vô thức trong con người thị một người mẹ. Sau đó, chính tình thương và sự chăm sóc của thị đã cứusống đứa bé. Dù nhà thị rất nghèo, thị và chồng đã có một lũ con đang2sống trong cảnh cùng cực nghèo đói, nhưng thị vẫn sẵn lòng dang tayđón nhận đứa bé làm con. Những chi tiết đó đã khẳng định được tìnhthương người, sự chất phác và phẩm chất hiền hậu chính là bản chất conngười tốt đẹp của thị. Thị còn là một người phụ nữ giàu đức hy sinh vìchồng con để xuất khẩu lao động với hy vọng cuộc sống gia đình kháhơn. Thị cũng là một người tháo vát, chu đáo khi làm việc cho nhà chủ.Những ý nghĩa của tác phẩm được tập trung khai thác ở các chitiết, sự việc khi thị đi xuất khẩu lao động, làm thuê cho nhà chủ. Tuy làngười xa lạ, chỉ làm thuê nhưng thị cũng cảm thấy khó chịu trước sự vôtâm của những đứa con đối với người cha đang nằm liệt giường. Hầuhết thời gian của thị trong ngày là sự cô độc. Thị làm hết việc nhà, rồixem tivi, rồi lại đối diện với bốn bức tường. Từ lúc sang làm thuê thịchưa bao giờ được ra ngoài, thị chỉ tiếp xúc với vợ con ông chủ nhưngvì bất đồng ngôn ngữ nên đó cũng chưa phải là sự giao tiếp bình thường.Phần lớn thời gian thị tiếp xúc với ông chủ. Nhưng ông chủ lại nằm bấtđộng, không thể giao tiếp. Một con người rơi vào hoàn cảnh như thị ắtsẽ phát điên mất!. Và trong hoàn cảnh như thế, thị đã chọn một giảipháp đơn giản: độc thoại với chính mình, đối thoại với ông chủ - nhưngthực chất cũng là tự phân thân độc thoại. Thị nói chuyện rất tự nhiênnhư chính trong vô thức của con người thị - một người hiền lành, chấtphác. Chính nhờ sự giao tiếp này của thị đã làm cho thị không còn cảmgiác cô độc, no cũng góp phần giúp ông chủ dần bình phục.3Người vợ đi làm, giao cả trách nhiệm chăm sóc người chồng chothị, từ công việc vệ sinh, tắm rửa, đến ăn uống. Thị đã làm công việcmột cách xuất sắc và được người vợ, tức người chủ thuê thị rất tin cậy.Thị hoàn thành tốt công việc không chỉ là nhiệm vụ mà còn xuất phát từlòng thương người trong thị. Thị sẵn lòng xoa bóp cho ông chủ, chămsóc tận tình bằng cả tấm lòng của người dành cho người dù cho các việcđó không nằm trong hợp đồng của thị với chủ. Nhờ vào sự săn sóc tậntình của thị mà ông chủ từ một người bất động đã dần có cảm xúc. Tìnhthương, sự chăm sóc đã đánh thức cảm xúc trong vô thức của người đànông kia: ông chủ đã bắt đầu có cảm xúc từ đôi mắt, rồi đến biết khóc.Khóc được tức là bản năng sống của con người đã trỗi dậy, ý thức đượcxung quanh: “Biết khóc rồi là có cảm giác con người rồi, không vô trivô giác nữa” . Thị rất vui vì thị đã làm được một việc có ích: giúp ôngchủ dần tỉnh lại.Khi được bà chủ tin tưởng giao cho việc tắm rửa, vệ sinh cho ôngchủ thì thị đã tiếp xúc với thân thể trần truồng của một người đàn ông xalạ. Lúc đầu thị cũng cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng vì nói cho cùng thịcũng có đầy cảm xúc của một người đàn bà khi đứng trước thân thể mộtngười đàn ông – dù cho người đó bị nằm bất động: “Kỳ đến cái chỗ“con giống con má” thì thị ngập ngừng. Mặt thị đỏ dựng lên.”