Karma Là Gì, 12 Biểu Hiện Của Luật Nhân Quả Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Dạo này lên mạng chúng ta hay thường nghe thấy, nhìn thấy từ Karma nhưng vẫn không biết được nó rốt cuộc là có ý nghĩa gì. Vì vậy, hôm nay Wikiso sẽ giải đáp cho các bạn Karma là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tinh thần và đời sống thực tại của chúng ta.
Karma là gì?
Đầu tiên chúng ta nên biết đó là nguồn gốc của từ Karma là từ tiếng Phạn, có nghĩa là hành động. Tuy nhiên đây không phải là một hành động theo phản xạ hay không cố tình vô thức à nó chính là những hành động được tính toán trước, có mục đích rõ ràng.
Chữ karma trong đạo Phật thì nó có một ý nghĩa khác đó chính là nhân quả, là cái nghiệp. Khi bạn nói về những hành động diễn ra trong quá khứ và tương lai, hay nhân duyên hay bất kỳ mối quan hệ nào trong cuộc sống thì đều có nhân quả hết. Mỗi một hành động dù tốt hay xấu, đúng hay sai đều có nhân quả hết. Quả đã đủ chín rồi thì ắt hẳn nó sẽ rơi trúng người mà đã tạo ra nó. Cái đó cũng được gọi là quả báo trong tương lai mà chúg ta vẫn hay nghe đấy.
Nghiệp hay quả báo hay karma đều khác cách gọi nhưng cùng một nghĩa. Những điều này nó không phân biệt hành động là thuộc thân, thuộc tâm hay thuộc ngôn, dù thuộc gì đi nữa thì nó cũng sinh ra karma. Nói như vậy cũng có thể hiểu là chúng sinh chúng ta dù làm gì hay chỉ nghĩ trong đầu thôi cũng đã tạo nghiệp rồi.
ADVERTISEMENTNói nghiệp thì nghe có vẻ nặng nề nhưng trên thực tế nghiệp cũng có nghiệp tốt, nghiệp xấu, chứ không phải cứ nói đến nghiệp là mặc định nó xấu. Chính vì vậy mới có những câu như là Gieo nhân nào gặp quả đấy hay là ác giả ác báo, thiện giả thiện lai. Đến đây thì bạn đã hiểu Karma là gì chưa?
Quy luật của nhân quả
Khi người ta nói đến luật nhân quả (Karma) là nói đến những gì bạn làm ở hiện tại sẽ là kết quả cho tương lai. Bạn làm những việc tốt, bạn cố gắng nỗ lực, sống lương thiện, biết quan tâm, yêu thương những người xung quanh thì thành công, may mắn và hạnh phúc sẽ đến với bạn.
Ngược lại, nếu bạn là người hay sân si, đố kị, luôn sống mưu mô, ích kỉ, toan tính, hãm hại người khác, thường xuyên buông những lời cay độc hay nịnh hót những người xung quanh hoặc lười biếng, ỷ lại, không có chí tiến thủ thì những gì bạn nhận lại trong tương lai sẽ chỉ có cay đắng, bất hạnh và đau khổ, thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều lần so với những gì mà bạn đã đối xử với người khác.
Karma còn chỉ ra rằng có thể không chỉ bạn phải gánh chịu hậu quả do những việc mình làm mà những người xung quanh bạn, những người mà bạn yêu thương (gia đình, bạn bè), những thế hệ sau của bạn sẽ phải đón nhận những điều đó. Tất cả tạo thành vòng tuần hoàn không dứt trong cõi luân hồi, khi con người ta chết đi, nghiệp báo vẫn còn đó và sẽ tiếp diễn ở kiếp sau chứ không hề biến mất.
Có 3 loại Karma
- Agami Karma: nhân quả hiện tại gây ảnh hưởng đến vị lai.
- Prarabdha Karma: đã tạo nhân rồi và đang trong quá trình tạo quả.
- Sanchita Karma: những việc làm đã được tích lũy và dẫn đến quả.
Có 4 loại nghiệp
Theo giáo lý
- Nghiệp thiện: Tư duy, hành động và lời nói về những điều lành, điều tốt.
- Nghiệp ác: Tư duy, hành động và lời nói về những điều ác.
Theo tiến trình tạo nghiệp
- Nghiệp nhân: những tư duy, hành động, lời nói tạo nghiệp chưa đưa đến một kết quả.
- Nghiệp quả (Nghiệp báo): những tư duy, hành động, lời nói tạo tác sau một quá trình đã dẫn đến một kết quả.
