Kaizen Là Gì? Tại Sao Kaizen Là “chìa Khóa Thành Công” Của Người ...

Trong tiếng Nhật, Kaizen có nghĩa là “sự thay đổi tốt”, dựa trên niềm tin rằng sự cải tiến liên tục, tăng dần sẽ thay đổi đáng kể theo thời gian. Đây là triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật. Vậy Kaizen là gì? Tại sao triết lý Kaizen được xem là “chìa khóa thành công” của người Nhật, đặc biệt hữu ích với các bạn đang tìm hiểu văn hóa, có mục tiêu du học Nhật Bản?

HIỂU ĐÚNG Kaizen là gì?

Kaizen được biết đến như một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Tên của nó được ghép từ hai từ trong tiếng Nhật: kai - liên tục và zen - cải tiến, dịch sang thuật ngữ tiếng Anh là “ongoing improvement” nghĩa là sự cải tiến không ngừng nghỉ.

Điểm đặc trưng của Kaizen là "tích tiểu thành đại" - một kết quả lớn sẽ được tích lũy bền bỉ theo thời gian từ những thay đổi nhỏ, cải tiến nhỏ. Đây cũng chính là lý do Kaizen cần có sự tham gia của tất cả mọi người với tinh thần "bất cứ cái gì cũng có thể cải tiến được".

>>> Nguồn gốc của Kaizen

Tại “đất nước mặt trời mọc”, Kaizen đã có lịch sử phát triển lên đến hơn 50 năm. Công ty đầu tiên áp dụng phương pháp này là Toyota. Sau đó. Kaizen được áp dụng trong mọi công ty và nhiều lĩnh vực đời sống khác. Kaizen không còn giới hạn trong ngành sản xuất mà còn có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề hay thậm chí là một khóa học nào đó.

Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp Kaizen cũng ít kém hơn đổi mới bởi nó nâng cao chất lượng công việc, ghi nhận sự tham gia của của nhà quản lý cũng như mọi nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động. Đây chính là một điểm hấp dẫn của Kaizen vì nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới. Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần các kỹ thuật thông thường, đơn giản như 7 công cụ kiểm soát chất lượng (biểu đồ Pareto, nhân quả, tổ chức, kiểm soát, phân tán, các đồ thị và phiếu kiểm tra).

TẠI SAO Kaizen được xem là “chìa khóa thành công” của người Nhật?

Phương pháp Kaizen được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, sau khi nhiều công ty lớn của Nhật thâu tóm được các công ty lớn ở Bắc Mỹ như Bridgestone tiếp quản Firestone, Sony tiếp quản hãng phim Columbia Pictures.

Kaizen được ví như “chìa khóa thành công” của các doanh nghiệp Nhật Bản trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Hiện nay có khá nhiều công ty trên thế giới đang cố gắng áp dụng hiệu quả triết lý “cải tiến liên tục” này của người Nhật nhằm đối phó với những thách thức về môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, khó khăn kinh tế tăng lên dần hay sự thay đổi của môi trường xã hội.

Tại sao Kaizen là “chìa khóa thành công” của người Nhật?

Điển hình cho thành công của hệ tư tưởng Kaizen chính là công ty Toyota Nhật Bản. Công ty này có khoảng 9 nhà máy tại Bắc Mỹ và cuối năm 2007 hãng tiếp tục mở một nhà máy mới ở Mississippi, sản xuất xe ô tô với đội ngũ công nhân người Mỹ có mức lương ngang bằng hoặc hơn so với các công ty sản xuất xe ô tô khác.

Trong số đó, 75% các xe ô tô được lắp ráp tại Bắc Mỹ có bộ phận và nguyên liệu được sản xuất tại đây. Chỉ có khoảng 25% xe ô tô là nhập từ Nhật và các nơi khác. Thế nhưng, Toyota vẫn kiếm hơn 14 tỉ USD vào năm 2006 trong khi các nhà sản xuất xe ô tô của Mỹ phải chuyển tới Trung Quốc và Ấn Độ để tiết kiệm chi phí?

Bí quyết của việc áp dụng Kaizen vào Toyota đó chính là việc cắt giảm tối đa sự lãng phí trong các khu vực như hàng hóa tồn kho, giảm thời gian lao động và chờ đợi, vận chuyển cùng với sự đi lại của các công nhân nhà máy. Cắt giảm tối đa sự sản xuất dư thừa. và tạo ra nơi làm việc ngăn nắp và khoa học.