. Nókhiến thị nghĩ rất nhiều khi chăm sóc đến “cái đó” của ông chủ. Đếnnhững chi tiết này ta mới thấy được cái hay của Y Ban khi miêu tảnhững tâm trạng, xúc cảm bên trong con người. Tác giả dường như rất4am hiểu về bản năng libido tính dục, về vô thức trong mỗi con người, đểtừ đó xây dụng, lý giải những hành động của nhân vật.Về phía ông chủ, lâu nay ông chỉ tồn tại như một sinh thể sốngbình thường, thì nay được sự chăm sóc ân cần của thị, nhất là việc chămsóc, vệ sinh cho “cái đó” từ lâu đã xụi lơ thì nay lại bùng sức sống, đãlàm cho ông đang dần sống lại với đúng bản năng đàn ông của mình.Chính thị đã vô tình đánh thức bản năng tính dục, đánh thức bản năngsống của một người đàn ông tưởng như bại liệt hoàn toàn mà y học đãbó tay. Thị đã đánh thức cái vô thức bản năng tính dục kia để đem lạinhững ý thức ban đầu về sự sống và những cảm xúc của người đàn ông.Về phía bà chủ, lúc ban đầu còn quan tâm, chăm sóc chồng, nhưngtừ khi giao phó hoàn toàn cho thị chăm sóc thì sự quan tâm ít dần đi, cóchăng quan tâm ở việc kiểm tra vào cuối ngày, qua camera quan sát tìnhhình. Có lẽ tình cảm bà chủ dành cho ông chủ chỉ con là tình nghĩa vợchồng. Qua camera, ắt hẳn hàng ngày bà đều chứng kiến được việc thịchăm sóc cho chồng như thế nào, kể cả việc tắm rửa. Nhưng chỉ đến khibà chứng kiến cảnh làm tình của thị với chồng qua camera thì lúc nàyphản ứng bản năng của một người phụ nữ, người vợ trỗi dậy: “Nửa đêmhôm đấy thị đã bị bà chủ túm tóc lôi dậy. Bà chủ vừa khóc vừa hét lênbe be và đấm đá thị túi bụi.”. Hành động của thị đã động đến phản ứnglibido trong bà chủ. Bà đã ghen, tức tối khi chứng kiến một người đànbà khác chủ động làm chuyện ấy với chồng bà. Lâu nay nhu cầu libidocủa bà đối với chồng không được đáp ứng, bà đã kìm nén nó xuống đối5với người chồng. Thế mà nay thị lại đánh thức lòng ghen tuông của bàchủ. Bà đã phản ứng dữ dội, tức thì, như một phản xạ bản năng trong vôthức: đang nửa đêm tìm đến thị để trừng trị và báo cảnh sát bắt thị. Đócũng là phản ứng tự nhiên của một người vợ, một người đàn bà.Còn về phía thị, Y Ban đã đi sâu vào khai thác những phản ứng,tâm trạng, xúc cảm trong sâu thẳm con người thị. Thị đã có rất nhiềucảm xúc khi “cái đó” của ông chủ bắt đầu có phản ứng. Ban đầu là mộtsự ngỡ ngàng: “Thị giật thột khi dưới tay thị có sự khác lạ.”, rồi ngượngngùng của một người đàn bà, rồi vui mừng vì như vậy là ông chủ đã sắpkhỏi bệnh. Đó là tâm trạng đầy tình người của thị. Nhưng sau đó, chínhbản năng vô thức của một người đàn bà đã khiến cho thị có những hànhđộng, xảm xúc trong vô thức: “Thị nắm tay vào con giống và nín thở đểnghe... Thị nghe rõ tiếng đập thùm thụp của trái tim thị. Và thị cũngcảm nhận thấy sự lớn dần lên của con giống.”