JD Là Gì? Nội Dung Và Cách Viết Một JD Chuẩn Cần Có Chuẩn 2022
Có thể bạn quan tâm
JD được coi là một trong những yếu tố quan trọng khiến các ứng viên hứng thú với các nhà tuyển dụng và công việc. Nhưng không phải ai cũng biết JD là gì và bằng cách nào có thể đưa ra một JD thực sự cuốn hút cho ứng viên. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của JD và những nội dung cần có của một JD qua bài viết dưới đây nhé.
JD là gì?
JD là từ viết tắt của Job Description – bản mô tả công việc, đưa chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn,... cần hoàn thành của một vị trí công việc. Thông thường, JD được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, giúp ứng viên hiểu ngay việc cần làm để so sánh với năng lực bản thân xem có phù hợp hay không.
Vai trò JD đối với nhà quản trị
Tựa như CV xin việc làm, JD có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị, vì thông qua nó họ có thể dễ dàng theo dõi chất lượng, hiệu quả công việc cũng như vạch định các kế hoạch phát triển công ty và điều chỉnh lại một cách hợp lý.
Vai trò của JD đối với các ứng viên và nhân viên
Đối với mỗi vị trí công việc tuyến dụng, JD là căn cứ giúp các ứng viên có thể đối chứng năng lực của mình hiện tại có phù hợp với những tiêu chí công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra hay không.
JD còn giúp các nhân viên doanh nghiệp làm việc tập trung theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, nhờ đó chất lượng công việc cũng đạt hiệu quả hơn rất nhiều so với công việc đơn thuần được cấp trên bàn giao trực tiếp qua lời nói.
Nội dung một JD chuẩn cần có
Không có một khuôn mẫu tiêu chuẩn dành cho JD song các chuyên gia cho rằng, để tạo nên JD hấp dẫn ứng viên, nhà tuyển dụng cần đảm bảo các thông tin dưới đây:
- Tên vị trí công việc: phần này thể hiện rõ chức danh công việc và cho biết vị trí này nằm trong khuôn khổ quản lý của bộ phận nào.
- Mô tả công việc: đây là phần mà người xem có thể nhìn bao quát được toàn bộ quá trình làm việc của vị trí này thông qua việc mô tả về cách thức nghiệp vụ hàng ngày, thời gian hoàn thành, tuân thủ quy định ra sao.
- Trách nhiệm trong công việc: được xem là khá quan trọng để nhận biết được nhiệm vụ cốt lõi mà vị trí công việc đảm nhận. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc của cả một tập thể cùng vận hành theo đúng quỹ đạo ban đầu mà cấp trên đã vạch định.
- Yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn: là điều kiện cần cho một vị trí, bởi nhìn chung một kinh nghiệm làm việc phù hợp mới có thể đảm nhiệm tốt được yêu cầu công việc đặt ra.
- Trình độ học vấn: là yêu cầu cần thiết phải đặt ra do tính chất công việc đòi hỏi người đạt đủ các bằng cấp chuyên ngành thuộc lĩnh vực tuyển dụng mới có thể đảm nhiệm tốt được.
- Quyền hạn vị trí công việc: phần này sẽ nêu rõ quyền hạn của vị trí công việc này với những bộ phận quản lý nào nhằm phân luồng quản trị hợp lý trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
- Thu nhập: tương ứng với vị trí công việc thì bản JD sẽ đưa ra mức lương cụ thể, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và các khoản thưởng( nếu có) khi hoàn thành tốt công việc được giao.
Ví dụ cách viết JD chuẩn và hiệu quả nhất năm 2024
Trong một bản JD, nhà tuyển dụng cần đảm bảo có những mục sau:
- JD Name – Chức danh công việc: Nhằm phân loại các vị trí, phòng ban dễ cho việc tìm kiếm của ứng viên và phân loại duyệt hồ sơ cho nhà tuyển dụng.
- JD Reason – Lý do tuyển dụng vị trí này: Dù là nhân viên Phụ bếp, Đầu bếp, Bếp trưởng hay vị trí Quản lý thì cũng đều có lý do tồn tại của nó. Hãy đưa ra cụ thể, ngắn gọn giúp ứng viên hiểu được tầm quan trọng và giá trị bản thân khi đóng góp công sức cho đơn vị bạn.
- Table of organisation – Vị trí có liên quan trong cấu trúc tổ chức: Giúp ứng viên hiểu được cơ cấu và mối liên hệ đồng nghiệp khi làm việc.
- Duties – trách nhiệm công việc: Để ứng viên hiểu được bổn phận, nghĩa vụ của mình tại vị trí đó.
- Task – trách nhiệm chính: Muốn hoàn thành công việc, ứng viên cần làm gì? Câu trả lời này nhà tuyển dụng hãy mô tả rõ ràng trong phần Task. Nhà tuyển dụng có thể thêm phần Sub Task – nhiệm vụ chi tiết giúp ứng viên hiểu rõ hơn.
- Rules – quyền lợi: Toàn bộ chính sách về lương thưởng, phúc lợi, lộ trình thăng tiến,… hấp dẫn tại công ty giúp ứng viên hứng thú với công việc, từ đó nộp hồ sơ ứng tuyển.
Nhà tuyển dụng cũng nên thường xuyên xây dựng lại JD với mục đích sắp xếp, xây dựng lại cơ cấu tổ chức hay thay đổi nhiệm vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Xem thêm:
- Top 15+ website tuyển dụng ctv viết bài online tại nhà lâu dài
- Đánh giá CareerBuilder có phải là mạng tuyển dụng tìm việc tốt hay không?
Mong rằng với những thông tin tổng hợp trên đây về JD đã giúp bạn có thể hiểu JD là gì, tầm quan trọng cũng như những đề mục, đặc điểm của một JD thu hút ứng vien cần có. Chúc các bạn, nhà tuyển dụng sẽ tạo ra những bản JD hiệu quả, hấp dẫn và thu hút nhân tài.
Từ khóa » Cách Viết Jd
-
JD Là Gì - Mẫu JD Công Việc Chuẩn Cho Năm 2022
-
JD Là Gì? Cách Viết JD Hiệu Quả Nhất
-
JD Là Gì? Cách Viết JD đăng Tin Tuyển Dụng Thu Hút - LinkedIn
-
Job Description (JD) Là Gì? Cách Viết 1 Bản Mô Tả Công Việc
-
JD Là Gì? Mẹo Viết Job Description Cực Hay, Thu Hút ứng Viên
-
JD Là Gì? Cách Viết JD Hiệu Quả Và Chất Lượng
-
JD Là Gì? Cách Tạo Ra Một JD Chuyên Nghiệp, Hấp Dẫn ứng Viên
-
Gợi ý Những Mẫu JD Trong Tuyển Dụng Nhân Sự Hot, Sáng Tạo Hiện Nay
-
JD Là Gì? Cách Viết JD Chuyên Nghiệp Thu Hút Mọi Ứng Viên - CET
-
JD Công Việc Là Gì? Mẫu JD Công Việc Chuẩn Năm 2022 - Fastdo
-
JD Là Gì? Cách Viết JD Thu Hút Ứng Viên - Lê Ánh Hr
-
JD Là Gì? Các Tips Viết JD Sao Cho Thu Hút ứng Viên Nhất - MarketingAI
-
JD Là Gì? Cách Viết JD Thu Hút ứng Viên đạt Hiệu Quả đến 99,9%
-
JD Là Gì? Cách Xây Dựng Bản Mô Tả Công Việc Chuẩn | Link Power