Karma Là Gì? Tổng Hợp Các Kiến Thức ít Người Biết Về Karma

Karma là một thuật ngữ từng rất hot trên mạng xã hội và được dùng phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Về ý nghĩa của Karma cũng rất thực tế. Nhưng có lẽ đối với nhiều người vẫn còn chưa biết thật sự karma là gì đúng không. Cũng như ý nghĩa của nó là thế nào. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Buffet Sen Tây Hồ sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các kiến thức về thuật ngữ này.

karma

Mục lục

  • 1 Karma là gì ?
  • 2 Nguyên nhân tạo nên Nghiệp (Karma)
  • 3 Các luật nhân quả mà mỗi chúng ta cần nên biết
    • 3.1 Luật Đại
    • 3.2 Luật tạo
    • 3.3 Luật khiêm
    • 3.4 Luật tăng trưởng
    • 3.5 Luật trách nhiệm
    • 3.6 Luật liên kết
    • 3.7 Luật tập trung
    • 3.8 Luật Cho
    • 3.9 Luật hiện tại
    • 3.10 Luật thay đổi
    • 3.11 Luật nhẫn nại
    • 3.12 Luật động lực
  • 4 Lời kết

Karma là gì ?

Karma là thuật ngữ trong tiếng Phạn, được dịch ra tiếng Việt phổ thông có nghĩa là “Nghiệp”. Nghiệp là nguyên nhân dẫn tới quả báo, tức là “hành động như thế nào thì kết quả như thế ấy”.

Karma chính là cốt lõi của quy luật Nhân – Quả của Phật Giáo. Nhân là Nguyên Nhân, Quả là Kết Quả. Vì vậy người Việt Nam ta có câu: “Gieo nhân nào, gặp quả đó”

Hầu như tất cả chúng ta thường được khuyên và chính chúng ta cũng thường hay khuyên người khác rằng  : “Sống tốt ắt có hậu phúc về sau” –  “Ác giả ác báo”. Nhưng để mà bản thân mỗi người hành động đúng như lời mình đã nói thì thật sự không nhiều.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hãy luôn nhớ đến làm bất cứ điều gì cũng đều có luật nhân quả và tự nhắc nhở bản thân nên cư xử thế nào là hợp lý, là hợp tình hợp nghĩa và tạo cho mình một cuộc sống lương thiện, nhẹ nhàng, đơn giản.

Nguyên nhân tạo nên Nghiệp (Karma)

Chắc chắn là từ chính bản thân con người. Có thể là vô ý, mà cũng có thể là cố ý. Nhưng thường nhân quả sẽ báo ứng cho hành động cố ý nhiều hơn. Chính là cái kiểu “biết sai mà vẫn làm” , “Tạo nghiệp là đam mê” ; “Tại sao mày cứ hay khẩu nghiệp? – Tại vì tao vui!”.

“Quả báo thường đến muộn, nên người ta thường hay nhầm tưởng là không có”. Nghĩa là người ta làm việc xấu nhưng vẫn còn thuận lợi, còn gặp may. Nên cứ tưởng mình làm vậy là đúng, là ông trời chả phạt gì.

Rồi lại tiếp tục sinh ra Karma – sinh ra Nghiệp. Thật ra chúng ta làm gì thì đã được ông ấy ghi nhận hết rồi. Nhưng để mà trả thì cần đúng thời điểm của nó. Sớm thì kiếp này hưởng, nếu không thì “chúc bạn may mắn lần sau” – hẹn kiếp sau hoặc nghiệp nào ghê gớm lắm thì rất, rất nhiều kiếp sau nữa sẽ trả. Yên tâm, rồi sẽ đến lượt cả thôi. Đừng vội!

Vậy nên cuộc sống con người mới có sự đa dạng muôn màu muôn vẻ – có người thì sinh ra đã ở vạch đích, sướng từ trong trứng sướng ra.