. Nếu trong lúc khác thịsẽ chẳng bao giờ dám làm như vậy. Nhưng lúc này đây, chỉ có thị vàmột người đàn ông trần truồng mà lâu nay thị vẫn chăm sóc. “Cái đó”của ông chủ bình phục đã tác động đến toàn bộ tâm trí, hành vi của thị.Libido lâu nay bị dồn nén trong thì giờ cũng được dịp trỗi dậy: “Thịnhìn đăm đắm vào nó như bị thôi miên…Người thị bỗng nóng bừng. Thịthấy máu trong người thị chảy rào rào…Thị bỏ chạy ra khỏi phòng. Thịngồi xuống nghế và thấy da mặt mình tê bần”. Dù bản năng tính dụctrỗi dậy nhưng thị vẫn còn đó ý thức của một người đàn bà có chồng.Thị cố gắng dùng ý chí để chiến thắng dục vọng kia. Nhưng khổ nổi,6với một người đàn bà khoẻ mạnh như thị mà lâu nay vẫn chỉ đối diệnvới mấy bức tường và người đàn ông bại liệt kia thì làm sao thị chịuđược, nhất là khi “cái đó” của ông chủ kia đã có sức sống. Bản năng vôthức kia vẫn luôn tồn tại, âm ỉ trong thị, bởi vì thị vẫn là một người đànbà có đầy đủ những xúc cảm, kể cả bản năng tính dục nguyên thuỷ. Nóám ảnh thị ngay cả trong giấc mơ: “Thị nằm mộng có một người đànông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy.… Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm.”. Trong thị có sự đấutranh mãnh liệt giữa ý thức và vô thức bản năng. Và cuối cùng cái bảnnăng vô thức kia, sự thèm khát kia đã chiến thắng. Thị mộng mị đi vàophòng ông chủ trong vô thức để trút bỏ hết quần áo và thoả mãn sự thèmkhát cháy bỏng âm ỉ trong thị lâu nay. Y Ban đã miêu tả rất tinh tếnhững phức cảm của một người đàn bà ở trong hoàn cảnh như thị. Nhàvăn đã có ý thức để lý giải cho những hành vi của nhân vật thị. Trongnhững hoàn cảnh nào đó, chính bản năng vô thức libido đã điều khiểnhành vi của con người. Và nếu xem xét đánh giá hành vi của thị tronghoàn cảnh đó thì ta mới có thể thấu hiểu được: thị đã thoả mãn đượckhát vọng của mình, và cũng giúp người đàn ông kia thực hiện được bảnnăng của “cái đó” của người đàn ông. Bởi khi “cái đó” của ông ta đãbình phục và “đang cất cao đầu chờ thị”, tức là những ham muốn, sứcsống bên trong người đàn ông của ông ta được đánh thức. Thị đã thoãmãn cho chính mình và giúp ông chủ thoả mãn. Thị hành động theo bảnnăng chứ ngờ đâu người ta lại kết tội thị “phạm tội quấy rối tình dục7ông chủ”. Đánh thức, giải quyết nhu cầu bản năng của con người trongtrường hợp này cũng là một hành vi nhân đạo. Hiểu và lý giải được cănnguyên những hành vi của nhân vật như vậy ta mới thấy được ý nghĩacủa tác phẩm.Làm thế nào tự bào chữa để thoát tội trước toà? Một người phụ nữnông dân như thị làm sao có thể nói lý để tự bào chữa. Thị đã chọnphương án sẽ yêu cầu trình chiếu lại đoạn băng trong đó có những hànhđộng trần truồng của thị với ông chủ, điều này sẽ rất khủng khiếp vì thịlà một người phụ nữ mà phải phơi bày trước mọi người những hình ảnhđó. Nhưng hơn hết thị sẽ cho mọi người thấy được sự chăm sóc của thịđã làm cho ông chủ dần hồi phục thế nào. Thị chỉ muốn họ hiểu cho nỗithống khổ của đàn bà, thị chỉ muốn trở về với chồng con. Trong suynghĩ lời nói trước toà, thị chọn câu nói “I am đàn bà” mà thị đã lắp ghéptrí nhớ và buột miệng nói ra. Câu nói của thị quả là không giống ai.Nhưng nó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Đó là một sự khẳng định, biệnminh, tự bào chữa của thị trước toà, trước mọi