Theo thời gian
- Nghiệp cũ: là nghiệp đã được tích lũy từ nhiều đời sống quá khứ và hiện tại đã chín muồi.
- Nghiệp mới: mọi tạo tác đang làm và sẽ làm của một cá nhân.
Theo năng lực
- Tập quán nghiệp: là nghiệp được tạo tác bởi một thói quen trong đời sống thường ngày. Thói quen đó có thể thuộc về tâm lý, hành vi, cách ứng xử… (hút thuốc lá, trễ giờ…)
- Cực trọng nghiệp: là các nghiệp gây ấn tượng xấu, ác cực mạnh và sâu trong tâm lý con người (giết cha, giết mẹ, ác khẩu…)
- Cận tử nghiệp: là nghiệp lúc sắp chết hay những sức mạnh tâm lý của con người trước lúc tắt thở. Ví như một người có thể suốt đời làm ác nhưng trước khi chết, nỗ lực sinh khởi ý thức về thiện pháp, về những điều tốt đẹp trong đời và nhờ ý lực đó có thể tái sinh vào cõi tốt đẹp.
Có 3 loại quả báo
- Hiện báo: là quả báo mà ta phải chịu trong đời sống hiện tại đối với những hành vi mà ta đã gây ra từ nhiều đời trước hay đời này.
- Sinh báo: là quả báo ta phải chịu trong đời sau do hành động của chúng ta làm trong đời này.
- Hậu báo: là quả báo mà qua nhiều đời nhiều kiếp khi đủ duyên mới trả hết.
Nguyên nhân tạo nên Nghiệp (Karma)
Chắc chắn là từ chính bản thân con người. Có thể là vô ý, mà cũng có thể là cố ý. Nhưng thường nhân quả sẽ báo ứng cho hành động cố ý nhiều hơn. Chính là cái kiểu “ biết sai mà vẫn làm ” , “ Tạo nghiệp là đam mê ” ; “ Tại sao mày cứ hay khẩu nghiệp ? – Tại vì tao vui ! ”.
“ Quả báo thường đến muộn, nên người ta thường hay nhầm tưởng là không có ”. Nghĩa là người ta làm việc xấu nhưng vẫn còn thuận lợi, còn gặp may. Nên cứ tưởng mình làm vậy là đúng, là ông trời chả phạt gì. Rồi lại tiếp tục sinh ra Karma – sinh ra Nghiệp. Thật ra chúng ta làm gì thì đã được ông ấy ghi nhận hết rồi. Nhưng để mà trả thì cần đúng thời điểm của nó.
Sớm thì kiếp này hưởng, nếu không thì “ chúc bạn may mắn lần sau ” – hẹn kiếp sau hoặc nghiệp nào ghê gớm lắm thì rất, rất nhiều kiếp sau nữa sẽ trả. Yên tâm, rồi sẽ đến lượt cả thôi. Đừng vội!Vậy nên cuộc sống con người mới có sự đa dạng muôn màu muôn vẻ – có người thì sinh ra đã ở vạch đích, sướng từ trong trứng sướng ra. Có người thì không giàu cũng không nghèo, một đời nhàn nhã. Có người đang ở đỉnh cao lại bị rơi xuống mặt đất thảm thương. Có người đang ở tận đáy xã hội thì bất ngờ phất lên với một cuộc đời bước sang trang mới. Có người khổ đến cùng cực. Có người lành lặn, đẹp đẽ. Có người thì không….
Karma Không Hẳn Là Xấu, Còn Có Karma Tốt
Nói vui theo trào lưu mới gần đây thì nghiệp cũng có “ nghiệp this, nghiệp that ”. Chúng ta ăn ở đạo đức, sống thiện, gây “ Nhân ” tốt thì mới có “ Quả ” tốt. Còn lại thì cứ xác định đi. Đức Phật lúc còn tại thế đã sống khổ hạnh, cực kì chuyên tâm tu tập, gánh khổ cho chúng sinh mới được an lạc trên cõi vĩnh hằng, đời đời kiếp kiếp được người ta kính trọng. Huống chi chúng ta có phải là ông nội bà nội, tổ tiên của đấng cứu thế nào đâu mà đòi làm sai thì không chịu quả báo.
12 biểu hiện của luật Karma
Luật Đại : Là điều cơ bản của Luật Nhân – Quả – gieo nhân nào thì gặt quả đó như đã phân tích ở trên.