Có người thì không giàu cũng không nghèo, một đời nhàn nhã. Có người đang ở đỉnh cao lại bị rơi xuống mặt đất thảm thương. Có người đang ở tận đáy xã hội thì bất ngờ phất lên với một cuộc đời bước sang trang mới. Có người khổ đến cùng cực. Có người lành lặn, đẹp đẽ. Có người thì không.

Các luật nhân quả mà mỗi chúng ta cần nên biết

Muốn hướng thiện và làm những điều tốt đẹp thì từ lâu đã có 12 quy luật nhân quả của Karma để chúng ta nhìn vào – suy ngẫm, học hỏi và tự điều chỉnh bản thân. Hãy cùng tìm hiểu mọi người hay nói với nhau về những Karma nào nhé!

Luật Đại

Gieo nhân nào gặp quả đó điều cơ bản của luật nhân quả. Không oán hận và hiểm nguy thì nhận được niềm vui và tình thương yêu cùng với sự an toàn.

Luật tạo

Sống thật với chính bản thân của mình, tự tạo cho mình những điều bạn muốn và mang lại điều tốt đẹp cho bản thân, cho người xung quanh

Luật khiêm

Chấp nhận những gì ở thực tại để đối đầu và tiếp nhận những điều mà cuộc sống mang đến cho bạn trong tương lai.

Xem thêm: VCCI là gì

Luật tăng trưởng

Cố gắng để thay đổi bản thân mình tốt hơn đối với đời sống, công việc, học tập… thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sống.

Luật trách nhiệm

Luôn có trách nhiệm với những việc mình đã làm, những việc mình đang làm và sẽ làm. Chịu tất cả những trách nhiệm mà xảy ra trong cuộc sống của bạn

Luật liên kết

Kết nối tất cả những yếu tố, từ mối quan hệ con người với người, người với sự việc, sự vật. Từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng trong cuộc sống của bạn đều có sự liên kết với nhau.

Luật tập trung

Tập trung vào công việc, trách nhiệm của bạn đang làm, nghĩ đến những giá trị tốt hơn để tập trung vào mục đích cũng như lý tưởng sống của bạn.

Luật Cho

Tin vào lý tưởng của bạn, tin vào chính bản thân mình và niềm tin cho đi sẽ được nhận lại điều tốt đẹp.

Xem thêm: Concept là gì

Luật hiện tại

Chấp nhận thực tế và không trách móc, phiền muộn về những điều đã qua, biết nhìn vào thực tế.

Luật thay đổi

Tất cả mọi việc đều có thể thay đổi trong cuộc sống chúng ta. Đòi hỏi chúng ta phải hòa nhập với nó và thay đổi bản thân để phù hợp hơn và tốt hơn.

Luật nhẫn nại

Mọi thành công đều đổi lấy bằng con đường gian khổ. Muốn có phần thưởng thì chúng ta phải kiên trì và nổ lực.

Luật động lực

Dù có nhiều tác động nhưng bạn sẽ nhận được năng lượng từ những điều đó. Mọi đóng góp đều có được sự ghi nhận của cộng đồng và những người xung quanh bạn.

Lời kết

Thực ra mỗi khi gặp chuyện đau lòng, tổn thương, mất mát… hay bị đối xử tồi tệ thì bất cứ ai cũng không thể tránh khỏi trách móc, buồn than… Nhưng tôi nghĩ thay vì oán giận, đáp trả, ghi thù tạc dạ thì ta nên nghĩ một điều là : “Gieo gió thì gặt bão”, họ làm sai rồi họ sẽ tự nhận lấy cái sai.

Và chính ta hưởng thụ cái sai từ họ chẳng phải là vì kiếp trước ta đã sai với họ đấy thôi. Là Nghiệp, là Quy luật Nhân – Quả ​mà thôi.

Qua bài viết này bản thân chúng tôi cũng phải nhìn lại những quy luật nhân quả của cuộc sống. Còn bạn thì sao? Bạn cũng đã biết về luật nhân quả (Karma là gì) và như thế nào là luật nhân quả rồi phải không nào? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Từ khóa » Karma Là Gì