người. Đó cũng là tiếngnói của những người phụ nữ rơi vào hoàn cảnh như thị. Còn phán quyếtđối với thị: thông cảm hay phê phán? Tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận củamỗi người. Nhưng quan trọng hơn hết đó là tiếng nói của vô thức tựkhẳng định mình, tự bào chữa cho hành động của một người phụ nữ: “Iam đàn bà”. Đó cũng là tiếng nói của nữ quyền luận mà Y Ban đã gửigắm vào tác phẩm.8Tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau.Giải cấu trúc tác phẩm là quá trình giải mã các thông tin hiển ngôn củavăn bản theo các hướng tiếp cận để khám phá được các tầng ý nghĩa củavăn bản tác phẩm. Đối với “I am đàn bà”, một khi người đọc giải mãđược các chi tiết mang đậm yếu tố sex thì sẽ “thấy” được ý nghĩa vàthông điệp tác phẩm của tác phẩm: Khi con người có tình yêu thương,chăm sóc đối với nhau thì những điều kỳ diệu sẽ xuất hiện. Y Ban đãthành công khi xây dựng câu chuyện và chuyển tải thông điệp, có chăngvì nhà văn đã miêu tả sex một cách trần trụi nên tác phẩm đã khôngđược tiếp nhận rộng rãi. Tuy gặp trắc trở nhưng những giá trị nhân đạobên trong chính là yếu tố quan trọng giúp tác phẩm sống được tronglòng người đọc.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Y Ban, “I am đàn bà”, />tid=2qtqv3m3237nqn2nvnmn31n343tq83a3q3m3237nvn2. S. Freud, Phân tâm học nhập môn, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002.3. TS. Châu Minh Hùng (2014), Bài giảng “Giải cấu trúc và chủnghĩa hậu hiện đại”, ĐH Quy Nhơn9ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN BẢN NHÌN TỪ GÓC ĐỘPHÂN TÂM HỌCPhân tâm học là khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của con người trongtính bản chất của nó với hoàn cảnh và đặc biệt là vô thức và tình dục. Là ông tổcủa phân tâm học – Freud đã tạo nên bước tiến mới trong ngành phân tích tâm lícon người. Ngày nay phân tâm học đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của conngười hiện đại, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, có văn học nghệthuật.Nhiều nhà văn trẻ hiện đại đã vận dụng lí thuyết phân tâm học vào sáng táccác tác phẩm văn học và coi đó là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Họ đã sửdụng các lý thuyết một cách nhuần nhuyễn, đa dạng, có biến hóa, tích hợp vàsáng tạo trên cơ sở nền tảng của lý thuyết Phân tâm học để đem lại hiệu quả nghệthuật mới mẻ cho tác phẩm.Đối với văn học, từ hệ qui chiếu phân tâm học qua cách xây dựng tính cáchvà hình tượng trong tác phẩm văn học ta nhận thấy nhiều điều mới lạ. Ta có thể ítnhiều biết rằng nhà văn đã tự giác hoặc không tự giác đề cập đến vấn đề sâu kínnhất của con người. Qua cách viết của nhà văn, các hình tượng, chi tiết tác phẩmta phần nào lí giải những câu hỏi mà trước đây ta không có câu trả lời hoặc chỉ trảlời một cách cảm tính. Vì vậy tôi đã phân tích tác phẩm “ của Nguyễn Bản nhìntừ góc độ phân tâm học”1. Lý thuyết chungTrước khi đi vào tác phẩm “Ánh trăng” của nhà văn Nguyễn Bản từ gócnhìn tham chiếu phân tâm học, ta điểm qua một số khái niệm và các