Luật tạo : Đơn giản là cuộc sống này sinh ra, biến chuyển và mất đi đều do một tay con người làm nên. Bất cứ điều gì đang diễn ra xung quanh bạn cũng có một phần phản ánh hành động, nhận thức của bạn trong đó. Do đó cần phải tạo cho mình và tất cả những gì có mặt trong cuộc đời ta những điều tốt đẹp. Thì chính bản thân mình cũng sẽ được hưởng những điều tốt đẹp thôi mà.
Luật Khiêm : Bất cứ con đường nào mà chúng ta đi cũng sẽ có mặt tốt và mặt xấu. Quan trọng là ước mơ đạt được ở phút cuối cùng. Việc của chúng ta là chỉ cần chấp nhận sự khắc nghiệt, thử thách được đem tới để đối mặt và vượt qua.
Luật tăng trưởng : Cố gắng phấn đấu theo chiều hướng tốt hơn.
Luật trách nhiệm : Chỉ cần có trách nhiệm với bản thân, với những gì đã làm , đang làm và sẽ làm . Chốt hạ một câu “ Dám làm thì dám chịu ”. Không né tránh. Không đổ sang cho người khác.
Luật liên kết : Bản thân mỗi người đều có liên kết với rất nhiều người, với rất nhiều sự việc, sự vật khác nhau ; liên kết từ lúc sinh ra cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Chúng ta không thể tự sống cô lập một mình một cõi, không quan tâm gì ai và cũng không cần ai quan tâm mình. Sẽ có một lúc nào đó chúng ta sẽ phải cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ dù là một điều nhỏ nhoi trong cuộc sống. Nên chúng ta phải tạo ra và giữ gìn các liên kết ấy một cách tốt đẹp, lâu dài.
Luật tập trung : Mỗi người phải tập trung vào cuộc sống, trách nhiệm của bản thân. Có ước mơ, có lý tưởng và cố gắng hết mình vì nó để đạt được giá trị tốt đẹp mà chúng ta mong muốn.
Luật cho : Một điều cao cả – cho đi mà không cần nhận lại. Tôi nghĩ điều này rất ít ai làm được. Đa phần cho đi là mong được nhận lại nhiều hơn, có tiếng tăm, có thành quả, có hưởng lợi… Nhưng nếu làm điều thiện với ý nghĩ là sẽ nhận lại được may mắn, tốt đẹp gấp đôi, gấp ba…còn không được thì kể lể trách móc. Vậy đó không phải là thiện nữa rồi.
Luật hiện tại : Cuộc sống có những giai đoạn thăng trầm hoặc gần như cả đời lên voi xuống chó, điều dễ nhất mà chúng ta nên làm khi ấy chính là chấp nhận, không than trách, buồn phiền.. Đặc biệt là không sinh lòng oán hận.
Luật thay đổi : Không có gì là tuyệt đối từ đầu đến cuối. Cái gì cũng có thể thay đổi. Giống như một câu nói phổ biến trên mạng là : “ Trên đời này cái quái gì cũng có thể xảy ra ”. Cho nên cứ xác định phải tự linh hoạt bản thân, hòa nhập với sự việc có thể không theo như ý muốn. Lạc quan bước tiếp.
Luật nhẫn nại : “ Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ”. Muốn thành công thì phải học được chữ “ Nhẫn ”. Và có ai còn nhớ lời bài hát “ Đường đến ngày vinh quang ” của cố nhạc sĩ Trần Lập không : “ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió ”. Đó chính là điều mà chúng ta cần phải luôn ghi nhớ – kiên định và nhẫn nại.
Luật động lực : Bạn tác động vào sự vật/ sự việc thế nào thì sẽ nhận lại được đáp trả tương đương với năng lượng mà bạn đã làm đó. Bạn đóng góp yêu thương thì sẽ nhận được yêu thương. Bạn đưa ra sự ích kỉ thì sẽ được đưa lại ích kỉ.
Cách giải nghiệp Karma
Oán thù vốn là do con người tự kết, vì lòng tham, sân, si của mỗi người, không phải duyên phận, không phải ý trời mà là ý người. Thế gian này người chân chính học Phật không nhiều, người cầu xin tiêu tai giải nạn lại quá nhiều. Ai cũng cho rằng đọc kinh sám hối, bái Phật dâng hương, ba bước đi một bước quỳ thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng.
Điều này nghe có vẻ rất xưa cũ… Bạn có thể không tin, tùy bạn, nhưng sự thật vẫn cứ là như vậy. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, sự thật này không hề thay đổi. Luật Nhân Quả tồn tại, sự Báo ứng luôn tồn tại.