Hệ thống quản lý này giúp Toyota chế tạo ra được những chiếc xe để chuyên chở nội bộ nhà máy và từ các bộ phận trong dây truyền lắp đặt. Từ đó Toyota tiết kiệm được gần 3.000 USD cho việc mua xe chở hàng.

Do vậy, công nhân chỉ phải dự trữ một khối lượng nhỏ cho mỗi sản phẩm và thường xuyên bổ sung dựa trên những gì mà khách hàng thật sự lấy đi. Điều này giảm thao tác thừa của công nhân, máy móc thiết bị giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, giảm giá thành sản phẩm.

Nhà quản lý cũng như mọi nhân viên cần hiểu, tin vào triết lý Kaizen và cố gắng thực hiện một cách liên tục. Đây là yếu tố để toàn thể nhân viên và lãnh đạo mới thấm nhuần triết lý CẢI TIẾN LIÊN TỤC trong suy nghĩ, hành động.

Khi một triết lý được áp dụng hiệu quả thì nó sẽ hình thành nên một nét văn hóa trong công ty. Tổng biên tập tạp chí AutoWeek nhận định: “Tiết kiệm không chỉ văn hóa của riêng Toyota. Nó là văn hóa mà người Nhật đem tới nước Mỹ, hay chí ít cũng là trong các nhà máy sản xuất của họ”.

Ứng dụng Kaizen trong doanh nghiệp như thế nào?

Để ứng dụng phương pháp Kaizen trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu được nguyên tắc Kaizen cũng như thiết lập một quy trình ứng dụng hiệu quả.

Nguyên tắc làm nên “thương hiệu” Kaizen

Có 10 nguyên tắc làm nên đặc trưng của Kaizen, cụ thể là:

1. Luôn tập trung vào lợi ích của khách hàng: Về nguyên tắc, các sản phẩm / dịch vụ cần được định hướng theo thị trường và phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, Kaizen cần nhắm tới mục đích cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi ích sản phẩm mang lại và loại bỏ tất cả các hoạt động không phục vụ người dùng cuối.

2. Không ngừng cải tiến: Khách hàng chắc chắn có nhu cầu cao hơn về sản phẩm / dịch vụ trong tương lai (tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, chi phí,...). Bởi vậy, khái niệm “hoàn thành” không có nghĩa là kết thúc công việc, mà doanh nghiệp sẽ cần cải tiến liên tục. Chắc chắn việc cải tiến một sản phẩm cũ Một chiến lược cải tiến sản phẩm tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả hơn rất nhiều so với sản xuất sản phẩm mới.

3. Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”: Cá nhân có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong trường hợp mắc sai lầm thì được quy trách nhiệm đúng đắn. Từng cá nhân phát huy tối đa năng lực để cùng nhau sửa lỗi, làm việc vì mục đích chung của tập thể, không đổ lỗi cho những lý do không chính đáng.

Tại sao Kaizen là “chìa khóa thành công” của người Nhật?

4. Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở: Nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót, dám chỉ ra các điểm yếu và yêu cầu giúp đỡ từ đồng nghiệp và cấp trên. Có mạng lưới thông tin nội bộ để nhân viên nhanh chóng cập nhật tin tức, thuận tiện chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm.

5. Khuyến khích làm việc nhóm (teamwork): Với Kaizen, doanh nghiệp xây dựng cấu trúc nhân sự theo định hướng thành lập các đội nhóm làm việc hiệu quả. Trong đó, team-leader cần có năng lực lãnh đạo, thành viên cần nỗ lực phối hợp và trau dồi bản thân.

Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án: Nguồn nhân lực để làm dự án được chắt lọc từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, khi cần thiết có thể tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.

7. Tạo lập các mối quan hệ đúng đắn: Doanh nghiệp đầu tư vào các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp bao gồm cả nhân viên và các cấp quản lý. Đây là cách để xây dựng EVP doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin, lòng trung thành và cam kết làm việc lâu dài của nhân viên.

8. Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác: Nhân sự cần có sự tự nguyện thích nghi và tuân theo các nghi lễ, luật lệ của xã hội; chấp nhận hi sinh quyền lợi cá nhân để đồng nhất với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty; và đặt lợi ích công việc lên trên hết, luôn tự soi xét để kiềm chế điểm yếu của cá nhân.