phức cảmtrong phân tâm học.1.1 Khái niệm “Tâm thần bộ”10Khái niệm Tâm thần bộ có ba topiques hoạt động và chi phối lẫn nhau. Batopiques đó là: cái siêu ngã mà trung tâm là tiềm thức, cái tôi mà trung tâm củanó là ý thức, cái đó mà trung tâm của nó là vô thức (được xem là bản năng tínhdục).Cái đó tức là cái khát dục, mang bản chất ích kỉ, trẻ con; topique này bị chiphối bởi nguyên tắc khoái lạc, không thể trì hoãn bởi những ham muốn tức thời.Cái tôi là bộ phận có tổ chức của nhân cách, là người hòa giải cái đó và cáisiêu tôi. Cái tôi tìm kiếm những giải pháp thỏa hiệp để dẹp yên xung đột giữa cáiđó và cái siêu tôi.Cái siêu ngã là siêu thức, nó vượt lên trên bản năng tình dục và ý thức tựngã để duy trì truyền thống và các lý tưởng đạo đức xã hội. Nó vừa kiềm chế sựthôi thúc của “khát vọng dục tính”, mặt khác thúc giục ý thức bảo trì đạo đức cánhân và xã hội.Trong cuộc sống hằng ngày thì cái siêu ngã chi phối mọi hoạt động, còngiữa cái tôi và cái đó luôn xảy ra những xung đột mâu thuẫn. Và chính nhữngmâu thuẫn đó đã dẫn đến ba hệ quả lớn. Hệ quả thứ nhất, nếu ý thức thắng vôthức thì con người bình thường, sẽ có những hành vi chuẩn mực đi đúng với đạođức xã hội. Hệ quả thứ hai, nếu vô thức thắng ý thức thì bản năng tính dục sẽ trỗidậy, lấn áp ý thức của con người và dẫn đến những đòi hỏi xác thịt có khi dẫn đếnsự suy đồi tính dục. Hệ quả thứ ba là khi ý thức và vô thức tạm thời hòa hoãn, cọxát dằng co nhau thì dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lí, bất bình thường.1.2 Các phức cảm liên quanSau khái niệm tâm thần bộ còn có những phức cảm cần làm rõ là: kháiniệm mặc cảm tính dục ấu thơ, khái niệm mặc cảm hoạn và khái niệm mặc cảmOedipe.11Mặc cảm tính dục ấu thơ là vấn đề rất quan trọng đối với lí thuyết của phântâm học. Freud cho rằng con người mang động cơ tính dục từ lúc mới sinh ra. Nóquy định cư xử của con người cho đến già.Liên quan chặt chẽ đến mặc cảm tính dục ấu thơ là khái niệm mặc cảmOedipe. Ông cho rằng mỗi con người là một Oedipe. Chuyện Oedipe làm vuatrong thần thoại Hi Lạp kể rằng vua Oedipe bị số phận giết cha, lấy mẹ, sau đó ,tự trừng phạt mình bằng cách chọc mù đôi mắt, đi lang thang. Freud muốn nhấnmạnh đến motip giết cha, lấy mẹ của Oedipe và cho rằng mỗi nhân cách đều cóham muốn Oedipe và run sợ trước các ham muốn đó. Mặc cảm này có ở ngườilớn chẳng qua là lặp lại mặc cảm ở một đứa trẻ. Ban đầu là quá trình tự thỏa mãn,sau đó nó bỏ quá trình tự thỏa mãn và thay đối tượng từ thân thể mình bằng mộtđối tượng bên ngoài. Khi đó đứa bé sẽ đồng nhất những đối tượng khác tronghình ảnh người mẹ. Đó là bé trai, còn bé gái sẽ đồng nhất đối tượng khác bằnghình ảnh của người cha. Ngoài ra mặc cảm Oedipe còn là tình cảm của em traidành cho chị gái, tình cảm của em gái dành cho anh trai và ngược lại. Mặc cảmOedipe có vị trí quan trọng trong lí thuyết phân tâm học, nó ảnh hưởng sâu rộngtrong lĩnh vực văn học nghệ thuật.Mặc cảm Oedipe liên quan chặt chẽ với một mặc cảm khác là mặc cảmhoạn, một phản ứng đối với sự bó buộc do người cha đưa ra để ngăn cản nhữngbiểu hiện tính dục của đứa con trai. Tuy nhiên ta cũng cần phải xem xét cáctrường hợp khác trong đời sống xã hội. Vì khi nhắc đến hoạn, nó gợi cho ta sựmất mát, tổn thương, xâm phạm đến tính toàn thể của cơ thể con người vì vậynhững trường hợp như: mất mát, khuyết lõm, chấn thương tinh thần, tai nạn...cũng được coi là mặc cảm hoạn.