Bạn là người có đầu óc khoa học và bạn muốn có những dẫn chứng xác thực? Thế thì, có đến hàng ngàn câu truyện có thực khắp Đông Tây kim cổ làm minh chứng hùng hồn cho định luật Nhân quả Nghiệp báo này. alt
Cách hóa giải nghiệp chướng:
Đối với người oán hận ta, hãy quan tâm cùng trợ giúp, oan kết tự nhiên hóa giải. Ta giúp người khác vô điều kiện, không cầu danh cũng chẳng cầu lợi thì tự khắc tích phúc cho bản thân. Học Phật có thể nhẫn nhục, có thể bao dung thì nghiệp chướng tan biến như mây khói. Người oán hận ta thì là người tự tạo nghiệp chướng. Còn ta đối với oán hận của người mà bình tĩnh và mở lòng thì tránh được oán nghiệp.
Là người sống ở trên đời, kết không ít oan nghiệt, oan gia chủ nợ không thiếu, làm sao để tiêu tai giải nạn, cởi bỏ những nút thắt này? Niệm Phật vãng sinh là bí quyết giải oán, mở kết quan trọng. Siêu sinh cởi bỏ, buông lòng mình xuống là phương pháp tốt nhất, Phật dạy vậy mà ta cũng tự ngẫm ra vậy.
Nhưng Phật chỉ giải được duyên trời định, không mở được duyên người kết. Bái Phật, kính Phật, hướng Phật là một cách để lòng mình thanh thản, hướng tới điều lành, biết rũ bỏ tham, sân si, tìm đến thanh tịnh. Cách này chỉ giúp được người có vướng mắc trong lòng, chỉ ra đường ngay lối đúng để đối nhân xử thế, tự mình buông bỏ cho người khác, ắt người khác sẽ buông bỏ cho mình.
Còn oán duyên người kết phải tự mình dùng thiện duyên để giải. Tìm đến cửa Phật chỉ là tìm đến chỗ dựa và đạo lý, chỉ đường mà thôi, Phật không giải được oán thù, chỉ bày cách tốt để tan oán tan thù mà thôi. Người mà tâm tà tư niệm, muốn tiêu tai giải nạn nhưng vẫn làm việc sai trái thì dù đọc bao nhiêu kinh, bái bao nhiêu Phật cũng không thể thoát được.
Quan trọng nhất là nghĩ điều thiện lương, làm điều thiện lương, truyền bá điều thiện lương để tiêu tai giải nạn. Lấy lòng thiện đối đãi với oán thù, lấy bao dung khoan nhượng với đối thủ, lấy chân thành hối lỗi mà thành kính với nạn nhân. Chuyện ác hôm qua phải được bù bằng việc lành hôm nay. Lấy oán báo oán, oán càng chồng chất, lấy ân báo oán thì trăm sự đều qua. Không phải cho người, không phải vì đời, chỉ là cho bản thân thanh thản.
Niệm niệm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, niệm niệm làm A Di Ðà Phật, như vậy tốt. Tất cả nghiệp chướng đều trừ sạch, pháp môn này tuyệt diệu không cùng. Ðấy chính là niệm Phật diệt tội, niệm Phật tiêu tai nạn, niệm Phật là sám hối thật sự.
Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin thú vị về Karma, về những triết lí nhân sinh sâu sắc để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Tags: đạo PhậtLời phật dạynghiệp quảTừ khóa » Karma Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Karma Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Karma Là Gì? Người Ta Sử Dụng Karma Như Thế Nào? - Wiki Secret
-
Karma Là Gì? Phân Loại & Những Biểu Hiện Của Luật Karma
-
Karma Là Gì? Tổng Hợp Các Kiến Thức ít Người Biết Về Karma
-
Karma Là Gì? Những ý Nghĩa Của Karma
-
Karma Là Gì Và Cấu Trúc Từ Karma Trong Câu Tiếng Anh
-
KARMA Là Gì? Góc Tò Mò Giải Đáp
-
Karma Là Gì? Những ý Nghĩa Của Karma - VietAds
-
Karma Là Gì? Tìm Hiểu 12 Quy Luật Bất Biến Của Vũ Trụ
-
Karma Là Gì? 12 Quy Luật Của Karma Giúp Thay đổi Bạn - THE COTH
-
KARMA - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Việt - Từ điển
-
Karma Là Gì định Nghĩa Của Karma Nghĩa Là Gì - Bình Dương
-
Karma Là Gì? Phân Loại, 12 Luật Nhân Quả Karma Của Cuộc Sống
-
Karma Là Gì? 12 điều Luật Karma Bạn Cần Phải Biết