9. Thông tin đến mọi nhân viên: Nhân viên không thể đạt được kết quả cao trong công việc nếu không thấu hiểu tình hình hiện tại của công ty, nên cần duy trì việc chia sẻ thông tin thường xuyên, minh bạch.

10. Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc: Kết hợp nhiều biện pháp như đào tạo nội bộ, phân quyền cụ thể, phát huy khả năng chủ động và tự quyết định của từng cá nhân, công nhận thành tích và khen thưởng kịp thời,...

Phương pháp Kaizen là gì? Cách áp dụng như thế nào?

Công cụ Kaizen xuất hiện như một động lực mạnh giúp các nhà quản lý thay đổi để tốt hơn. Phương pháp Kaizen được chia thành 6 bước như sau:

Bước 1: Quy trình chuyên nghiệp: Bắt đầu với quá trình thực hiện hoạt động cụ thể có thể lặp đi lặp lại và tổ chức.

Bước 2: Đo lường: Kiểm tra lại quá trình xem có hiệu quả hay không bằng những cách sử dụng các dữ liệu để xác định về số lượng, thời gian hoàn thành, số giờ cần làm,…

Bước 3: So sánh: Sau khi đo lường xong thì dùng kết quả đó so sánh với những yêu cầu ban đầu đặt ra. Và xem xem quá trình làm việc như thế nào có tiết kiệm thời gian hơn hay không, và xem nó có kết quả tương xứng với kỳ vòng mà doanh nghiệp đặt ra hay không?

Bước 4: Cải tiến: Sau khi thấy kết quả không phù hợp hoặc không đạt với những kỳ vọng đặt ra thì sẽ thực hiện tìm kiếm những cách làm tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn và tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.

Bước 5: Tiêu chuẩn hóa: Doanh nghiệp sẽ tìm cách để tạo ra một quá trình giống như như hoạt động mới hiệu quả hơn.

Bước 6: Lặp lại: Sau khi làm xong những bước này thì doanh nghiệp sẽ quay lại bước đầu tiên và thực hiện lặp lại.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Kaizen  - phương pháp làm việc được đánh giá cao về tính hiệu quả của người Nhật. Quá trình cải tiến trong Kaizen đều có quy mô nhỏ, mang tính chất tăng dần nhưng mang lại kết quả ấn tượng trong một thời gian dài.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

  • DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
  • XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon

Bài viết cùng chủ đề Đất nước Nhật Bản

  • Samurai và TOP những sự thật THÚ VỊ có thể bạn chưa biết!
  • Sumo Nhật Bản và những điều thú vị có thể bạn chưa biết
  • Giờ Nhật Bản và những điều du học sinh cần biết để có thể nhanh chóng thích nghi
  • Hokkaido Nhật Bản – Thành phố mang đậm phong cách Tây Âu
  • Kyoto – Vùng đất linh thiêng mang đậm hơi thở truyền thống của nước Nhật
  • Cờ Nhật Bản: Lịch sử và ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Phù Tang
  • Văn hóa Nhật Bản và những nét ĐẶC TRƯNG chỉ có tại “xứ sở Phù Tang”
  • Trường Nhật ngữ Nagoya SKY – Chọn lựa tốt cho du học sinh tỉnh Nagoya
  • Tochigi Nhật Bản – "Vương quốc dâu tây" có gì đặc biệt?
  • Thủ đô Nhật Bản – Tokyo KHÔNG PHẢI thủ đô của nước Nhật?
  • KHÁM PHÁ tỉnh Chiba – Cửa ngõ quan trọng của Nhật Bản
  • Kendama – Trò chơi truyền thống của Nhật Bản có gì thú vị?
  • Món ăn Nhật Bản - TOP món ngon nổi tiếng làm nên nền ẩm thực “xứ Phù Tang”
  • Trang phục Nhật Bản truyền thống ẩn chứa điều gì đặc biệt?
  • ĐẶC TRƯNG thời tiết Tokyo như thế nào? Làm sao để thích nghi?
  • Tanabata Matsuri – Lễ Thất tịch của người Nhật có gì ĐẶC BIỆT?
  • Cà ri Nhật – “Bật mí” công thức nấu cà ri kiểu Nhật chuẩn vị tại nhà
  • Cổng Torii – TOP cổng trời đẹp nổi tiếng của “đất nước mặt trời mọc”
  • Narita - Thông tin chi tiết về hãng sân bay quốc tế lớn tại Nhật
  • Kumamoto Nhật Bản - Vùng đất của thiên tai hay những điều thú vị?
  • Utsunomiya Nhật Bản - Thành phố "mới" thu hút du học sinh quốc tế
  • Baito là gì? Hướng dẫn chi tiết khi làm Baito tại Nhật
  • Toyama Nhật Bản - vùng đất lý tưởng để khám phá và trải nghiệm
  • TÌM HIỂU khí hậu Nhật Bản – Thích nghi nhanh với thời tiết “xứ anh đào”
  • Văn hóa ẩm thực Nhật Bản – Sự kết tinh những giá trị truyền thống
  • Tỉnh Aichi - vùng đất được ví như "Trái tim Nhật Bản"
  • Tết Nhật Bản như thế nào? Sự trải nghiệm mới mẻ dành cho du học sinh
  • Kyudo – Nghệ thuật bắn cung độc đáo của người Nhật
  • Thành phố Hiroshima những dấu ấn lịch sử "khó quên" của xứ Phù Tang
  • Tỉnh Saitama - Nơi khởi nghiệp lý tưởng dành cho du học sinh
  • Những điều thú vị về Nhật Bản có thể bạn chưa biết?
  • Kagamimochi - Món bánh truyền thống của ngày Tết Nhật Bản
  • Setsubun - Ngày hội xua đuổi tà ma theo phong tục truyền thống ở Nhật
  • Trung thu Nhật Bản và những sự thật thú vị về Otsukimi
  • Búp bê Kokeshi - Tác phẩm nghệ thuật truyền thống của người Nhật
  • Mùa xuân Nhật Bản đẹp như thế nào? - Khám phá Nhật Bản
  • Nagaoka - TOP thành phố có nhiều trường đại học hàng đầu tại Nhật
  • Gunma Nhật Bản – Du học và trải nghiệm tại thiên đường Onsen
  • Cách làm việc của người Nhật - Học hỏi để trở nên CHUYÊN NGHIỆP
  • Nhà ở Nhật Bản – Kinh nghiệm thuê phòng trọ tốt dành cho du học sinh
  • Lá đỏ Nhật Bản - Đắm mình trong những "thiên đường" mùa thu Nhật Bản
  • Thành phố Kobe - Phố cảng “sầm uất” bậc nhất xứ Phù Tang
  • Tỉnh Saga Nhật Bản: vị trí địa lý, thời tiết và những thông tin du học hấp dẫn
  • Văn hóa ăn uống của người Nhật và thực đơn ăn uống tốt cho sức khỏe
  • Wagashi là gì? Người Nhật sử dụng Wagashi “độc đáo” như thế nào?
  • Niên hiệu Nhật Bản – THÔNG TIN niên hiệu các triều vua Nhật Bản
  • Ngắm hoa anh đào - TOP địa điểm trải nghiệm mùa hoa anh đào trọn vẹn nhất
  • Biểu tượng Samurai và tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa “xứ Phù Tang”
  • Văn hóa tặng quà người Nhật nét đẹp "truyền thống" trong văn hóa Phù Tang
  • Chiba Nhật Bản – có phải chọn lựa lý tưởng cho du học sinh “xứ anh đào”?
  • Shinjuku Gyoen - công viên lớn của Tokyo và những điều cần biết
  • Origami Nhật Bản: nghệ thuật gấp giấy - nghệ thuật cho tâm hồn
  • Tên các loài hoa trong tiếng Nhật và ý nghĩa ẩn chứa bên trong
  • Luật pháp Nhật Bản và những điều du học sinh CẦN BIẾT
  • Những điều kỳ lạ ở Nhật Bản mà du học sinh nên khám phá
  • Akita Nhật Bản và những trải nghiệm thú vị dành cho Du học sinh
  • Tempura Nhật - "món ăn bổ dưỡng" trong tinh hoa văn hóa ẩm thực Nhật Bản
  • Tắm Onsen Nhật Bản - biểu tượng văn hóa xứ Phù Tang
  • Món sushi nhật bản - Khai phá Top ẩm thực Nhật Bản
  • Những thói quen tốt của người Nhật du học sinh có thể HỌC HỎI
  • Đồ Secondhand Nhật Bản - Kinh nghiệm “săn” hàng cho du học sinh
  • Mua sắm ở Nhật Bản - Bỏ túi kinh nghiệm mua hàng giá rẻ cho du học sinh
  • Động đất ở Osaka và những điều cần LƯU Ý để giữ an toàn

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Từ khóa » Kaizen Bí Quyết Của Doanh Nghiệp Nhật