Đây là những lý thuyết chung nhất của bộ môn phân tâm học mà ta cầnphải nắm rõ. Chỉ có nắm rõ được các lý thuyết này thì ta mới có thể đi vào làm rõtừng tác phẩm văn học cụ thể.122.Tác phẩm “Ánh trăng” của Nguyễn Bản nhìn từ góc độ phân tâm họcPhân tâm học đã mở rộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác và nó đãđi vào văn học như một hệ quả tât yếu. Các nhà văn hiện đại Việt Nam đã tiếp thuvận dụng các khái niệm và các phức cảm để viết nên tác phẩm của mình. Đây làhiện tượng văn học đặc sắc với các nhà văn tiêu biểu như: Phạm Thị Hoài, XuânThiều, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu...vv.Nguyễn Bản cũng là đại biểu tiêu biểu của hiện tượng văn học này vớinhiều những tác phẩm đặc sắc. Và tác phẩm Ánh Trăng của Nguyễn Bản là mộttác phẩm đã vận dụng thành công các khái niệm và phức cảm của bộ môn phântâm học.Truyện của Nguyễn Bản nói về tình cảm của nhân vật Hoàng dành cho chịhọ mình là Vân – một người con gái xinh đẹp mà Hoàng cho rằng “tạo hóa nhưkhông hề có chút khiếm khuyết nhỏ nào trên cơ thể và khuôn mặt chị”. Thứ tìnhcảm đó xuất phát khi Hoàng mới có 13 tuổi và nó đã đi theo cậu đến hết cuộc đờicho dù cậu đã trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc đời cậu không phải không gặpnhững người phụ nữ xinh đẹp nhưng với cậu tất cả vẫn thua xa vẻ yêu kiều củachị Vân. Sau nhiều biến cố, thăng trầm hình ảnh người chị họ vẫn ở trong lòngHoàng, nó còn là nỗi ám ảnh, nỗi ám ảnh đó đã làm cho Hoàng phải tự đặt câuhỏi “Tôi có còn cảm thấy mình vô nghĩa nữa không?”. Tại sao Hoàng lại có tìnhcảm với người chị họ của mình, hai người rõ ràng là có huyết thống? Tại sao tìnhyêu đó cứ đeo đuổi Hoàng và ám ảnh cậu đến hết đời?Đây là câu hỏi ám ảnh người đọc khi họ tiếp xúc với tác phẩm, người đọcluôn muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Tìm tất cả mọi cách lí giải nhưngnhững câu trả lời vân chưa là hoàn chỉnh, nó có phần khuyết thiếu. Đến với phântâm học ta phần nào tìm được câu trả lời hợp lí vì đã sử dụng chính lí thuyết củatác giả để trả lời cho những câu hỏi trong đứa con tinh thần của nhà văn. Truyệnngắn Ánh Trăng được nhà văn Nguyễn Bản khai thác từ góc nhìn mặc cảm tính13dục ấu thơ nên khi nhìn từ góc độ này ta thấy hai chị em là Hoàng và Vân có họhàng với nhau, những đêm trời nóng, chị đến ngủ chung với em trai. Hoàng đãxúc động khi ánh trăng phản chiếu trên bộ đồ lót màu mỡ gà, tóc dài mượt xõatrên bờ vai, dáng chị nằm như bơi trong trăng. Hoàng nhìn “bộ đồ lót lụa màu mỡgà qua ánh trăng” và “gương mặt tuyệt đẹp hơ ngửa như hứng trăng, hai tayvươn ra như đang đón ai, đùi nọ ấp hờ đùi kia” và đã bị mê hoặc.Và cậu bé 13 tuổi đó không chỉ cảm thấy bị mê hoặc bởi những điều tuyệtdiệu mà bản thân nhìn thấy mà Hoàng còn bị mê hoặc từ những đụng chạm nhỏnhất và tự nhiên nhất “Tôi chợt ngủ, chợt thức, một lần bỗng rùng mình nhận rađùi chị mịn như nhung, lúc ấm, lúc mát, gác lên đùi tôi”.Và như định số, từ cáiđêm trăng ấy, tình cảm của Hoàng luôn đeo đuổi và nghĩ về chị Vân cho đếnnhiều năm về sau. Dù vào bộ đội, dù trưởng thành, được nhiều người con gái yêuquý và hai lần li hôn nhưng anh vẫn tơ tưởng về chị. Về sau mỗi lần gặp chị làmột lần mới mẻ dù chị vẫn coi anh như cậu bé ngày nào. Mỗi lần gặp chị anhđược nghe những câu chuyện xót xa của người con gái xinh đẹp nhưng số phậnkhông cho được ngày sung sướng. Cuộc đời của người phụ nữ xinh đẹp nhưng đatruân đó đã ba lần sang đò nhưng chưa một lần cập bến hạnh phúc, cứ mối lầnsang đò như thế chàng trai lại thấy xót xa và đau đớn hơn. Anh có phần bực dọcvới số phận, và có phần anh lại thấy ghen tị với những người đàn ông là chồngchị, và anh mong muốn nếu anh có quyền, anh sẽ cấm chị, nếu anh hơn tuổi chịvà hàng trăm cái nếu khác nhưng rồi anh cũng phải ngậm ngùi vì tất cả những gìanh mong muốn chỉ là “nếu” mà thôi. Và cũng vì chị không thể cập bến đò hạnhphúc, mà anh cũng không thể đem một hạnh phúc trọn vẹn cho chị nên chàng trailuôn thắc mắc và càng thấy mình không thể nào quên được mối tình kỳ lạ ấy.Anh luôn đồng nhất hóa những người con gái khác thông qua mối tình thơdại với chị. Cuộc đời anh xuất hiện bao nhiêu cô gái, tài năng có, sắc đẹp cónhưng anh luôn mang họ ra so sánh với chị và rồi anh nhận thấy “ tất cả mọi nét14riêng, nét chung đều không thể nào mượt mà, hoàn chỉnh như chị, kể cả nước dacô có phần trắng hơn, hồng hơn, nhưng không thể lẫn vào lụa và trăng như dachị” hay “Một cặp đùi và hông màu nâu hồng tuyệt đẹp, nhưng ngực hẹp và đôivú nhỏ rất không cân xứng. Tôi lại nhớ đến dáng chị nằm như bơi trong trăng.Thế là tôi không ham muốn nữa”. Nhà văn đã khắc sâu trong tân trí Hoàng hìnhảnh người chị họ có vẻ đẹp mà “ không ai có thể so với chị, phu nhân tổng thốngcũng không bằng” mà anh phải đặt câu hỏi “bao giờ tôi mới tìm được một ngườinhư thế”.Nhà văn đã chú ý đến những cảm xúc thời trẻ thơ mà nó có khả năng lưugiữ, ám ảnh họ cho đến hết cuộc đời. Và Hoàng cũng bị cái kí ức tuổi thơ về đêmtrăng ấy đã theo đuổi để rồi sau bao lần dang dở tình duyên, anh vẫn nhớ như inhình bóng chị Vân như một định mệnh trái ngang của một mối tình câm lặng, từgiấu kín trong mình. Từ đó Hoàng chỉ có thể gặp chị Vân trong những đêm trăngvà Hoàng “đi tìm trong ánh trăng, ánh trăng từ chị hắt ra đêm hôm ấy, cái đêmtôi còn làm một thiếu niên trong trắng, ngây thơ, ánh trăng và mùi phấn rôm làmtôi xao xuyến, chơi vơi mãi trong đời.Liệu chị có cho là tôi yêu chị không?”.Nguyễn Bản đã ghi lại khoảnh khắc trong đời mà thành định mệnh trongtâm lí chàng trai bằng giọng văn trữ tình, giàu chất thơ khiến người đọc bất giáchiểu rằng, con người – ngoài những trạng thái bình thường, bên trong tim vẫn cócảm xúc kì diệu mà không thể thổ lộ cùng ai. Khi đọc xong tác phẩm người đọcgiật mình nhận ra đằng sau nhân vật Hoàng 13 tuổi của nhà văn Nguyễn Bản kiathấp thoáng đâu đó hình ảnh của chính bản thân họ. Họ cũng đã từng có tình cảmvới một người họ hàng nào đó nhưng rất may mắn thứ tình cảm đặc biệt đó đãđược chế ngự bởi lí trí, nó đã không bộc phát như tình cảm của nhân vật Hoàng.Và cái kí ức về thứ tình cảm thần kín đó được lưu giữ mà chính bản thân họ cũngkhông hay biết và khi tiếp xúc với Ánh Trăng lớp kí ức đó như một thước phim15quay chậm hiện về rõ mồn một trước mắt ta, và người đọc sẽ mỉm cười tận hưởngthứ tình cảm thầm kín mà lâu nay chính họ có phần đã lãng quên.3. Kết luậnQua tham chiếu phân tâm học ta đã phần nào lí giải được những vấn đềtrong Ánh Trăng của nhà văn Nguyễn Bản. Qua đây ta còn nhận thấy nhà văn rấtcó ý thức khi sử dụng nhiều những thuyết, khuynh hướng khác nhau để thể hiệncuộc sống và con người bằng hình tượng, góp phần cắt nghĩa và lí giải những vấnđề xảy ra trong cuộc sống hôm nay, nhà văn đã đi sâu khám phá các trạng tháitinh thần thầm kín của nhân vật từ đó đề cập đến giá trị cuộc sống và giá trị conngười. Con người không còn là những con người xa lạ trong thời buổi kinh tế thịtrường, họ không còn coi bất ngờ may rủi như là định mệnh mà là những conngười “đầy những vết dập xóa trên thân thể và trong tâm hồn” do chính họ gâyra. Nhờ vận dụng phân tâm học mà nhân vật trong tác phẩm có chiều sâu và làmcho truyện ngắn Ánh Trăng có phần hiện đại hơn những truyện ngắn trước đó.1617
Tài liệu liên quan
- Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) docx
- 8
- 3
- 67
- Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước dưới góc nhìn của hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp
- 10
- 582
- 0
- Giáo trình hướng dẫn phân tích về cấu hình mạng TCPIP trong hệ thống mạng VWan p1 pps
- 6
- 255
- 0
- Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) pdf
- 6
- 3
- 18
- Phân tích về góc độ khôi phục thảm họa và khả năng sẵn có cao của Exchange Server pot
- 6
- 196
- 0
- Phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải)
- 3
- 464
- 0
- Phân tích vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- 3
- 972
- 4
Từ khóa » Truyện Ngắn I'm đàn Bà
-
I Am Đàn Bà - Y Ban - Truyện Ngắn - Thư Viện Việt Nam
-
I' AM ĐÀN BÀ, Tập Truyện Của Y BAN
-
I Am Đàn Bà - Y Ban # Mobile
-
: I Am Đàn Bà - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ
-
“I Am đàn Bà” Và Một Thế Giới “nửa đàn ông Là đàn Bà”
-
“I Am đàn Bà” Và Một Thế Giới “nửa đàn ông Là đàn Bà”
-
I Am Đàn Bà Truyện Ngắn Hay Trò Chuyện Đêm Khuya - YouTube
-
Y Ban Và “I Am đàn Bà” - Tiền Phong
-
I AM ĐÀN BÀ ÁNH TRĂNG : GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - 123doc
-
(Review Sách) I Am Đàn Bà – Y Ban - Spiderum
-
I Am đàn Bà - Kilopad
-
PHÂN TÂM HỌC TRONG VĂN HỌC. I'M ĐÀN BÀ – Y... | Facebook
-
I'm đàn Bà | DA VÀNG BLOG
-
Lý Lan Muốn Góp ý Với Y Ban Về 'I Am đàn Bà' - VnExpress